Mai Lan
Nếu người lao động từ chối tham gia vào tổ chức công đoàn, thì họ sẽ chịu thiệt gì trong tương lai?
Không tham gia công đoàn: mỗi năm sẽ thêm thu nhập ít nhất là 12%
Trước tiên, nếu pháp luật Việt Nam cho phép quyền tự do công đoàn đối với người lao động, và cả đối với bên sử dụng lao động, thì trong trường hợp từ chối tham gia vào tổ chức công đoàn tại nơi làm việc, trước mắt người lao động hưởng lợi ngay là không phải mất mỗi tháng là 1% tiền lương – tiền lương ở đây bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Với doanh nghiệp, thì cứ mỗi một công nhân đóng phí công đoàn 1% tiền lương mỗi tháng, buộc chủ doanh nghiệp phải có nghĩa vụ ‘nộp’ thêm 1% tương tự như vậy; có nghĩa phí công đoàn đối với một lao động ở doanh nghiệp là 2% trên số tiền lương.
Tuy nhiên nghịch lý lâu nay là dù ở doanh nghiệp đó không có tổ chức công đoàn, vẫn buộc phải trích 2% trên tổng quỹ lương để đóng kinh phí cho… công đoàn cấp trên, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP: Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị dù thành lập công đoàn cơ sở hay không đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong đó, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
2% quỹ lương là không nhỏ. Giả dụ như khi có quyền về tự do công đoàn, nếu người lao động chọn việc ‘không công đoàn’, thì thu nhập bình quân năm của người đó sẽ tăng thêm được 12% tính theo tiền lương. Ngân quỹ của công ty ‘không công đoàn’ đó đỡ hao hụt cũng 12% tương ứng.
Con số 12% này không hề nhỏ nếu so lãi suất vay vốn làm ăn tại ngân hàng. Để dễ hình dung, xin tham khảo danh sách ngân hàng có mức lãi suất cho vay kinh doanh ở tháng 7/2020:
Ngân hàng
Lãi suất ưu đãi cố định
Hạn mức cho vay
Phí phạt trả nợ trước hạn
Vietcombank
– Áp dụng mức lãi suất, chỉ từ 8,4 – 12,2 %/năm.
– Các kỳ hạn cố định: 18 tháng, 02 năm, 03 năm và cả các kỳ hạn lên tới 05 năm, 07 năm và 10 năm.
– Thời gian vay 60 tháng
– Số tiền vay: 5 tỷ đồng
– Phương thức tính lãi: theo dư nợ giảm dần
– Năm 1, 2, 3: 1%
– Năm 4, 5: 0,5%
– Từ năm 6: Free
BIDV
– Hưởng mức lãi suất ưu đãi từ 7,3 – 9,3%/năm
– Với các kỳ hạn linh hoạt từ: 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng.
– Thời hạn vay: 5 năm
– Năm 1: 1,5%
– Năm 2: 1%
– Năm 3,4: 0,5%
– Từ năm 5: Free
Vietinbank
– Lãi suất ưu đãi cho vay chỉ từ 6 – 7% năm.
– Thời gian cho vay linh hoạt: Dưới 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng.
– Đối với vay ngắn hạn: Tối đa 80% nhu cầu vốn
– Đối với vay trung dài hạn: Không có tài sản đặc biệt (TSĐB): Tối đa 50% nhu cầu vốn, tối đa 60% nhu cầu vốn trong nếu có TSĐB
– Có TSĐB là sổ/thẻ tiết kiệm/giấy tờ có giá thuộc danh mục các tổ chức phát hành, quản lý do VietinBank: 100% nhu cầu vốn.
– Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay tối đa 7 năm;
– Phương thức vay: Từng lần, trả góp, hạn mức, theo dự án đầu tư…
Lấy lại lãi suất ưu đãi trong thời gian ưu đãi và phạt:
– 2 năm đầu: 2%
– Năm thứ 3: 1,5%
– Năm 4 – 5: 1%
MB Bank
– Lãi suất ưu đãi từ 6 – 8,2%/năm
– Mức cho vay: Tối đa 90% nhu cầu vốn
– Thời hạn cho vay: Tối đa 180 tháng
– Phương thức trả nợ: Gốc trả định kỳ/cuối kỳ; lãi trả định kỳ/cuối kỳ tính theo niên kim cố định/theo dư nợ ban đầu/dư nợ giảm dần.
