Minh Hải
Liên quan đến thời hạn cho thuê đất đầu tư ở Đặc khu lên 99 năm nằm ở dự thảo luật Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc trước áp lực phản đối khủng khiếp đến từ dư luận do lo lắng mối hiểm nguy mang tên Trung Quốc, vào ngày 7/6/2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho báo đài Việt Nam được biết là Quốc hội sẽ phải điều chỉnh lại vấn đề thời hạn cho thuế đất hợp lý…
Trả lời báo Tuổi trẻ Online bên ngoài hành lang Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 5 vào sáng ngày 7/6/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận khi dự thảo luật Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được đưa ra thảo luận để Quốc hội dự kiến thông qua, tại Khoản 1 Điều 32 của dự thảo luật này quy định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định, có nghĩa rằng người nước ngoài khi đến Đặc khu cũng có thể nhận được “ưu ái” là thuê đất đến 99 năm, đây chính là điều dư luận Việt Nam đặc biệt quan tâm trong mấy ngày qua mà theo cách gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là “khí thế rất sôi nổi” nhưng đối với sự quan sát của người viết thì đây là một làn sóng dư luận chỉ trích, phản đối gay gắt. Có thể nói là Quốc hội Việt Nam đang đón nhận một áp lực khủng khiếp đến từ dư luận trong mấy ngày qua và dự kiến sẽ còn kéo dài thêm thời gian về sau.
Ảnh minh họa.
Chính vì áp lực này mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hiện tại là Thủ tướng Phúc đã chia sẻ với báo đài Việt Nam thời hạn cho thuê đất ở dự thảo luật Đặc khu sẽ điều chỉnh giảm xuống, bao nhiêu năm thì Quốc hội sẽ xem xét. Nguyên văn lời của Thủ tướng Phúc được trích từ báo Tuổi Trẻ Online như sau:
“Tiếp thu ý kiến nhân dân, chúng tôi sẽ trình ra Quốc hội, lắng nghe ý kiến của Quốc hội theo hướng điều chỉnh giảm xuống để đảm bảo nguyện vọng mà bà con kiến nghị, một cách phù hợp. Còn xuống bao nhiêu năm thì Quốc hội sẽ xem xét”.
Nhìn vào phần gửi bình luận đến từ đọc giả ở bên dưới của bài báo, người viết ghi nhận dư luận có phần nào đó nguôi bức xúc, làm sóng chỉ trích gay gắt có phần giảm khi đưa ra yêu cầu Quốc hội trước khi thông qua dự thảo Luật Đặc khu phải trưng cầu ý dân, các cơ quan ban ngành quyền lực nhà nước phải lắng nghe ý kiến của đại bộ phận người dân và đây cũng là một phần trong cuộc nói chuyện riêng tư giữa người viết và cựu đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang sinh sống ở Hà Nội.
Qua những phát biểu của Thủ tướng Phúc trước báo đài, thừa nhận rằng Thủ tướng Phúc đã kịp thời biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, có tiếp xúc với làn sóng dư luận hiện thực bên ngoài xã hội thì mấu chốt của vấn đề không chỉ nằm mỗi ở thời hạn cho thuê đất, đây chỉ là một phần mà trong dự thảo luật Đặc khu còn nhiều quy định khác ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tiềm tàng mối nguy hiểm cho đất nước là rất lớn. Ví dụ như tại Khoản 3 Điều 7 của dự thảo Luật Đặc khu quy định: “Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”, được hiểu là khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Đặc khu thì Tòa án nước ngoài cũng có thể giải quyết. Điều luật này của dự thảo Luật Đặc khu cũng khiến dư luận Việt Nam quan tâm, nhiều lo lắng.
Chính vì vậy, đông đảo ý kiến của dư luận là yêu cầu Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 5 tạm thời không thông qua dự thảo Luật Đặc khu, cần xem xét và chỉnh sửa kỹ lưỡng, hợp lý và thậm chí nên trưng cầu ý dân.
Quốc hội Việt Nam khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2012) có 496 đại biểu được bầu vào ngày 22/5/2016. Trải qua những nguyên do khác nhau trong hai năm qua nên số Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV có giảm hiện chỉ còn 487 đại biểu. Trong số 487 Đại biểu này có 19 Đại biểu là người ngoài Đảng và 468 Đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy tiếng nói của Đảng chiếm gần như tuyệt đối trong cơ quan Quốc hội Việt Nam, mặc dù đây là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hiện tại. Vì lẽ này mà nếu Quốc hội Việt Nam tại kỳ họp này, các đại biểu sự chi phối của Đảng để bấm nút biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đặc khu bất chấp làm sóng bức xúc của người dân thì tình hình hết sức nguy hiểm không chỉ ở hiện tại mà còn về lâu về dài, trong bất cứ hoàn cảnh nào Việt Nam cũng phải cảnh giác cao độ mối nguy mang tên Trung Quốc.
Mối nguy mang tên Trung Quốc đối với Việt Nam không chỉ ở ngoài Biển Đông mà ngay tại đất liền cũng đầy rẫy, rất nhiều khu vực ở Việt Nam có số lượng người Trung Quốc tập trung sinh sống đông đã gây mất trật tự an ninh xã hội mà báo đài Việt Nam không ít lần phản ánh.
Mối nguy mang tên Trung Quốc không thể xem là “chuyện nhỏ” như lời phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịchông Nguyễn Văn Tuấn nói về việc hơn mười du khách Trung Quốc mặc áo in hình “đường lưỡi bò” nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Cam Ranh. Càng không thể coi như lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch& Đầu tư ông Nguyễn Chí Dũng khi cho rằng những người phản đối việc cho Trung Quốc thuê đất ở Đặc khu lên 99 năm là “chia rẽ mối quan hệ” Việt Nam với Trung Quốc.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Việt Nam khóa XIV sẽ diễn ra từ đây cho đến ngày 15/6/2018 kết thúc, hoàn cảnh hiện tại đang cho người viết thấy tiếng nói phản đối ở Quốc hội là quá ít thì khả năng dự thảo Luật Đặc khu sẽ được thông qua rất cao.
Như vậy, hy vọng của số đông người dân Việt Nam giờ còn nhờ vào tiếng nói của Chủ tịch nước. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn “Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất”, có nghĩa là nếu Chủ tịch nước không nhất trí những quy định tại dự thảo Luật Đặc khu mà Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước có quyền không công bố thông qua dự thảo luật này. Tuy nhiên, bối cảnh chính trị Việt Nam hiện tại tiếng nói quyền lực của Đảng gần như là tuyệt đối và Chủ tịch nước cũng là một Đảng viên thì như vậy hy vọng của số đông người dân rất là mong manh.
Như lời phát biểu của Chủ tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đặc khu vào ngày16/4/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật.
M.H.
VNTB gửi BVN.