Thư giãn vui (và không thể vui) ngày Chủ nhật,

Trích trong Sách Tiếng Việt lớp 5 của nhóm Cánh Buồm,
tặng người lớn (không tặng trẻ em vì nếu học sách Cánh Buồm, thì các em đều được học và … quán triệt rồi!)
Tuần lễ 24 – Tiết 1
Ngôn ngữ hành chính
Khái niệm Lỗi và Tội   
Ngôn ngữ hành chính cũng phải mang
tính chính xác như của khái niệm khoa học
Thí dụ:
Vi phạm là gì?  Vi phạm là như thế nào?
Lỗi là gì? Tội là gì?
        LỖI là vô tình phạm quy định   TỘI là cố ý phạm quy định
          
Vứt tạm đây,                                      Nhân lúc cả phố đang ngủ say,
nhanh còn về làm bài tập!                           đổ nhanh chuồn nhanh!   

 

                  
  Lần sau là phạt đấy nhé!                Ông cố ý vi phạm luật Môi
  Cháu xin lỗi ạ!                              trường! Mời ông kí vào biên bản!
Chỉ cần phê bình nhắc nhở người phạm lỗi.
LỖI nặng lắm mới xử theo luật dân sự.
Người phạm TỘI bị xử theo luật hình sự. 
Thực hành:
Phạm quy định gì?  Phạm như thế nào?
Em tự tìm thêm thí dụ từ những gợi ý dưới đây:
            
Ôi, vội quá,                                                     Thắng rồi! Đua thôi,
quên mũ bảo hiểm rồi!                                          có gì phải sợ!
        
Ơ, ở đây không được hái hoa                  Nhanh chân lên, bảo vệ tới
đâu em!                                                                bây giờ!
Hoa đẹp quá, em trót hái                         Mau bê về nhà, đỡ tiền
một bông rồi!                                                      mua hoa tết!                        
Các em tiếp tục nghĩ ra tình huống phân biệt LỖI và TỘI,
cùng chơi vui với nhau.
Tuần lễ 24 – Tiết 2
Minh bạch (khi thông báo)
Luật bảo vệ động vật hoang dã ở Úc
Bảng chỉ dẫn bên đường
Lái xe cẩn thận
Dọc 150 km phía trước
ĐƯỜNG KHÔNG CÓ RÀO CHẮN HAI BÊN
Các em cho biết: 
1.    Theo biển báo, những loài vật hoang dã nào được bảo vệ dọc con đường này?
2.    Không ghi trên biển báo, nhưng ta biết ngoài quãng đường 150 km này, động vật hoang dã được bảo vệ như thế nào?
Tuần lễ 24 – Tiết 3
Minh bạch (khi xử lý)
Biên bản vi phạm luật
Các em chú ý:
Một biên bản vi phạm luật có cấu trúc chẳng khác mấy với cách viết ĐOẠN VĂN các em đã học.
Đầu tiên, nó cần có tiêu đề, tiếp đó là 5 ý – thí dụ như sau:
 
Biên bản vi phạm
Luật bảo vệ động vật hoang dã
1.   Phần chủ đề – cho thấy rõ ngay từ đầu các yếu tố chính:
  Ngày, giờ, tại địa điểm nào, xảy ra vụ vi phạm Luật bảo vệ động vật hoang dã
         gây ra bởi (tên, tuổi, địa chỉ).
  Cảnh sát môi trường (tên đơn vị, tên sĩ quan) đã có mặt hồi (ngày, giờ).
2.   Phần mở rộng – thêm những chi tiết cụ thể bổ sung cho phần chủ đề:
         Xe chạy hướng từ đâu đến đâu?
  Khi gây tai nạn với động vật hoang dã, xe chạy với tốc độ thế nào?
   Thời tiết có ảnh hường tới tầm nhìn của xe hay không? 
         Lái xe khai có nhìn rõ biển báo không?
         Nồng độ cồn lái xe có quá mức cho phép không?
  Xe đã đâm vào con vật nào? Đâm vào mấy con? Bị thương mấy con? Chết mấy con?
3.   Phần phản biện – phân trần lý do gây tai nạn, bằng chứng của người làm chứng:
   Lái xe trình bày hoàn cảnh phóng nhanh và đâm xe vào động vật bảo vệ.
    Người làm chứng xác nhận đồng ý với lời lái xe trình bày là trung thực hoặc phản bác lại.
 
