Các kết quả có thể có của Chiến tranh Nga-Ukraine và sự lựa chọn của Trung Quốc

Hu Wei (Hồ Vĩ / 胡伟)

Possible Outcomes of the Russo-Ukrainian War and China’s Choice, US-China Perception Monitor, March 12, 2022

Bauxite Việt Nam (BVN) dịch từ bản tiếng Anh

Bài viết sau đây được tác giả gửi cho trang tiếng Trung của US-China Perception Monitor. Bản tiếng Anh do Jiaqi Liu dịch.

Giáo sư Hu Wei (Hồ Vĩ 胡伟) hiện là Phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công của Văn phòng Tham tán Quốc vụ viện Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chính sách Công Thượng Hải, Chủ tịch Ủy ban Học thuật của Viện Chahar.

Chiến tranh Nga-Ukraine là cuộc xung đột địa chính trị nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ Hai và sẽ dẫn đến hậu quả toàn cầu lớn hơn nhiều so với sự kiện 11/9. Vào thời điểm quan trọng này, Trung Quốc cần phân tích, đánh giá chính xác chiều hướng của cuộc chiến và tác động tiềm tàng của nó đối với cục diện quốc tế. Đồng thời, để có được môi trường đối ngoại tương đối thuận lợi, Trung Quốc cần ứng phó linh hoạt và đưa ra các lựa chọn chiến lược phù hợp với lợi ích lâu dài của mình.

Ở Trung Quốc, “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga chống lại Ukraine đã gây ra mối bất đồng lớn, không khoan nhượng giữa phe ủng hộ và phe phản đối. Bài viết này không đại diện cho bất kỳ bên nào, là phân tích khách quan về các hậu quả có thể có của chiến tranh, cùng với các phương án đối phó tương ứng, để cấp ra quyết định cao nhất ở Trung Quốc tham khảo.

I. Dự đoán tương lai của cuộc chiến Nga-Ukraine

1. Vladimir Putin có thể không đạt được các mục tiêu của mình, điều này khiến nước Nga rơi vào tình thế khó khăn. Mục đích của cuộc tấn công của Putin là giải quyết hoàn toàn vấn đề Ukraine để chuyển sự chú ý ra khỏi sự khủng hoảng trong nước bằng cách đánh bại Ukraine với một cuộc tấn công chớp nhoáng, thay thế giới lãnh đạo Ukraine, xây dựng một chính phủ thân Nga. Tuy nhiên, cuộc tấn công chớp nhoáng đã thất bại và Nga sẽ không thể duy trì một cuộc chiến kéo dài với chi phí ngày càng tăng cao. Phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ đặt Nga vào phía đối lập với toàn thế giới và do đó không thể thắng. Tình hình cả trong và ngoài nước cũng ngày càng bất lợi. Ngay cả khi quân đội Nga chiếm được thủ đô Kyiv của Ukraine và thành lập một chính phủ bù nhìn với chi phí cao, điều này cũng không có nghĩa là chiến thắng cuối cùng. Tại thời điểm này, lựa chọn tốt nhất của Putin là kết thúc chiến tranh một cách dứt khoát thông qua các cuộc đàm phán hòa bình, trong đó yêu cầu Ukraine phải nhượng bộ đáng kể. Tuy nhiên, cái gì không đạt được trên chiến trường thì cũng khó có được trên bàn đàm phán. Dù thế nào đi nữa thì hành động quân sự này cũng đã gây ra một sai lầm không thể vãn hồi.

2. Xung đột có thể leo thang hơn nữa và không thể loại trừ sự can dự cuối cùng của phương Tây vào cuộc chiến. Mặc dù sự leo thang chiến tranh sẽ tốn kém, nhưng khả năng cao là Putin sẽ không dễ dàng từ bỏ xét theo tính cách và quyền lực của ông ta. Chiến tranh Nga-Ukraine có thể leo thang vượt khỏi biên giới Ukraine, thậm chí có thể bao gồm cả tấn công hạt nhân. Một khi điều này xảy ra, Hoa Kỳ và Châu Âu không thể đứng ngoài, do đó có thể dẫn đến chiến tranh thế giới hoặc thậm chí là chiến tranh hạt nhân. Kết quả sẽ là một thảm họa cho nhân loại. Cuộc đọ sức giữa Hoa Kỳ và Nga cuối cùng diễn ra trong bối cảnh sức mạnh quân sự của Nga không thể sánh được với NATO, sẽ là điều tồi tệ hơn đối với Putin.

