Theo thiết kế thì Nhà Máy Đạm Ninh Bình sử dụng công nghệ của Châu Âu nhưng vì nhà thầu là Trung Quốc nên cuối cùng, “đa phần thiết bị” của nhà máy là do Trung Quốc sản xuất.
Tháng trước, trò chuyện với tờ Tiền Phong, ông Nguyễn Gia Tưởng, tổng giám đốc VINACHEM thú nhận, do đa số thiết bị là của Trung Quốc, dây chuyền sản xuất phân bón của Nhà Máy Đạm Ninh Bình “thường xuyên xảy ra sự cố.”
… Theo tờ Tiền Phong thì sau khi khánh thành bốn năm, Nhà Máy Đạm Ninh Bình lỗ 2.000 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi năm, Nhà Máy Đạm Ninh Bình phải trả… 1.000 tỷ đồng tiền lãi. Mức lãi trung bình là 2,6 tỷ đồng một… ngày!
Nhà Máy Đạm Hà Bắc, một thành viên khác của VINACHEM cũng chẳng khá hơn. Sau năm năm được “cải tạo – mở rộng,” Nhà Máy Đạm Hà Bắc năm nào cũng lỗ. Riêng năm ngoái lỗ 655 tỷ và nay, chỉ tính riêng số nợ đã vay của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) thì khoản này đã là 3.957 tỷ đồng.
… Theo một báo cáo mà VINACHEM gửi cho các bộ hữu trách trong chính phủ Việt Nam cách nay vài tháng thì dù hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thành viên đều thê thảm như Nhà Máy Đạm Ninh Bình và Nhà Máy Đạm Hà Bắc song mức lương trung bình của các viên chức lãnh đạo VINACHEM đã tăng từ 48,5 triệu đồng/tháng hồi năm 2015 lên thành 54 triệu đồng/tháng trong năm nay.
Nhà máy Đạm Ninh Bình. Từ đầu năm đến nay chỉ hoạt động có 76 ngày rồi ngưng chạy máy. (Hình: TTXVN)
VIỆT NAM – Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam (VINACHEM) – một trong các tập đoàn nhà nước vừa gửi chính phủ Việt Nam 14 kiến nghị về việc hỗ trợ nhằm duy trì hai nhà máy là: Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc.
Cả hai nhà máy: Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc vốn đã là những xác chưa chôn.
Năm 2000, chính quyền Việt Nam chuẩn y đề nghị của VINACHEM, thực hiện Dự Án Nhà Máy Đạm Ninh Bình. Theo quảng cáo thì dự án này nhằm phát triển phân bón, bảo đảm an ninh lương thực cho Việt Nam.
Năm 2008, VINACHEM hỏi vay của EXIMBANK Trung Quốc $250 triệu (lúc đó tương đương 5.000 tỷ đồng) trong 15 năm với lãi suất là 4%/năm để thực hiện dự án Nhà Máy Đạm Ninh Bình. Đổi lại, VINACHEM phải sử dụng tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer của Trung Quốc làm nhà thầu.
Theo thiết kế thì Nhà Máy Đạm Ninh Bình sử dụng công nghệ của Châu Âu nhưng vì nhà thầu là Trung Quốc nên cuối cùng, “đa phần thiết bị” của nhà máy là do Trung Quốc sản xuất.
Tháng trước, trò chuyện với tờ Tiền Phong, ông Nguyễn Gia Tưởng, tổng giám đốc VINACHEM thú nhận, do đa số thiết bị là của Trung Quốc, dây chuyền sản xuất phân bón của Nhà Máy Đạm Ninh Bình “thường xuyên xảy ra sự cố.” Bởi việc mua thiết bị dự phòng phụ thuộc vào nhà thầu Trung Quốc nên VINACHEM đang tính đến việc đóng cửa Nhà Máy Đạm Ninh Bình.