4.   Phần sơ kết – người làm biên bản nêu ra những nhận định của mình:
          Đánh giá lỗi vi phạm nghiêm trọng đến đâu.
   Đánh giá tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (tăng rất nặng nếu: lái xe uống rượu say, hoặc có ý định tẩu tán con vật bị xe gây nạn, hoặc có ý định mang con vật được Luật bảo vệ về ăn thịt  …)
   Tình tiết giảm nhẹ: lái xe khi thời tiết xấu, lái xe khắc phục hậu quả, lái xe hợp tác với Cảnh sát môi trường cấp cứu con vật bị thương …
5.   Phần kết luận –  người làm biên bản nêu ý kiến cuối cùng của mình về mức độ vi phạm Luật của lái xe.
Các chữ ký của
Người làm biên bản          Người vi phạm      Người làm chứng   
Tuần lễ 25 – Tiết 1
Ngôn ngữ hành chính
Luật và Biên bản vi phạm luật
Luyện tập vui
Các em chia nhóm đóng vai những bên bị lập biên bản trong vụ án hối lộ nhận dịp Đám cưới chuột xảy ra giữa Họ nhà Chuột và ông Mèo:
      Các em chú ý:
1.     Chứng cứ trong vụ đưa hối lộ: gà, chim, ngoài ra ông Mèo còn đòi thêm những gì nữa… (đòi trực tiếp hay đòi gián tiếp qua tay chân) ?
2.     Bố mẹ của chú rể và cô dâu Chuột muốn hối lộ nhanh nhanh cho xong chuyện để đám cưới tiến hành. Các em lập luận xem đó là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trong vụ án này?
Tuần lễ 25 – Tiết 2
Ngôn ngữ hành chính
Luật và Biên bản vi phạm luật
Luyện tập vui
Các em chia nhóm đóng vai những bên bị lập biên bản trong vụ án đánh đập trẻ em tại ngôi trường của Thày đồ Cóc xảy ra giữa Học sinh nhỏ tuổi và Học sinh lớn tuổi:
Các em chú ý:
1.      Các bị can trong vụ đánh học sinh là trẻ em đang đi học, chưa đến tuổi tự chịu trách nhiệm. Các em nghĩ ra các tình huống  sau:
a.   Thày đồ Cóc ra lệnh đánh.
b.   Học sinh lớn đánh học sinh bé, tháy đồ biết mà không can thiệp (hoặc còn xúi thêm).
2.    Bố mẹ của học sinh bị đánh chịu trách nhiệm đến đâu? (Thí dụ có người còn đồng ý cho con bị đánh đòn). 
Tuần lễ 25 – Tiết 3
Ngôn ngữ hành chính
Luật và Biên bản vi phạm luật
Luyện tập vui
Các em lập luận từng vụ sau và bằng ngôn ngữ hành chính cho biết đó là LỖI DÂN SỰ hay TỘI HÌNH SỰ. 
(Hết trích)
Chú thích của người trích:
Xin mời đọc thêm “tuyên ngôn bậc tiểu học” của nhóm Cánh Buồm, in ở trang bìa, cẩn thận còn in lại ở trang bìa phụ, nguyên văn như sau:
GIÁO DỤC TIỂU HỌC ỔN ĐỊNH VÀ
BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
THÌ TOÀN BỘ NỀN GIÁO DỤC MỚI ĐƯỢC ỔN ĐỊNH,
MỖI GIA ĐÌNH ỔN ĐỊNH, CẢ XÃ HỘI CÙNG ỔN ĐỊNH.
Chúc bạn đọc vui vẻ ngày chủ nhật.
Lại chú thích nữa: Chỉ những người có tâm hồn trong sáng và trong lòng không bợn chút LỖI gần trình độ của TỘI thì mới vui vẻ ngày chủ nhật được. Thề đấy!
Phạm Toàn
This entry was posted in Giáo dục, Thư Giãn Cuối Tuần. Bookmark the permalink.