3. Ngay cả khi Nga dốc hết sức để chiếm được Ukraine, thì đó vẫn là một điểm nóng chính trị. Nga sẽ phải mang một gánh nặng và quá tải. Trong tình huống đó, bất kể Volodymyr Zelensky sống hay chết, Ukraine vẫn sẽ thành lập chính phủ lưu vong để đối đầu lâu dài với Nga. Nga sẽ phải đối phó với cả các lệnh trừng phạt của phương Tây và cuộc nổi dậy trong lãnh thổ Ukraine. Chiến tuyến sẽ kéo dài. Kinh tế trong nước sẽ không ổn định và cuối cùng sẽ trở nên tồi tệ. Giai đoạn này sẽ không dài quá vài năm.

4. Tình hình chính trị ở Nga có thể thay đổi hoặc bị tan rã do phương Tây. Khi cuộc tấn công chớp nhoáng của Putin đã thất bại, hy vọng chiến thắng của Nga trở nên mỏng manh, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đạt đến mức độ chưa từng có, đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và khi các lực lượng chống chiến tranh, chống Putin tập hợp lại, không thể loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chính biến ở Nga. Với nền kinh tế Nga đang trên đà sụp đổ, sẽ rất khó để Putin có thể chống chọi với tình huống nguy cấp, ngay cả khi không thua trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Nếu Putin bị lật đổ quyền lực do xung đột dân sự, đảo chính hoặc một lý do khác, Nga sẽ càng ít có khả năng đối đầu với phương Tây. Nước này chắc chắn sẽ khuất phục trước phương Tây, hoặc thậm chí còn bị chia cắt và vị thế cường quốc của Nga sẽ chấm dứt.

II. Phân tích tác động của chiến tranh Nga-Ukraine đối với cục diện thế giới

1. Hoa Kỳ sẽ giành lại vị trí lãnh đạo thế giới phương Tây, và phương Tây sẽ trở nên đoàn kết hơn. Hiện tại, dư luận cho rằng cuộc chiến Ukraine biểu thị sự sụp đổ hoàn toàn của bá quyền Mỹ, nhưng trên thực tế cuộc chiến đã đưa Pháp và Đức – hai nước muốn tách khỏi Mỹ – quay trở lại khuôn khổ phòng thủ của NATO, phá hủy giấc mơ ngoại giao độc lập và tự phòng vệ của châu Âu. Đức sẽ tăng đáng kể ngân sách quốc phòng; Thụy Sĩ, Thụy Điển và các quốc gia khác sẽ từ bỏ quan điểm trung lập. Với việc Nord Stream 2 bị đình chỉ vô thời hạn, sự phụ thuộc của Châu Âu vào khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tăng lên. Mỹ và châu Âu sẽ hình thành một cộng đồng chung tương lai chặt chẽ hơn, và vai trò lãnh đạo của Mỹ ở thế giới phương Tây sẽ phục hồi.

2. “Bức màn sắt” sẽ lại rơi xuống không chỉ từ Biển Baltic đến Biển Đen, mà còn cho cuộc đối đầu cuối cùng giữa phe do phương Tây chi phối và các đối thủ. Phương Tây sẽ vạch ra ranh giới giữa các nền dân chủ và các quốc gia độc tài, xác định sự khác biệt với Nga là cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài. Bức màn sắt mới sẽ không còn được vẽ ra giữa hai phe chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, cũng như sẽ không bị giới hạn trong Chiến tranh Lạnh. Đó sẽ là một trận chiến sinh tử giữa hai phe ủng hộ và chống nền dân chủ phương Tây. Sự thống nhất của thế giới phương Tây dưới Bức màn sắt sẽ có tác động mạnh đến các quốc gia khác: chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ sẽ được củng cố, và các quốc gia khác như Nhật Bản sẽ gắn bó hơn nữa với Mỹ, sẽ hình thành một khối thống nhất dân chủ rộng rãi chưa từng có.

