“Chính trị không có phức tạp„
Rodion Ebbighausen thực hiện cuộc phỏng vấn
Vũ Hứa Huyên chuyển ngữ
Nữ ca sĩ Việt Nam Mai Khôi, người hoạt động cho Nhân quyền và Tự do ý kiến, đã phát biểu về sự dấn thân chính trị của bà tại Diễn đàn truyền thông hoàn cầu 2017 (Global Media Forum) của đài phát thanh “Làn sóng Đức- Deutsche Welle-DW„
Việt Nam là một quốc gia trẻ trung và sinh động. Giới thanh niên ở tuổi 24 hay trẻ hơn chiếm 40% trong số 90 triệu người Việt nam… Nền kinh tế phát triển nhanh và các nhà cao tầng ở thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội đang mọc lên như nấm. Nhưng nền chính trị của đất nước lại kém phần trẻ trung và sinh động. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) nắm quyền lâu hơn các đảng cộng sản khác trên thế giới. ĐCSVN không chấp nhận các lực lượng chính trị khác được tồn tại bên cạnh. Từ lâu các cán bộ lão thành của đảng luôn lên tiếng cảnh cáo “diễn biến hòa bình„ sẽ dẫn đến một chế độ đa nguyên có thể chôn vùi sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản. Nữ ca nhạc sĩ Mai Khôi đã gây ít nhiều xôn xao trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 5-.2016 khi tự ứng cử mà không thành. Nhưng hành đông của Mai Khôi đã tạo ra nhiều tranh luận về sự tham gia chính trị của người dân. Cũng trong tháng 5, Cựu Tổng thống Mỹ Obama đến Hà nội và đã tiếp Mai Khôi cùng nhiều nhà hoạt động khác. Trước đó Mai Khôi cũng đã tranh đấu cho Dân chủ và chông bạo lực đối với phụ nữ. Hiện tại Mai Khôi đang soạn một tập ca khúc mới. Với âm nhạc Mai Khôi muốn kết nối các bài hát chính trị với truyền thống. dân tộc.
Làn sóng Đức – DW đã mời ca sĩ Mai Khôi, nhà hoạt động nói chuyện trên Diễn đàn truyền thông hoàn cầu 2017 và phụ diễn nhạc cho “giải thưởng Tự do phát biểu“. Giải thưởng này được trao từ năm 2015 cho những nhân vật hay học viện có công đóng góp cho Nhân Quyền và Tư do ý kiến.
Làn sóng Đức (DW): Khi nào và điều gì đã thức tỉnh bà quan tâm đến chính trị?
Thực sự bắt đầu đúng vào tháng 2.2016, khi tôi được thân hữu khuyến khích ứng cử làm ứng viên trực tiếp độc lập cho Quốc hội. Từ đó tôi dấn thân hoạt động. Trước đó tôi từng tham gia nhiều dự án xã hội và đã thấy nhiều chuyện trong chính trị cũng như hệ thống chính trị có vấn đề. Nhưng từ khi tự ứng cử thì sự quan tâm đã gia tăng mạnh. Tôi sống và nhìn thấy rõ hơn ỡ Việt Nam có bao nhiêu giới hạn. Và tôi cũng đã tiếp xúc với nhiều người có những cảm nhận tương tự.
Bà giải thích như thế nào về tình trạng chỉ có ít người Việt quan tâm đến chính trị?
Theo tôi, chuyện này ít nhiều liên quan đến hệ thống giáo dục. Hệ thống làm cho người ta sợ hãi khi tiếp xúc với chính trị. Họ cho rằng đó là việc của quốc gia và chính quyền. Chính trị không liên quan đến họ và họ không nên nói chính trị. Họ sợ bị nguy hiểm. Điều này đặc biệt xẩy ra ở giới trẻ, lớp người thiếu can đảm đặt vấn đề chính trị. Rất tiếc tất cả làm giới trẻ không màng nghĩ đến những thách đố trong xã hội.
Việc gì có thể làm để người ta quan tâm chính trị?
Điều quan trọng trước hết là tranh thủ được mọi người dù già hay trẻ, và mọi nhóm xã hội lưu tâm đến chính trị. Mỗi quyết định trong cuộc sông của chúng tôi đều bị chính trị ảnh hưởng. Có nên ly dị hay tiếp tục sống chung, trường nào cho con cái chúng tôi, thành phố có cần trồng thêm cây xanh hay không. Tất cả là những câu hỏi quan trọng và chúng tôi đều có thể đóng góp ít nhiều. Với sự ứng cử, tôi muốn nhấn mạnh là mọi người có quyền góp phần cùng kiến tạo chính trị. Sau cùng đó cũng là chuyện liên hệ đên cuộc sông của chúng tôi.
Bà mong muốn gì cho tương lai?
Tôi ao ước trong Quốc hội kế tiếp sẽ có nhiều ghế đại biểu cho các ứng viên độc lập. Đặc biệt cho giới trẻ..Đây có lẽ chỉ là một sự thay đổi nhỏ, nhưng qua đó chúng tôi từng bước có thể làm chí nh quyền yếu dần (cười). Chúng tôi cuối cùng cũng sẽ đòi hỏi quyền tự do ý kiến và hôi họp phải được tôn trọng.
Các tổ chúc Nhân quyền như Tổ chức theo dõi Nhân quyền – HRW và Ân xá quốc tê – AI luôn báo cáo các nhà hoạt động và viết báo mạng Blogger ở Việt nam luôn bị đàn áp và chịu nhiều áp lực. Bà có lo sợ không?
Là người hoạt động ổ Việt Nam, người ta phải có sự nhạy cảm, biết chuyện gì vào thời điểm nào được hay không được. Nhưng mà không có dễ. Vì ở Việt Nam không có sự an toàn luật pháp, nên người ta không bao giờ biết mình đã vượt quá “tuyến đỏ“ rồi hay chưa. Chẳng hạn hiện nay thảm họa môi trường do một công ty thép Đài loan gây ra đang là một đề tài nhạy cảm (Chú thích của biên tập: Công ty thép đã thải nước độc bất hợp pháp ra biển khiến hàng tấn cá bị nhiễm độc). Hoặc các tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông. Đây là những nguy hiểm lớn có thể bị giam giữ.
Dù vậy chúng tôi vẫn tiếp tục tranh đấu cho Nhân quyền và Quyền tư do ý kiến.. Nhưng khi chúng tôi bàn luận vấn đề hay viết Blogs, chúng tôi phải lách tránh khôn khéo như ở giao thông Hà nội. Chỉ có thế chúng tôi mới đến được mọi người.
Ông Vũ Ngọc Yên gửi BVN