24.5: Tàu thả phao Trung Quốc xuất hiện ở Đá Ba Đầu

Duan Dang

May 24

Diễn biến này đáng chú ý vì tàu Hải tuần 173 là tàu thay thả phao (buoy tender) của Cục Hải sự Trung Quốc. Khi Hải tuần 173 di chuyển đến Trường Sa, đi vào khu vực mà Philippines cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của họ, tàu tuần duyên BRP Malapascua của Philippines đã xuất hiện và bám theo cho đến khi nó đến Đá Vành Khăn.

1.      Tàu Hướng Dương Hồng 10

Kể từ cuối tuần qua, tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc vẫn liên tục hoạt động trên trục đông bắc – tây nam trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam mà nó đã di chuyển xuôi ngược nhiều lần trước đó.

Đến sáng 25.4, Hướng Dương Hồng 10 chuẩn bị hướng đến đến gần các giàn dầu khí của Việt Nam lần thứ ba. Thành phần hộ tống của của Hướng Dương Hồng 10 vẫn không có gì thay đổi so với trước đó, bao gồm tàu Hải cảnh 5305 và một số tàu dân binh.

2.      Lực lượng Hải tuần

Trung Quốc vừa có động thái đáng chú ý ở quần đảo Trường Sa khi liên tiếp điều lực lượng Hải tuần đến khu vực này.

· Cụ thể, tàu Hải tuần 173 rời Quảng Châu sáng 21.3 di chuyển thẳng đến quần đảo Trường Sa. Đến tối ngày 23.5, nó thả neo ở Đá Vành Khăn. Đến sáng 24.5, tàu này tiếp tục di chuyển và tính đến 10 giờ sáng, nó xuất hiện ở khá gần Đá Ba Đầu.

· Tàu Hải tuần 09 rời Tam Á sáng 23.5 và đến sáng 24.5, nó chuẩn bị tiếp cận Đá Chữ Thập.

Diễn biến này đáng chú ý vì tàu Hải tuần 173 là tàu thay thả phao (buoy tender) của Cục Hải sự Trung Quốc. Khi Hải tuần 173 di chuyển đến Trường Sa, đi vào khu vực mà Philippines cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của họ, tàu tuần duyên BRP Malapascua của Philippines đã xuất hiện và bám theo cho đến khi nó đến Đá Vành Khăn.

Trong khi đó, tàu Hải tuần 09 là tàu tuần tra lớn nhất của Trung Quốc, với lượng giãn nước 10.000 tấn, mới được biên chế cho Cục Hải sự vào năm 2021. Đây là lần đầu tiên nó được ghi nhận có mặt ở Trường Sa.

Cục Hải sự Trung Quốc là cơ quan thực hiện chức năng quản lý về hàng hải, bao gồm cả việc thiết lập và bảo dưỡng phao hàng hải.

Vì thế, sự xuất hiện của của lực lượng này ở Trường Sa gây chú ý bởi nó diễn ra không lâu sau khi sau khi Philippines thông báo thả phao định vị ở một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa, kể cả Đá Ba Đầu ở cụm Sinh Tồn.

Trung Quốc có thể sử dụng chúng để phá dỡ các phao Philippines thả hoặc tự mình thả phao đánh dấu ở các khu vực thuộc Trường Sa. Với việc sử dụng Hải tuần thuộc Cục Hải sự, Bắc Kinh có thể muốn khoác vỏ bọc dân sự để chiếm lợi thế về tuyên truyền và tránh leo thang thành một cuộc đối đầu quân sự tiềm tàng, có thể kéo theo sự liên quan của Mỹ.

Tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc hiện cũng duy trì hai tàu nghiên cứu khác là Hướng Dương Hồng 14Hướng Dương Hồng 31, trong đó Hướng Dương Hồng 31 cũng có chức năng thay thả phao. Sau một thời gian neo ở cụm Sinh Tồn, tàu Hướng Dương Hồng 14 đã di chuyển về lại Đá Chữ Thập trong khi Hướng Dương Hồng 31 đi sang Đá Vành Khăn.

Ngoài ra còn có một sự xuất hiện ít được chú ý khác là tàu nghiên cứu Legend của Đài Loan. Tàu này đến Ba Bình vào ngày 18.5 và kể từ đó liên tục tiến hành hoạt động khảo sát ở khu vực này, bao gồm cả các khu vực gần đảo Sơn Ca và Đá Núi Thị.

3.      Các thông tin, diễn biến khác

· Ngày 23.5, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ rời quân cảng Yokosuka ở Nhật Bản để bắt đầu chuyến tuần tra ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây có thể là chuyến tuần tra dài ngày cuối cùng của tàu này ở khu vực trong vai trò tàu sân bay tiền phương. Vào năm tới, USS Ronald Reagan sẽ được thay thế bởi tàu USS George Washington tại Yokosuka.

· Trung Quốc hạ thủy tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 05 – SCMP

· Khoa học gia Trung Quốc giả lập tấn công tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông bằng tên lửa bội siêu thanh – SCMP

· Trung Quốc và Nga, các mục tiêu tại Hội nghị thượng đỉnh G7, xích lại gần hơn để chống lại phương Tây – The New York Times

D.D.

Nguồn: Duan Dang’s Newsletter

This entry was posted in Biển Đông. Bookmark the permalink.