Vì càng hoạt động càng lỗ, để duy trì hoạt động của Nhà Máy Đạm Ninh Bình, VINACHEM đã vay thêm của các tổ chức tín dụng và ngân hàng tại Việt Nam $326 triệu và 4.300 tỷ đồng. Theo tờ Tiền Phong thì sau khi khánh thành bốn năm, Nhà Máy Đạm Ninh Bình lỗ 2.000 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi năm, Nhà Máy Đạm Ninh Bình phải trả… 1.000 tỷ đồng tiền lãi. Mức lãi trung bình là 2,6 tỷ đồng một… ngày!
Nhà Máy Đạm Hà Bắc, một thành viên khác của VINACHEM cũng chẳng khá hơn. Sau năm năm được “cải tạo – mở rộng,” Nhà Máy Đạm Hà Bắc năm nào cũng lỗ. Riêng năm ngoái lỗ 655 tỷ và nay, chỉ tính riêng số nợ đã vay của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) thì khoản này đã là 3.957 tỷ đồng.
Trong kiến nghị mới gửi chính phủ Việt Nam, VINACHEM đề nghị: Đối với Nhà Máy Đạm Ninh Bình thì hoặc là chuyển khối tiền 2.708 tỷ đồng đang nợ Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) thành vốn mà nhà nước đầu tư (nhà nước đứng ra gánh thay – xóa khoản nợ này) hoặc là khoanh nợ trong năm năm (không trả cả vốn lẫn lãi từ 2016 đến 2020). VINACHEM cho biết cũng đã đề nghị như vậy với EXIMBANK của Trung Quốc (!?). Còn đối với Nhà Máy Đạm Hà Bắc thì VINACHEM chỉ xin khoanh khoản nợ 3.957 tỷ trong… năm năm!
Bên cạnh đó, VINACHEM đề nghị chính phủ Việt Nam chỉ đạo VDB giảm mức lãi đối với các khoản mà VINACHEM đang nợ xuống còn 8,5%/năm. Đồng thời đề nghị chính phủ Việt Nam chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước tại các ngân hàng: BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiếp tục cho Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc vay vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh.
VINACHEM không quên khuyến cáo là dẫu các đề nghị “hà hơi, tiếp sức” có được chấp nhận thì do các khó khăn khách quan, hiệu quả hoạt động của hai nhà máy: Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc trong năm tới vẫn khó… khá!
Cho dù thủ tướng Việt Nam chưa trả lời vì còn chờ các bộ như: Công Thương, Kế hoạch – Đầu Tư và Ngân Hàng Nhà Nước “tham mưu” nhưng cầm chắc là thủ tướng Việt Nam không lắc đầu bởi Việt Nam vẫn là quốc gia đang xây dựng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,” thành ra các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vẫn là “nòng cốt.”
Theo một báo cáo mà VINACHEM gửi cho các bộ hữu trách trong chính phủ Việt Nam cách nay vài tháng thì dù hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thành viên đều thê thảm như Nhà Máy Đạm Ninh Bình và Nhà Máy Đạm Hà Bắc song mức lương trung bình của các viên chức lãnh đạo VINACHEM đã tăng từ 48,5 triệu đồng/tháng hồi năm 2015 lên thành 54 triệu đồng/tháng trong năm nay. (G.Đ)
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/lai-doi-ha-hoi-tiep-suc-cho-hai-cai-xac-chua-chon/
***
Tập đoàn Hóa chất xin ưu đãi khủng “giải cứu” Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc đang lỗ nặng
Hải Minh
(NDH) Tập đoàn Hóa chất (Vinahem) vừa đề xuất nhiều nội dung mong các bộ, ngành kiến nghị lên Thủ tướng để có giải pháp cứu hai nhà máy đạm đang trong “cơn bĩ cực”
Theo Báo cáo kế hoạch năm 2017 Vinachem gửi đến Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch đầu tư, Tập đoàn này cho biết tình hình hoạt động đang hết sức khó khăn, trong đó khó khăn nhất là hai nhà máy Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc. Tập đoàn này đã đưa ra 14 kiến nghị, có nhiều kiến nghị nhằm gỡ khó cho hai nhà máy này.