3. Sức mạnh của phương Tây sẽ tăng lên đáng kể, NATO sẽ tiếp tục mở rộng, ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong thế giới không phải phương Tây sẽ gia tăng. Sau Chiến tranh Nga-Ukraine, cho dù Nga có đạt được chuyển biến chính trị như thế nào đi chăng nữa thì các lực lượng chống phương Tây trên thế giới cũng sẽ suy yếu nhiều. Bối cảnh sau cuộc biến động của Liên Xô và Đông Âu năm 1991 có thể lặp lại: các lý thuyết về “sự kết thúc của hệ tư tưởng” có thể xuất hiện trở lại, sự trỗi dậy của làn sóng dân chủ hóa thứ ba sẽ mất đi động lực, nhiều nước thế giới thứ ba sẽ tiếp nhận phương Tây. Phương Tây sẽ sở hữu nhiều “quyền bá chủ” hơn, cả về sức mạnh quân sự lẫn giá trị và thể chế, sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của phương Tây sẽ đạt đến tầm cao mới.

4. Trung Quốc sẽ bị cô lập hơn trong thế giới nói trên. Vì vậy, nếu Trung Quốc không chủ động có những biện pháp ứng phó thì sẽ phải đương đầu với chính sách ngăn chặn nhiều hơn của Mỹ và phương Tây. Một khi Putin sụp đổ, Mỹ sẽ không còn đối mặt với hai đối thủ chiến lược mà chỉ còn phải kiềm tỏa chiến lược với mỗi Trung Quốc. Châu Âu sẽ tự tách khỏi Trung Quốc hơn nữa; Nhật Bản sẽ trở thành quân tiên phong chống Trung Quốc; Hàn Quốc tiếp tục rơi vào vòng tay Hoa Kỳ; Đài Loan sẽ tham gia điệp khúc chống Trung Quốc, và phần còn lại của thế giới sẽ phải chọn phe theo tâm lý bầy đàn. Trung Quốc sẽ không chỉ bị Hoa Kỳ, NATO, QUAD và AUKUS bao vây quân sự, mà còn bị thách thức bởi các giá trị và hệ thống của phương Tây.

III. Lựa chọn chiến lược của Trung Quốc

1. Trung Quốc không thể bị ràng buộc với Putin và cần phải cắt đứt với Putin càng sớm càng tốt. Xét theo khía cạnh cho rằng sự leo thang xung đột giữa Nga và phương Tây sẽ giúp chuyển hướng chú ý của Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc thì Trung Quốc nên vui mừng và thậm chí ủng hộ Putin, nhưng mà chỉ khi Nga không gục ngã. Ở cùng thuyền với Putin khi ông ta thua trận, Trung Quốc sẽ bị liên luỵ. Trừ khi Putin có thể đảm bảo chiến thắng với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, một viễn cảnh có vẻ ảm đạm vào lúc này, vì Trung Quốc không có đủ sức mạnh để chống lưng cho Nga.

Quy luật chính trị quốc tế nói rằng “không có đồng minh vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn”, nhưng “lợi ích của chúng ta là vĩnh viễn”. Trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể tiến lên bằng cách bảo vệ lợi ích quốc gia, chọn bên ít tồi tệ hơn, trút bỏ gánh nặng Nga càng sớm càng tốt. Hiện tại (5/3/2022), theo ước tính thì Trung Quốc chỉ còn một đến hai tuần để thay đổi. Trung Quốc phải hành động một cách dứt khoát.

2. Trung Quốc nên tránh chơi theo cách trung lập. Hãy từ bỏ trung lập và chọn vị trí chủ đạo trên thế giới. Hiện tại, Trung Quốc đang cố gắng không làm mất lòng bất cứ bên nào, đi trung gian trong các tuyên bố và lựa chọn quốc tế của mình, bao gồm cả việc bỏ phiếu trắng ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, thái độ này không đáp ứng được nhu cầu của Nga, đồng thời nó cũng khiến Ukraine cùng những người ủng hộ, đồng tình với Ukraine tức giận, khiến Trung Quốc ở phía đối lập lại với phần lớn thế giới.

