Hành trình ra Trường Sa (Kỳ 2)

4.  Nam Yết, Sinh Tồn Đông

Tạm biệt Song Tử Tây và Đá Nam, tàu HQ 936 chạy suốt đêm, đến sáng 8/5 thì thả neo cho mọi người xuống xuồng vào đảo Nam Yết.

Đây là đảo nổi, cơ sở vật chất đang được xây dựng vững chắc cho bộ đội bám trụ.

Đây là đảo nổi, cơ sở vật chất đang được xây dựng vững chắc cho bộ đội bám trụ.

Nam Yết có cây bàng tám thân. Mọi người nói vui là nó có thể kết nghĩa với cây lộc vừng chín gốc bên Hồ Gươm.

Nam Yết có cây bàng tám thân. Mọi người nói vui là nó có thể kết nghĩa với cây lộc vừng chín gốc bên Hồ Gươm.

Nấm mộ người lính đã anh dũng hy sinh khi cứu xuồng vào đảo trong một cơn bão. Tên anh là Hoàng Đặng Hùng, sinh ngày 17/5/1984, mất ngày 25/7/2004 (9/6 Giáp Thân). Quê anh ở Thanh Bình, Thanh Hà, Hải Dương, nguyên quán ở Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Nấm mộ người lính đã anh dũng hy sinh khi cứu xuồng vào đảo trong một cơn bão. Tên anh là Hoàng Đặng Hùng, sinh ngày 17/5/1984, mất ngày 25/7/2004 (9/6 Giáp Thân). Quê anh ở Thanh Bình, Thanh Hà, Hải Dương, nguyên quán ở Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Thăm Nam Yết buổi sáng, đến chiều đoàn tới đảo Sinh Tồn Đông.

Thăm Nam Yết buổi sáng, đến chiều đoàn tới đảo Sinh Tồn Đông.

Trước khi xuồng cập đảo phải đi qua những ụ chắn sóng. Những ụ đó còn là nơi cho chim hải âu đậu. Chim dạn người, và chắc thấy có người chim cũng vui, nên xuồng đi qua, người người giơ máy ảnh chụp, chim vẫn đứng trên ụ như đội tiêu binh chào đón đoàn vào đảo.

Trước khi xuồng cập đảo phải đi qua những ụ chắn sóng. Những ụ đó còn là nơi cho chim hải âu đậu. Chim dạn người, và chắc thấy có người chim cũng vui, nên xuồng đi qua, người người giơ máy ảnh chụp, chim vẫn đứng trên ụ như đội tiêu binh chào đón đoàn vào đảo.

Cây phong ba trên đảo. Khi nhìn từ xa ai cũng ngờ là hoa sữa thủ đô.

Cây phong ba trên đảo. Khi nhìn từ xa ai cũng ngờ là hoa sữa thủ đô.

Cây bàng vuông trổ hoa trong tay Trung úy Đỗ Thị Vân Hà ở Bộ Tư lệnh Thủ đô. Nhà báo Lê Đức Dục (báo Tuổi trẻ) như cũng lây đẹp từ hoa và người.

Cây bàng vuông trổ hoa trong tay Trung úy Đỗ Thị Vân Hà ở Bộ Tư lệnh Thủ đô. Nhà báo Lê Đức Dục (báo Tuổi trẻ) như cũng lây đẹp từ hoa và người.

Kỷ vật biển trong tay nghệ sĩ ưu tú Ngọc Ánh. Người đứng cạnh là diễn viên Quốc Phòng (Cả hai đều thuộc đoàn chèo Hà Nội).

Kỷ vật biển trong tay nghệ sĩ ưu tú Ngọc Ánh. Người đứng cạnh là diễn viên Quốc Phòng (Cả hai đều thuộc đoàn chèo Hà Nội).

5. Cô Lin

Đêm 8/5 tàu HQ 936 buông neo giữa biển. Tới 3 giờ sáng ngày 9/5 tàu nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình. Sáng 9/5 tàu tới vùng biển có đảo Cô Lin – Gạc Ma.

Đêm 8/5 tàu HQ 936 buông neo giữa biển. Tới 3 giờ sáng ngày 9/5 tàu nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình. Sáng 9/5 tàu tới vùng biển có đảo Cô Lin - Gạc Ma.