Đối với dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, tập đoàn đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thành vốn đầu tư của Nhà nước. Theo Vinachem, tính đến ngày 29/2, dư nợ gốc của khoản vay này là 2.708 tỷ đồng.
Đạm Ninh Bình đang nợ hơn 2 nghìn tỷ đồng
Trong trường hợp không được chuyển nợ vay vốn thành vốn Nhà nước đầu tư nêu trên, tập đoàn đề nghị cho phép khoanh nợ khoản vay trong 5 năm. Theo đó từ 2016 đến 2020 không trả nợ gốc và không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm. Vinachem cũng có đề nghị như vậy với khoản nợ vay của Dư án nhà máy Đạm Ninh Bình tại Ngân hàng Eximbank Trung Quốc.
Tập đoàn này cũng đề nghị khoanh khoản vay của Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy Phân đạm Hà Bắc tại VDB với dư nợ tính đến 29/2 vừa qua là 3.957 tỷ đồng trong thời gian 5 năm.
Vinachem cũng đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng trước mắt trong thời gian xem xét cho phép điều chỉnh giảm đối với toàn bộ dư nợ gốc vay tại VDB cho dự án Đạm Ninh Bình và Dự án cải tạo – mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc về mức 8,55%. Ngoài ra, tập đoàn còn kiến nghị đơn vị này được giãn trích khấu hao 50% cho năm 2016, 2017 và 30% cho 2018.
Vincahem cũng đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu người đại diện vốn tại các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiếp tục cho Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc vay vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó, Vinacehm đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Thủ tướng trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật số 71 “đưa phân bón ure vào đối tượng chịu thế giá trị gia tăng với mức thuế suất 0%”.
Đồng thời kiến nghị Thủ tướng ban hành cơ chế bán than của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam cho sản xuất phân bón bằng 80% so với giá than hiện nay TKV đang bán cho sản xuất phân bón, đặc biệt đối với phân bón ure.
Nhận ưu đãi vẫn lỗ nặng
Đi vào hoạt động từ cuối năm 2011, dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có công suất 560.000 tấn u rê/năm với mức đầu tư 667 triệu USD (tương đương 10.800 tỉ đồng với thời giá lúc đó) dự tính trong 3 năm đầu lỗ khoảng 1.079 tỉ đồng (tương đương 47 triệu USD). Tuy nhiên, tính đến hết tháng 6/2016, mức lỗ đã lên tới gần 2.700 tỉ đồng, trong đó, đáng kể nhất là trong hai năm 2013 và 2014 lỗ lần lượt là 936 tỉ và 738 tỉ đồng.
Tình hình tài chính của Đạm Ninh Bình đang hết sức khó khăn, dòng tiền phục vụ sản xuất và trả nợ luôn thiếu hụt, việc tiếp cận vốn ngân hàng vẫn là một bài toán khó khi vốn chủ sở hữu đã bị âm.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản gửi Thủ tướng về việc tháo gỡ khó khăn cho nhà máy đạm Ninh Bình.
Trong khi đó, tại văn bản kiến nghị của Công ty TNHH MTV đạm Ninh Bình mà UBND tỉnh này gửi kèm lên Thủ tướng, doanh nghiệp đề xuất một loạt giải pháp ưu đãi. Đáng chú ý như kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ Tài chính và Công thương tổ chức hiệp thương về giá than để hạ giá bán than cho nhà máy này xuống 20%.
Với nhóm giải pháp về thuế, Đạm Ninh Bình mong muốn khi Chính phủ báo cáo Quốc hội nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp trong năm 2016 thì đề nghị sửa đổi để phân bón u rê vào đối tượng được chịu thuế GTGT đầu ra về 0%.
