K.Marx bị lu mờ tại VN: VN sẽ dân chủ hóa từ bên trong?

David Hutt

Nguyễn Hiền lược dịch

Tuy nhiên, hầu hết các nhà bình luận tin rằng sự thay đổi là không thể có dưới sự lãnh đạo hiện tại của ông Trọng, một người bảo thủ, sẵn sàng duy trì sự cai trị của Đảng bằng mọi cách, thông qua chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa tư bản.

https://1.bp.blogspot.com/-dbaVSv2WWog/XG0g2Hvx8oI/AAAAAAAAAyk/RUq0g3YIvX8RCADkj2A9ZHg0z1EzBYyGwCLcBGAs/s640/bu%25CC%2581a%2Blie%25CC%2582%25CC%2580m.jpeg

Hai thế kỷ sau khi Karl Marx ra đời, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cởi mở với chủ nghĩa tư bản nhưng thành công kinh tế vẫn chưa tiếp cận tầng lớp lao động.

Mâu thuẫn có thể nhận diện dễ dàng tại Việt Nam, là lá cờ búa liềm bên cạnh cửa hàng McDonalds, hay mối quan hệ thân thiết của Việt Nam với Hoa Kỳ, kẻ thù không đội trời chung trước đây. Một điều nữa là, Việt Nam là một trong 4 quốc gia tự nhận là Marxist-Leninist, tuy nhiên – họ đề cập rất ít đến Karl Marx ở Việt Nam, ngay cả khi Marx là ông tổ của sự nghiệp cộng sản.

Hình ảnh của ông, cùng với Vladimir Lenin, chỉ xuất hiện một cách khiêm tốn trên các biểu ngữ tuyên truyền của Đảng, bị lu mờ bởi hình tượng Hồ Chí Minh, một anh hùng dân tộc. Ngay cả những người bán hàng rong du lịch cũng rất ít bán biểu tượng Marx – không có ngay cả trên tem bưu chính. Người ta có thể mua một chiếc áo phông với hình ảnh nhà triết học có bộ râu xồm xoàm, nhưng phải chịu khó săn lùng.

Bên ngoài Dinh Thống Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, Giang, một sinh viên công nghệ, nói rằng cậu phải học Marx ở trường trung học nhưng không tìm thấy một sự thú vị nào có liên quan.

Có vẻ điều đó không còn quan trọng nữa ở Việt Nam, Giang cho biết thêm rằng, thế hệ trẻ quen thuộc với Mark Zuckerberg và Steve Jobs, người sáng lập Facebook và Apple hơn. Khoảng 40% dân số Việt Nam dưới 24 tuổi.

Các lớp học về chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là bắt buộc ở hệ thống giáo dục Việt Nam. Nhưng, vào năm 2013, ĐCSVN đã nới lỏng hơn ở các trường đại học nhà nước vì thiếu quan tâm.

Sau vài ly bia Sài Gòn – một thương hiệu bia thuộc sở hữu nhà nước cho đến khi một công ty Thái Lan trả 4,8 tỷ USD để chiếm quyền sở hữu, một người đàn ông trung niên nói một trong những lý do khiến đất nước nghèo trong nhiều thập kỷ là Marx, và những lời dạy của Adam Smith, nhà triết học được coi là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, lại là động lực của sự giàu có bây giờ.

Một số người Việt Nam sẽ nghĩ về Marx vào ngày 5.5, ngày sinh của nhà triết học. Điều đó chắc chắn sẽ không còn là một vấn đề lớn, theo Christopher Goscha, một nhà sử học Đông Nam Á tại Đại học Québec à Montréal. Bởi sự kỷ niệm (hay tưởng niệm) chỉ nằm trong một bộ phận nhỏ.