Khi tàu dừng lại, mọi người trong đoàn đều xúc động, vì biết sắp diễn ra lễ tưởng niệm các chiến sĩ hải quân đã hy sinh vì biển đảo tổ quốc tại nơi này. Ký ức về cuộc hải chiến 1988 (hay là chiến dịch CQ-1988) hiện lên bi tráng, hào hùng.

Hải chiến Trường Sa 1988

Trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Trước tình hình đó, ngày 4/3/1988, thường vụ Quân chủng họp nhận định: TQ đã cho quân chiếm giữ Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ. Ta xây dựng thế trận phòng thủ ở các đảo Tiên Nữ, Đá Lát, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan, bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân TQ ra các đảo lân cận. Song TQ có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và Đông kinh tuyến 1150.

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng xác định: Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân TQ chiếm giữ sẽ khống chế đường qua lại của ta tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa. Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao… Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.
Trong khi đó, hải quân TQ sau khi chiếm giữ trái phép Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ cũng đang có ý đồ chiếm giữ ba đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao nhằm gây thanh thế ở khu vực Trường Sa và trên Biển Đông. Đầu tháng 3/1988, TQ huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5, Trường Sĩ quan Hải quân, nhà máy Ba Son… đến phối thuộc khi cần thiết.

Thực hiện quyết tâm của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, ngày 12/3/1988 tàu 605 (Lữ 125) do đ/c Lê Lệnh Sơn làm Thuyền trưởng được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ ngày 14/3/1988. Sau 29 giờ hành quân bí mật, khẩn trương vượt qua sóng to, gió lớn, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14/3/1988 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của bộ đội ta.

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13/3, tàu HQ-604 do đ/c Vũ Phi Trừ làm Thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đ/c Vũ Huy Lễ làm Thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với 2 tàu 505 và 604 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn công binh 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do đ/c Trần Đức Thông – Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng tham mưu). Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của TQ từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc cách ta 500 m. 17 giờ ngày 13/3, tàu TQ áp sát tàu 604 và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị tàu TQ uy hiếp, cán bộ, chiến sĩ 2 tàu 604 và 505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo. Tàu chiến đấu của TQ cùng 1 tàu hộ vệ, 2 tàu vận tải thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân TQ gây ra, lúc 21 giờ ngày 13/3, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đ/c Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị: Khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13/3. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, TQ điều thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ tàu có từ trước khiêu khích, đe dọa để ta rút khỏi đảo Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định: Tàu TQ có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

6 giờ ngày 14/3/1988, TQ thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến về phía cờ ta đang tung bay. Dựa vào thế đông quân, TQ tiến vào giật cờ ta. Lập tức, Thiếu úy Trần Văn Phương, Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng giành lại cờ. Binh lính của TQ đã dùng lưỡi lê đâm và bắn Nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu, bị TQ bắn đã anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Sự hy sinh anh dũng của Trần Văn Phương đã nêu tấm gương sáng cho các đơn vị noi theo, quyết tâm chiến đấu bảo vệ hải đảo của Tổ quốc.

Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 ngày 14/3, TQ dùng 2 tàu bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu ta bị hỏng nặng. TQ cho quân xông về phía tàu ta.Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPD, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính TQ phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu họ. Trận đánh diễn ra mỗi lúc một quyết liệt. Các đ/c Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. TQ tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng chìm dần xuống biển. Đ/c Vũ Phi Trừ – Thuyền trưởng, đ/c Trần Đức Thông – Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14/3, tàu HQ-505 đã cắm hai lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đ/c Vũ Huy Lễ thuyền trưởng tàu 505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của ta đang cơ động lên bãi, 2 tàu của TQ quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp nguy hiểm, tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 ngày 14/3, bộ đội tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu 604 bị chìm. Tàu HQ-505 bị bốc cháy. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 ngày 14/3, tàu của TQ bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15/3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.

Trong trận chiến đấu ngày 14/3/1988, ta bị tổn thất: 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 đ/c hy sinh, 11 đ/c bị thương, 70 đ/c bị mất tích (sau này TQ trao trả ta 9 đ/c, 61 người mất tích).

Mặc dù so sánh lực lượng chênh lệch, phương tiện, vũ khí hạn chế, cán bộ và chiến sĩ hải quân đã chiến đấu dũng cảm, bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.