Công ty cũng đề xuất Thủ tướng cho phép áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm u rê, tương tự cách đang thực hiện với các sản phẩm phôi thép hay bột ngọt, nhằm hạn chế hàng nhập khẩu giá rẻ tràn vào khiến cho sản phẩm của nhà máy phải bán dưới giá thành như thời gian gần đây.
Đạm Hà Bắc cũng rơi vào cơn bĩ cực khi lỗ khoảng 700 tỷ đồng.
Đạm Hà Bắc vốn là một trong những nhà máy sản xuất phân đạm lớn và lâu đời nhất miền Bắc. Năm 2010, công ty khởi công dự án cải tạo và mở rộng nhà máy với tổng mức đầu tư hơn 568 triệu USD. Dự án hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2015, nâng công suất từ 180.000 tấn lên mức 500.000 tấn/năm.
Cũng từ năm 2015, Đạm Hà Bắc mới bắt đầu lỗ. Công ty báo lỗ 665 tỷ đồng. Đạm Hà Bắc cho biết đó là những con số nằm trong kế hoạch. Năm 2016, công ty này đặt kế hoạch lỗ tiếp 488 tỷ đồng, bắt đầu từ năm 2017 hoạt động có lãi và đến năm 2019, tức 4 năm nữa, công ty hết lỗ lũy kế.
***
Vinachem đề nghị khoanh nợ cho Đạm Ninh Bình
TTO – Trước tình hình thua lỗ của Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) kiến nghị cho hai doanh nghiệp trên không phải trả nợ gốc và lãi vay trong 5 năm tới ở các ngân hàng.
Thông tin vừa được Vinachem gửi lên Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch – đầu tư trong báo cáo xây dựng kế hoạch năm 2017.
Theo Vinachem, tình hình khó khăn chung diễn ra với toàn tập đoàn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất phân bón. Điển hình là Nhà máy đạm Ninh Bình dù đã đi vào hoạt động từ năm 2012, bên cạnh tình hình thua lỗ thì đến nay vẫn chưa quyết toán được dự án.
Vinachem cho biết kể từ năm 2014, tập đoàn và nhà thầu Trung Quốc đã đàm phán 11 đợt để giải quyết các tồn tại của hợp đồng, trong đó có phần yêu cầu nhà thầu bồi thường thiệt hại do không đạt yêu cầu trong hợp đồng EPC.
Mặc dù hai bên đã đề ra phương án giải quyết, nhưng việc thương lượng vẫn chưa có sự thống nhất. Hiện nay nhà thầu vẫn chưa cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án, báo cáo cuối cùng theo thời hạn đã được hai bên cam kết.
Do đó, Vinachem cũng đề nghị Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho dự án Nhà máy đạm Ninh Bình thành vốn đầu tư của Nhà nước tại tập đoàn, số tiền 2.708 tỉ đồng (hiện dư nợ gốc đến thời điểm 29-2-2016 tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 2.669 tỉ đồng và 1,7 triệu USD, tương đương số tiền 2.709 tỉ đồng).
Trường hợp không được chuyển nợ vay thành vốn góp đầu tư, Vinachem đề nghị cho phép khoanh nợ khoản vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian 5 năm, kể từ năm 2016 – 2020, không trả nợ gốc và không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm.
Đồng thời, Vinachem kiến nghị các ngân hàng tiếp tục cho hai công ty Đạm Hà Bắc và Đạm Ninh Bình vay vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Thủ tướng đã đưa ra quan điểm không bù lỗ cho những dự án nghìn tỷ thua lỗ, nhưng việc cứ kêu cứu, tức là tìm mọi cách để xin hỗ trợ, là cách làm rất đáng xấu hổ của DNNN.
“Kinh doanh thì phải lời ăn lỗ chịu, nhưng lại luôn tìm cách làm hao mòn tài sản và nguồn lực quốc gia, hao mòn năng lực cạnh tranh” – TS. Cũng thẳng thắn nói. |
NGỌC AN
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160916/vinachem-de-nghi-khoanh-no-cho-dam-ninh-binh/1172742.html