Đảng vẫn thuyết giảng về chủ nghĩa Marxist kinh điển nhưng không còn liên tục. Kể từ những năm 1980, các đồng chí thuộc ĐCSVN đã ngừng thổi phồng cuộc đấu tranh của Hồi giáo và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Thay vào đó, ngôn ngữ mới của họ là thịnh vượng kinh tế, một lời hứa khá chung chung. Đây chủ yếu là kết quả của Đổi mới, năm 1986, sự kiện thay thế nền kinh tế kế hoạch tập trung bằng thị trường tự do. Nhưng khẩu hiệu kinh tế của Đảng vẫn tạo sự khác biệt: Việt Nam có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam thành công? Tất nhiên, với tỷ lệ nghèo đã giảm từ gần 60% trong những năm 1990 xuống còn khoảng 20% hiện nay, theo Ngân hàng Thế giới. Nhưng bất bình đẳng đang gia tăng nhanh chóng: người giàu nhất Việt Nam một ngày kiếm được số tiền lớn hơn người có thu nhập thấp kiếm được trong mười năm, theo một báo cáo gần đây của Oxfam.

Sự chia rẽ giàu nghèo có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn, Nguyễn Phú Trọng, chính trị gia quyền lực nhất của Việt Nam thừa nhận, vào năm 2013. Tham nhũng cũng đang gia tăng.

Các nhà phân tích chính trị cho rằng thông điệp cốt lõi của Đảng – đã có Đảng và Nhà nước lo – có vẻ ngày càng thách thức tính hợp pháp của Đảng.

Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng cho biết, họ đang chịu 2 vòng xiềng xích: chủ nghĩa tư bản không bị cản trở và chủ nghĩa độc đoán không lay chuyển.

Trong bối cảnh này, Hà Nội đang bận rộn giam cầm người bất đồng chứng kiến với tốc độ nhanh hơn. Ước tính, có hơn 100 tù nhân chính trị, mặc dù con số đó đang tăng lên theo từng tuần. Nhiều người sẽ không được ra tù trong nhiều thập kỷ, nhưng điều này đã không làm xáo trộn phong trào dân chủ.

Các nhà hoạt động nói rằng họ chắc chắn trở nên sát máu hơn bao giờ hết, khi chính phủ trở nên đối đầu hơn. Nguyễn Chí Tuyến, một người bảo vệ nhân quyền nổi tiếng, người có tên trực tuyến là ‘Anh Chi’, nói rằng cộng sản sử dụng triết lý [của Marx] như một công cụ để kiểm soát tâm trí của người dân. Nhưng, ông nói thêm, những người bất đồng chính kiến thường sử dụng ngôn ngữ Marxist để chỉ trích chế độ.

Các nhà hoạt động vì quyền lao động, những người yêu cầu giấu tên nói rằng đôi khi họ nhắc đến Marx như một phương tiện để thúc đẩy sự nghiệp của họ, cho rằng Đảng đã quên đi giai cấp công nhân. Các nhà hoạt động môi trường cho rằng các nhà lãnh đạo cộng sản hiện đang lôi kéo các nhà tư bản, chẳng hạn như nhà máy thép Formosa, vào năm 2016, đã đổ hàng tấn chất thải độc hại vào vùng biển miền Trung Việt Nam. Cộng đồng dân cư, hệ sinh thái đã bị tàn phá. Hà Nội, lúc đầu đã tìm cách bảo vệ Formosa. Nhưng sau những cuộc biểu tình chưa từng có thì Hà Nội đã thay đổi. Có lẽ Marx đã đứng về phía chúng tôi chứ không phải họ, một nhà hoạt động yêu cầu không nêu tên cho biết.

Nhà sử học William J. Duiker, trong cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh: Một cuộc đời, đã viết rằng kể từ khi Bác Hồ qua đời năm 1969, những người trong Đảng đã tiếp tục tranh luận về di sản của ông. Mục tiêu của ông, hầu hết, là chấm dứt sự bóc lột tư bản và tạo ra một thế giới đại đồng, đặc trưng bởi tầm nhìn không tưởng của Karl Marx. Nhưng, như Duiker lưu ý, một số người bất đồng nói rằng ông muốn làm dịu luật sắt đá trong đấu tranh giai cấp Marxist bằng cách kết hợp nó với đạo đức Nho giáo và bộ ba cách mạng tự do, bình đẳng và bác ái của Pháp.