Trong một số trường hợp, trung lập rõ ràng là một lựa chọn hợp lý, nhưng nó không áp dụng cho cuộc chiến này, nơi mà Trung Quốc không có lợi gì. Với chủ trương luôn tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, Trung Quốc chỉ cần đứng chung với đa số các quốc gia trên thế giới thì sẽ có thể tránh được sự cô lập hơn nữa. Vị trí này cũng có lợi cho việc giải quyết vấn đề Đài Loan.

3. Trung Quốc cần đạt được bước đột phá chiến lược lớn nhất có thể và không để bị phương Tây cô lập thêm. Cắt đứt quan hệ với Putin và từ bỏ vị thế trung lập sẽ giúp xây dựng hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và làm hoà dịu quan hệ với Mỹ và phương Tây. Mặc dù khó khăn và cần phải rất sáng suốt, nhưng đó là lựa chọn tốt nhất cho tương lai.

Không nên lạc quan quá mức với quan điểm cho rằng sự xung đột địa chính trị ở châu Âu gây ra bởi cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm trì hoãn đáng kể sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ từ châu Âu sang khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trong nội bộ nước Mỹ đã có những tiếng nói cho rằng châu Âu là quan trọng, nhưng Trung Quốc còn quan trọng hơn, và mục tiêu chính của Mỹ là kiềm chế Trung Quốc trở thành thế lực thống trị ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trong hoàn cảnh như vậy, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là thực hiện các điều chỉnh chiến lược phù hợp, nhằm thay đổi thái độ thù địch của Mỹ đối với Trung Quốc và tự cứu mình khỏi sự cô lập. Điểm mấu chốt là ngăn việc Mỹ và phương Tây cùng nhau áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Trung Quốc.

4. Trung Quốc nên ngăn chặn sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh hạt nhân và có những đóng góp không thể thay thế cho hòa bình thế giới. Do Putin rõ ràng đã yêu cầu các lực lượng răn đe chiến lược của Nga vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu đặc biệt, cuộc chiến Nga-Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Chính nghĩa sẽ được nhiều người ủng hộ; phi nghĩa thì không. Nếu Nga kích động một cuộc chiến tranh thế giới hoặc thậm chí là một cuộc chiến tranh hạt nhân, nước này chắc chắn gây xáo trộn thế giới. Để chứng minh Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm, Trung Quốc không những không thể đứng chung với Putin mà còn phải có những hành động cụ thể để ngăn chặn những cuộc phiêu lưu có thể xảy ra của Putin. Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới có khả năng này, và Trung Quốc phải phát huy hết khả năng của mình. Nếu Putin không có sự ủng hộ của Trung Quốc thì rất có thể Putin sẽ phải kết thúc chiến tranh, hoặc chí ít không dám leo thang chiến tranh. Do đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ giành được sự khen ngợi rộng rãi của quốc tế về việc duy trì hòa bình thế giới, điều này có thể giúp Trung Quốc ngăn chặn sự cô lập mà còn tìm thấy cơ hội cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây.

5 tháng 3 năm 2022

H.W.

Đọc thêm bản tiếng Trung:

俄乌战争是二战以来最严峻的地缘政治冲突,将产生比911事件更大的全球性后果。中国目前需要准确研判这场战争的走向及其对国际格局的影响,灵活应变,作出符合中华民族长远利益的战略抉择,为中国争取相对有利的外部环境。

俄对乌’特别军事行动’在国内引发极大的分歧,支持者和反对者势不两立。本文不代表任何一方,谨以一个学者的个人名义客观分析战争可能的后果并在此基础上提出对策,供中国最高决策层研判和参考。