– Phương thức vay: Vay theo món/Vay theo hạn mức tín dụng/Vay theo hạn mức thấu chi
– Năm 1, 2: 4%
– Năm 3: 4%
– Năm 4: 4%
– Năm 5: 3%
TPBank
– Áp dụng mức lãi suất từ 6,8%/năm
– Hạn mức vay: 85%
– Ba năm đầu: 2%
– Từ năm thứ 4 trở đi: 1%
BaoViet
Bank
– Áp dụng mức lãi suất từ 6,99 – 10,5%/năm
– Với kỳ hạn: 6 tháng, 12 tháng
-Hạn mức vay tối đa: 85% nhu cầu vay vốn
-Thời gian vay tối đa 60 tháng
– 1 năm đầu: 3%
– Từ năm đầu trở đi: 1,5 %
ACB
7,5 – 11,5%/năm
– Số tiền vay: 5 tỷ
– Thời gian vay: 6 tháng
– 2 Năm đầu: 2%
– Năm 3 – 5: 0,75%
– Còn lại: Free
Người lao động được lợi gì khi hàng tháng đóng phí công đoàn?
Liệu khi người lao động từ chối tham gia vào tổ chức công đoàn, thì họ sẽ chịu thiệt gì trong tương lai đối với thể chế chính trị mang tính đặc thù của Việt Nam?
Để trả lời băn khoăn trên, cần tìm hiểu xem người lao động lâu nay được hưởng lợi ích cụ thể gì từ việc hàng tháng phải trích 1% lương đó.
Theo như tài liệu tuyên truyền của các cấp Liên đoàn Lao động ở tỉnh, thành phố thì kinh phí công đoàn chủ yếu phục vụ hoạt động trong công đoàn, như sau:
– Trả chi phí khi sử dụng người lao động trong hoạt động hoặc công tác trong ban chấp hành công đoàn các cấp, bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác và khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm y tế cho các cán bộ đang làm việc tại công đoàn;
– Khoản chi nhằm mục đích tổ chức hội nghị của các ban chấp hành công đoàn gồm: trang trí, in tài liệu, nước uống, thuê mặt bằng, bồi dưỡng đại biểu, các chi phí đi lại và các khoản khác;
– Chi phí nhằm mục đích trang thiết bị cho trụ sở như: mua sắm tài sản, thiết bị, dụng cụ làm việc cho tổ chức, mua văn phòng phẩm, sửa chữa hoặc xây dựng trụ sở, chi phí liên lạc, công tác phí, nước uống, tiếp khách;
– Chi phí cho việc tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, ví dụ: hỗ trợ thuê luật sư;
– Chi phí mà nhằm phát triển đoàn viên công đoàn dưới dạng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, thành lập ban công đoàn cơ sở, tổ chức kết nạp thêm thành viên công đoàn mới;
– Chi phí cho việc khen thưởng cho đoàn viên được xác nhận có thành tích xuất sắc trong công việc nhằm phát triển công đoàn cơ sở;
– Chi phí để phục vụ cho công tác tuyên truyền cho người dân biết và tham gia công đoàn cơ sở bằng các phương thức: in ấn phẩm, sách, báo, tạp chí, giấy, bút bảng tin, phát thanh, báo tường, mạng thông tin tạo nguồn thông tin nhằm phát triển công đoàn cơ sở;
– Chi đào tạo cán bộ: bao gồm tiền đào tạo, tài liệu, tiền công tác phí;
– Chi phí tổ chức các hoạt động ngoài giờ như: văn hóa, thể thao, đi du lịch;
– Chi tổ chức các hoạt động để tuyên truyền về giới tính và bình đẳng giới trong quan hệ lao động. Tuyên truyền rộng rãi cho người lao động biết về các quyền lợi được hưởng về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình;
– Chi phí cho tổ chức mừng ngày lễ mà người lao động được hưởng như: Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam ngày 20/10, ngày Gia đình Việt Nam ngày 28/6, ngày Quốc tế Hạnh phúc ngày 20/3, ngày Dân số ngày 26/12;
– Các khoản chi nhằm hỗ trợ khi người lao động gặp khó khăn: chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn do tai nạn rủi ro hoặc thiên tai hoặc hỏa hoạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản của các thành viên là đoàn viên công đoàn…
Như vậy, với hàng loạt nội dung như trên về chuyện xài tiền từ ‘quỹ công đoàn’, cho thấy trên thực tế người lao động chẳng hưởng lợi thực sự nào hết, vì cái gọi “khoản chi nhằm hỗ trợ khi người lao động gặp khó khăn” là mang tính từ tâm, trong khi đó phần bảo hiểm xã hội đã cụ thể các khoản chi hỗ trợ ấy với người lao động.
Tuy nhiên rất có thể mọi việc sẽ khác khi bước vào năm 2021.
Theo nội dung của Nghị quyết số 107/NQ-CP, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 16-8-2018, “về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 27) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp” (*), thì từ năm 2021, các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Từ quy định nói trên, rất có thể vai trò của tổ chức công đoàn trong kỹ thuật đàm phán, thương lượng về tiền lương cho người lao động sẽ thu hút sự quan tâm, với yêu cầu có hướng xử trí phù hợp trong thực tế ở từng doanh nghiệp.
__________
Chú thích:
M.L.
VNTB gửi BVN