(Trích trong cuốn Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam 1955-2005)

Bàn thờ được lập ngay trên boong trung của tàu. Mọi người xếp hàng ngang nghe đọc lời tưởng niệm nhắc lại sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam vì chủ quyền lãnh thổ đất nước giữa trùng khơi. Những cây hương được từng người cắm lên bàn thờ. Ai cũng khóc vì thương xót, cảm phục, và tự hào.

Bàn thờ được lập ngay trên boong trung của tàu. Mọi người xếp hàng ngang nghe đọc lời tưởng niệm nhắc lại sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam vì chủ quyền lãnh thổ đất nước giữa trùng khơi. Những cây hương được từng người cắm lên bàn thờ. Ai cũng khóc vì thương xót, cảm phục, và tự hào.

Lễ tưởng niệm xong, vòng hoa được thành kính thả xuống biển tri ân các liệt sĩ. Ca sĩ Khánh Hòa (Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long) nức nở, nghẹn ngào hát khúc tưởng niệm xoáy sâu thêm lòng người nỗi đau và niềm nhớ.

Lễ tưởng niệm xong, vòng hoa được thành kính thả xuống biển tri ân các liệt sĩ. Ca sĩ Khánh Hòa (Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long) nức nở, nghẹn ngào hát khúc tưởng niệm xoáy sâu thêm lòng người nỗi đau và niềm nhớ.

Các anh nằm lại biển khơi nhưng không bao giờ xa đất liền. Dưới đáy biển còn nhiều hài cốt các anh, phía Việt Nam đã đề nghị được tìm kiếm và trục vớt, nhưng phía Trung Quốc không chấp nhận. Từ đảo Cô Lin nhìn qua ống kính quan sát về phía Gạc Ma thấy TQ xây đồn cao lừng lững. Nhìn mà căm tức và lo lắng.

Các anh nằm lại biển khơi nhưng không bao giờ xa đất liền. Dưới đáy biển còn nhiều hài cốt các anh, phía Việt Nam đã đề nghị được tìm kiếm và trục vớt, nhưng phía Trung Quốc không chấp nhận. Từ đảo Cô Lin nhìn qua ống kính quan sát về phía Gạc Ma thấy TQ xây đồn cao lừng lững. Nhìn mà căm tức và lo lắng.

Nhà báo Lê Đức Dục có hai người bạn ở gần nhà tại thị xã Đông Hà (Quảng Trị) nằm trong số 64 liệt sĩ ở trận hải chiến Trường Sa. Khi anh đi chuyến này, hai gia đình bạn đã nhờ anh lấy hộ hai chai nước ở vùng biển này mang về thờ phụng. Dục đã nghiêm cẩn làm việc đó. Anh ghi vào sổ cảm tưởng của đảo những dòng tâm huyết cho hai người bạn mình, cho những người lính đảo hôm nay.

Nhà báo Lê Đức Dục có hai người bạn ở gần nhà tại thị xã Đông Hà (Quảng Trị) nằm trong số 64 liệt sĩ ở trận hải chiến Trường Sa. Khi anh đi chuyến này, hai gia đình bạn đã nhờ anh lấy hộ hai chai nước ở vùng biển này mang về thờ phụng. Dục đã nghiêm cẩn làm việc đó. Anh ghi vào sổ cảm tưởng của đảo những dòng tâm huyết cho hai người bạn mình, cho những người lính đảo hôm nay.

Thăm đảo rồi ra về. Người đi, người ở lại. Phút giây chia tay bịn rịn nhớ thương và đồng cảm.

Thăm đảo rồi ra về. Người đi, người ở lại. Phút giây chia tay bịn rịn nhớ thương và đồng cảm.

Nỗi nhớ các anh - cả các liệt sĩ, cả những người đang làm nhiệm vụ hôm nay - càng day dứt, sâu đậm hơn mỗi khi mặt trời xuống biển, hoàng hôn bao phủ khắp nơi.

Nỗi nhớ các anh - cả các liệt sĩ, cả những người đang làm nhiệm vụ hôm nay - càng day dứt, sâu đậm hơn mỗi khi mặt trời xuống biển, hoàng hôn bao phủ khắp nơi.

PXN

Nguồn: http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/

(Còn tiếp)

This entry was posted in Hoàng Sa, Trường Sa. Bookmark the permalink.