一、俄乌战争的走向预测

1、普京难以达到预期目的,俄罗斯陷入困境。普京此次行动的目的,是通过闪电战击垮乌克兰,更换乌克兰领导层,培植一个亲俄政府,彻底解决乌克兰问题,并藉此转移国内危机。但闪电战失败,俄罗斯无力支撑旷日持久的战争,扩大战争的代价高昂,发动核战争将彻底站在世界的对立面且没有胜算,国内外形势也日趋不利。即使俄军付出巨大代价占领基辅并建立傀儡政府,也不意味着最后的胜利。目前普京的最佳选项是通过和谈体面结束战争,这需要乌克兰作出实质性让步,但战场上得不到的在谈判桌上也很难得到。无论如何,这一军事行动铸就了无法挽回的错误。

2、战争或进一步升级,不排除西方最后卷入战争。虽然扩大战争的代价高昂,但以普京的性格和权力,大概率不会善罢甘休,俄乌战争可能升级并超出乌克兰的范围,甚至包括核打击的选项。一旦这样,美欧也不可能置身其外,从而引发世界大战甚至核大战。如是则造成人类的巨大灾难,美国与俄罗斯亦将最后对决,而俄罗斯的军事实力无法与北约匹敌,普京将败得更惨。

3、即使俄罗斯倾其国力孤注一掷,最后勉强占领乌克兰,也是一个烫手的山芋,从此俄罗斯将背上沉重的包袱,不堪重负。在这种情况下,无论泽连斯基是否活着,乌克兰大概率会成立流亡政府与俄长期周旋,俄罗斯同时遭受西方的制裁与乌克兰境内的叛乱,战线不得不拉得很长,国内经济状况难以为继,长此以往必将被拖垮,这个

不会超过数年。

4、俄罗斯政局可能发生变化,或被西方瓦解。普京闪电战失败,俄罗斯取胜的希望渺茫,西方的制裁达到空前的程度,国内经济和民生遭受严重影响,反战和反普京力量云集,不排除俄罗斯政局发生哗变的可能性。由于俄罗斯的经济已经到了崩溃的边缘,即使没有俄乌战争的失利,普京也很难支撑下去。如果普京因内乱、政变或其他原因谢幕,俄罗斯将更不可能与西方对抗,必将屈服于西方,甚至被进一步肢解,俄罗斯的大国地位将终结。

二、俄乌战格局影响研判

1、美国将重新获得西方世界的领导权,西方内部将更加团结统一。目前舆论认为乌克兰战争意味着美国霸权的彻底崩塌,但实际上俄乌战争将意欲摆脱美国的法国、德国重新拉回到北约防卫框架,欧洲实现自主外交、自主防卫的梦想破灭。德国大幅度增加军费预算,瑞士、瑞典等国家放弃中立。’北溪二号’也被无限期搁置,欧洲对美国天然气的依赖必然增加。美欧将更加紧密构成命运共同体,美国在西方世界的领导地位得以反弹。

2、’铁幕’再次落下,不仅是从波罗的海到黑海,而且将形成西方主导的阵营与其竞争者的最后对决。西方将以民主国家和独裁国家划线,并把与俄罗斯的分歧定义为民主和独裁的斗争。新的铁幕不再以社会主义与资本主义两大阵营划线,也不局限于冷战,而是西方民主与反西方民主的生死决战。铁幕下西方世界的铁板一块,会对其他国家产生虹吸效应,美国印太战略将得以巩固,日本等国将进一步紧贴美国。美国将构建空前广泛的民主统一战线。

3、西方力量将得到明显的增长,北约将继续扩大,美国在非西方世界的影响力也将提升。俄乌战争之后,俄罗斯无论以什么方式实现政治转型,都将大大削弱世界上的反西方力量。1991年苏东剧变后的场景可能重演,意识形态终结论可能再现,第三波民主化浪潮的回潮失去动力,更多第三世界国家将拥抱西方。西方无论在军事还是在价值观和制度上都会更加拥有’霸权’,硬实力和软实力达到新的高度。