Nếu vậy, Đảng đang sửa đổi điều này. Mặc dù nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có thể nghe giống như một uyển ngữ, nhưng nó thực sự gần với sự hiểu biết của Marx về cách phát triển xã hội (quan niệm duy vật của lịch sử, trong thuật ngữ Marxist) so với niềm tin của Hồ Chí Minh về Việt Nam, và có thể nâng chủ nghĩa xã hội lên trên cơ bản là một quốc gia phong kiến.

Thật vậy, điều mà những người đề xuất duy trì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó là Việt Nam hiện phải phát triển lực lượng sản xuất của một xã hội tư bản, bao gồm cả nền kinh tế công nghiệp, nền tảng của giai cấp công nhân và của cải quốc gia. Chỉ khi đó, họ nói, Việt Nam mới có thể đạt được chủ nghĩa xã hội.

Tự thân kinh tế thị trường không thể phá hủy chủ nghĩa xã hội. Nhưng để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, cần phát triển kinh tế thị trường một cách đầy đủ và đúng đắn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập điều này trong chuyến thăm Cuba, một quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Tây Bán cầu.

Các nhà lý luận Đảng đã xem xét những điều này một cách nghiêm túc. Bởi ông Trọng là Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương trong suốt những năm 2000. Tại một phiên họp của Ủy ban Trung ương, ông Trọng tuyên bố rằng 2030 sẽ là thời hạn cuối cùng cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhưng vẫn có nhiều nghi ngờ, Bùi Quang Vinh, Cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết vào năm 2014 rằng, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu mô hình đó, và tìm kiếm trong vô vọng. Benoit de Treglode, cho biết sẽ không bao giờ tìm được ô hình nào như vậy. Điều mà hầu hết các nhà quan sát cho rằng tất cả chỉ là sự mâu thuẫn về mặt lý thuyết, một nỗ lực thích nghi với môi trường mới mà không tạo sự nghi ngờ về sức mạnh độc quyền.

Nếu đúng, Marx quan trọng vì một lý do khác. Hoàng Minh Chính là một chính trị gia cộng sản có học thức ở Matxcơva cho đến khi ông trở thành nhà bất đồng chính kiến trong Đảng trong thập niên 1960. Ông sẽ dành phần còn lại của cuộc đời mình trong tù, vì khăng khăng Đảng phải cải tổ và dân chủ hóa. Nhà sử học Christopher Goscha, trong cuốn Lịch sử về Việt Nam hiện đại, viết rằng, ông Chính muốn nhắc nhở các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam rằng họ đã đi sai hướng trong lịch sử, đầu tiên là vào cuối những năm 1950 khi Liên Xô trải qua chương trình Stalinisation và sau đó vào những năm 1990 khi khối Xô Viết sụp đổ.

Ông Chính ca ngợi những người ở xã hội Đức thế kỷ 19, bất chấp sự ôn hòa ‘xét lại’ của họ [như Marx đã phê phán], và chính những con người ấy [theo ông Chính] đã tạo ra chương trình chính trị đột phá tại thành phố Gotha vào năm 1875, Goscha đã đặt vấn đề là làm thế nào để trộn lẫn chủ nghĩa Mác với bầu cử chính trị – ngày nay có thể được gọi là dân chủ xã hội. Nhưng Marx, trong một cuộc bút chiến nổi tiếng, đã từ chối vì nó quá ôn hòa và đầy tính xét lại.

Điều mà các nhà quan sát chính trị hiện nay đang thắc mắc là liệu trong Đảng có còn những đảng viên tin vào dân chủ xã hội như vậy hay không và liệu Đảng có thể cải tổ, thậm chí dân chủ hóa, từ bên trong? Như vậy, các cuộc tranh luận Marxist cũ ở châu Âu trong thế kỷ 19 hiện lại đang được hồi sinh châu Á trong thế kỷ 21.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà bình luận tin rằng sự thay đổi là không thể dưới sự lãnh đạo hiện tại của ông Trọng, một người bảo thủ, sẵn sàng duy trì sự cai trị của Đảng bằng mọi cách, thông qua chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa tư bản.

D.H.

Nguồn: How money trumped Marx in post-war Vietnam

VNTB gửi BVN

This entry was posted in Marx hết vai trò trong các nước tư bản đỏ. Bookmark the permalink.