Phùng Ngọc Khoa
Luận điệu nói rằng chỉ có Nga đã đánh phát xít là một sự xuyên tạc lịch sử. Toàn bộ những dân tộc thuộc Liên Xô đã tham gia!
Chỉ sau đóng góp của Nga, người dân Ukraine cũng tham gia đánh phát xít rất nhiều! Nhiều báo chí định hướng, đại đa số từ trong tay ông chủ điện Kremlin, đã chỉ nói về thủ lĩnh Bandera (chủ nghĩa dân tộc Ukraine) và những thời gian ông ta đã cộng tác với Đức. Đúng là đã có như vậy, nhưng thời chiến tranh đó nhiều bên cũng cộng tác với phát xít: phía Nga cũng đã có tập đoàn quân của trung tướng Vlassov (người Nga chính hiệu và cựu thành viên Bolsevik) tham gia mặt trận đánh Hồng Quân.
Lịch sử không thể tranh cãi: đại đa số người Ukraine tham gia chống phát xít Đức thời Đại chiến Thế giới Thứ 2. Họ tham gia từ những vị trí nhỏ nhất cho đến những vị trí quan trọng bậc nhất trong hàng ngũ Hồng Quân. Sau đây là một số vị người Ukraine đã được phong Anh hùng thời Xô Viết:
1) Pavel Rybalko (1894, sinh ra gần Kharkov, Ukraine), nguyên soái xe tăng. Trong chiến tranh Vệ Quốc, Rybalko đã chỉ huy Tập đoàn Thiết giáp Cận vệ số 3. Cùng với Katukov và Bogdanov, ông là một trong 3 tướng giỏi nhất chuyên chỉ huy thiết giáp. Tập đoàn thiết giáp là binh chủng đáng gờm nhất của Hồng quân. Không nói quá khi kết luận rằng 5 tập đoàn thiết giáp đã dẫn Liên Xô đến Berlin. Năm 1945, Rybalko tham gia chiếm nội đô Berlin và được Stalin phong “Nguyên Soái binh chủng Xe tăng”, quân hàm chỉ thấp hơn “Nguyên soái Liên Xô”.
2) Semion Timochenko (sinh năm 1895, Odessa, Ukraine), nguyên soái Liên Xô và Bộ trưởng Quốc phòng trước chiến tranh vệ quốc. Trong hai năm đầu chiến tranh, Timochenko đã chỉ phương diện quân Tây Nam và đã 2 lần phản công chiếm lại Kharkov. Cả hai lần tuy thất bại nhưng những mất mát cho quân Đức khiến họ giảm đáng kể khả năng tấn công sau đó.
3) Andrei Eremenko (sinh năm 1892 ở Oblast Lugansk, Ukraine), Nguyên soái Liên Xô. Đây là một trong những sỹ quan tham chiến và giữ chức vụ Tư lệnh Phương Diện Quân ngay từ 1941. Thành tích lớn nhất của Eremenko là năm 1942 ông chỉ huy phương diện quân Stalingrad bảo vệ nội đô thành phố (tập đoàn số 62 của Tchuikov nằm dưới quyền ông) và chỉ huy mũi nhọn phía nam phản công trong chiến dịch Sao Thiên Vương bao vây Đức. Ông được phong Nguyên soái Liên Xô sau chiến thắng Stalingrad.
4) Rodion Malinovsky (sinh năm 1898, Odessa, Ukraine), nguyên soái Liên Xô và sau này làm Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô. Năm 1942, Malinovsky đẩy lùi quân Đức đến giải vây Stalingrad và sau đó chỉ huy phương diện quân Ukraine số 3 đánh trục phía nam (tiến về Rumani và Hungari). Malinovsky còn tham gia chiến dịch Mãn Châu đánh Nhật trong tháng 8 năm 1945.
5) Nikita Khrushchev (1894, sinh ra ở Kursk nhưng cha mẹ gốc Ukraine, ngay sau đó gia đình chuyển về gần Kharkov) Trung tướng – Chính uỷ và sau này là Bí thư thứ nhất Đảng Công sản Ukraine rồi Liên Xô. Krushchev đã là chính uỷ và đại diện của Stalin ở trận Stalingrad năm 1942.
6) Kirill Moskalenko (1902, Oblast Donesk, Ukraine), thượng tướng chỉ huy tập đoàn số 40 trong Chiến tranh Vệ quốc, sau này là Nguyên soái Liên Xô và tư lệnh toàn bộ lực lượng tên lửa. Trong chiến tranh Vệ quốc, Moskalenko đã tham gia các trận Kursk, vượt sông Dniep…
7) Piotr Kochevoï (1904, Oblasr Kherson, Ukraine), trung tướng thời chiến tranh vệ quốc, sau này là Nguyên soái Liên Xô. Trong chiến tranh, ông đã tham gia chiếm lại Crimea rồi sau đó tấn công Konigsberg (Kaliningrad bây giờ).
Nếu loại bỏ mấy nguyên soái chính trị tự phong như Stalin, Brezhnev hay Voroshilov, Liên Xô đã có 38 nguyên soái tổng cộng và 7 trong số họ là người Ukraine!
Ai bảo chỉ có Nga biết đánh phát xít?
P.N.K.
Nguồn: FB Hà Nội Tri thức