4、中国在既定框架下将更加孤立。由于上述原因,中国如果不采取措施积极应变,将遭遇美国和西方的进一步围堵。普京倒下后美国从面临中国与俄罗斯两个战略竞争对手转变为锁定中国一个进行战略遏制,欧洲将进一步与中国切割,日本成为反华急先锋,韩国进一步倒向美国,世界其他国家将不得不进行选边站并产生从众效应,台湾也将加入反华大合唱。中国不仅面临美国和北约、QUAD(美日印澳四方联盟)、AUKUS在军事上的包围,而且面临西方价值观和制度的挑战。

三、中国的略抉

1、中国不能与普京捆绑在一起,需要尽快切割。俄罗斯与西方冲突升级,有助于转移美国对中国的注意力,从这个意义上说中国应当乐见其成,甚至对普京予以支持,但前提是俄罗斯不能倒下。如果普京失势了,中国又与普京在一条船上,必将受其连累。除非普京在中国的支持下能够稳操胜券,但目前看这种前景十分暗淡,而且中国也没有足够的力量坚挺俄罗斯。国际政治的基本法则是’没有永恒的朋友,也没有永恒的敌人,只有永恒的利益’。面临当下的国际情势,中国只能从维护自身最大利益出发,两害相权取其轻,尽快卸下俄罗斯这个包袱。目前估计还有一、两周的窗口期,再迟中国就可能丧失回旋余地,必须当机立断。

2、避免两头不落好,放弃保持中立,选择世界主流的立场。目前中国在国际上的表态和抉择,形式上试图走中间路线,两头不得罪,包括在联合国安理会和联合国大会上都投了弃权票,以及在支持俄罗斯的同时也想安抚乌克兰。但这一立场实际上既不能满足俄罗斯的需求,也让乌克兰及其支持者和同情者感到愤怒,站到了世界多数国家的对立面。在有些情况下,表面上的中立是一种明智的选择,但不适用于这场战争,中国此次无渔翁之利可收。鉴于中国一贯主张尊重国家主权和领土完整,就只能站在世界上大多数国家一边,以免被进一步孤立。这一立场对于解决台湾问题也是有利的。

3、尽可能实现战略突围,不能被西方进一步孤立。通过与普京切割以及放弃中立立场,有助于树立中国的国际形象,并借此机会通过各种努力缓和与美国和西方的关系。尽管这很难,需要大智慧,但是未来的最佳选择。有观点认为,由乌克兰战争引发的欧洲地缘政治之争将大大延缓美国从欧洲向印太地区进行战略转移,对此不能过于乐观。美国国内已经有呼声:欧洲很重要,但是中国更重要,美国的首要目标是遏制中国成为印太地区的主导力量。在此情况下,如何利用俄乌战争做适度战略调整,尽一切可能改变美国对中国的敌视态度,并进而摆脱孤立局面,是中国面临的头等大事。底线是防止美国和西方对中国进行连带制裁。

4、制止世界大战及核战争爆发,为世界和平作出不可替代的贡献。由于普京已经明确要求俄罗斯战略威慑力量进入特殊战备状态,俄乌战争有可能走向失控。得道多助,失道寡助,如果俄罗斯挑起世界大战甚至核大战,必将冒天下之大不韪。面对这一危局,同时为了体现中国作为负责任大国的积极作用,中国不仅不能与普京站在一起,而且应当采取明确行动,竭力阻止普京的可能的冒险。中国是世界上唯一具有这种能力的国家,必须发挥这一独特优势,普京离开中国的支持大概率只能结束战争,至少不敢贸然升级战争。由此,中国必将赢得国际上的普遍赞赏,不仅有助于摆脱被进一步孤立的局面,而且为维护世界和平立下了头功,并从中或可为改善与美国和西方的关系找到契机。

【写于2022年3月5日。胡伟系国务院参事室公共政策研究中心副理事长,上海市公共政策研究会会长,察哈尔学会学术委员会主任委员,教授、博导。延伸阅读,点击这里查阅作者文章’邓小平是如何统筹国内国际两个大局的?’

Nguồn bản dịch tiếng Anh và bản gốc tiéng Trung: https://uscnpm.org/2022/03/12/hu-wei-russia-ukraine-war-china-choice/

This entry was posted in Nga - NATO, Nga xâm lược Ukraine, Putin, Quan hệ Trung - Nga - Mỹ. Bookmark the permalink.