Thùy Nguyễn
Xin chào TS,
Tôi chỉ xin bổ túc thêm một ít thông tin về các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đốt như sau: từ tháng Ba 2016, JP Morgan là một ngân hàng lớn chuyên tài trợ các dự án về đầu tư đã gia nhập nhóm bao gồm Bank of America, Citigroup Morgan Stanley và Wells Fargo là nhóm chủ trương ngưng hoặc giảm tài trợ các dự án xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đốt ở Mỹ.
New York Bank thì cũng đã có quyết định tương tự áp dụng cho khắp các nơi trên thế giới, nhưng riêng đối với các nước có lợi tức cao trong khối OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) thì họ chấp nhận sẽ tài trợ các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng than loại dùng công nghệ đời mới có tên gọi là Supercritical mass (inside the new generation of coal-fired power plants). Công nghệ này do hãng Alstom của Pháp chế ra nhưng nay Alstom đã được bán cho GE (General Electric) của Mỹ.
Công nghệ “Supercritical Mass” chủ yếu dùng nồi hơi (boiler) có áp suất cao ở mức 4400 psi (300 bars) và có nhiệt độ trên 1112°F (600°C) để biến nước ở vào trạng thái lơ lửng tức vừa là nước vừa là khí… để làm quay turbine chạy bằng hơi nước có hiệu suất (efficiency) cao và có tên gọi là STF100. Loại “steam turbine” này cũng được “gắn vào để kéo” một turbogenerator loại hai cực có tên gọi là GIGATOP để sản xuất điện. Turbo này cũng thuộc loại tiên tiến dùng hydrogen và nước để làm nguội máy. Nước trong bồn chứa trước khi được cho vào lò chính để đun thì cũng đã được đun trước lên ở nhiệt độ 380°F (193,3°C). Than thì được nghiền nát ra thành bột rồi được bắn vào dưới dạng những quả lửa (fireball) trong nồi hơi (làm công việc làm bảo trì cũng trở nên đơn giản hơn).
Nhà máy đầu tiên sử dụng công nghệ này (có tên gọi là RDK8) thuộc công ty điện lực EnBW, đã được xây dựng ở huyện (district) Karlsruhe ở bên Đức và đã bắt đầu hoạt động từ năm 2014. Một nhà máy thứ hai với công suất là 1000 MW (có tên gọi là Manjung 4) để cung cấp điện cho khoảng hai triệu căn hộ, cũng đang được xây dựng ở bên Mã Lai. Hiệu suất của loại nhà máy này là khoảng 47,5% so với khoảng 33% của các nhà máy chạy bằng than loại cổ điển.
GE cũng đang làm nghiên cứu thêm để xem nếu tăng nhiệt độ trong nồi hơi lên là 1300°F (700°C) thay vì là 1112°F (600°C) như hiện nay thì sẽ đem lại lợi gì thêm nữa.
Cái công nghệ đời mới hơn nữa này được gọi là “Ultra Supercritical”. Hiệu suất càng cao thì số nhiên liệu than cần để đốt càng giảm, như vậy thì ô nhiễm môi trường cũng giảm. Tại nhà máy ở Karlsruhe bên Đức thì hơi nóng thải ra cũng được dùng lại trong hệ thống sưởi của huyện làm cũng như hiệu suất được tăng lên thêm thành là hơn 60%.
Ngoài ra GE cũng còn có một loại công nghệ tiên tiến khác nữa có tên gọi là AQCS (Air Quality Control System) dùng để lọc khí thải có chứa các chất NOx, SO2, CO2. Vào thời điểm cuối năm 2013 thì hệ thống AQCS rất hữu hiệu này đã được trang bị cho cả thảy là 1500 nhà máy (cả mới lẫn “cũ nhưng được tân trang”) ở mười chín quốc gia và đã giúp xử lý cả thảy là 142000 tấn NOx , 2,5 triệu tấn SO2 cũng như một GT (gross tonne) CO2. Các nhà máy nhiệt điện đời mới kiến thiết bởi GE đều được trang bị hệ thống lọc khí thải này (các nhà máy lạc hậu ở VN nếu không có hệ thống xử lý này thì nên dùng loại than được khử “soufre” để đốt).
Theo một đánh giá của GE thì, vì than có giá rẻ và không thiếu, thành ra vẫn tiếp tục được dùng làm năng lượng chính (backbone) cho các nhà máy nhiệt điện của nhiều nước ở Đông Nam Á. Do đó trong tương lai 85% các nhà máy nhiệt điện mới được xây dựng sẽ là ở Á châu, nhất là ở Ấn độ và Trung Quốc. Nếu tính theo tổng thể các loại năng lượng cho toàn thế giới trong mười năm tới thì nó tượng trưng khoảng 20%. Theo một báo cáo của “Greenpeace East Asia” thì trong chín tháng cuối của năm 2015, các công ty thuộc nhà nước của Trung Quốc đã được chấp thuận cho gây dựng 155 nhà máy nhiệt điện mới với công suất tổng cộng là 123 GW (như vậy thì rất có thể là nhiều nhà máy phế thải của Trung Quốc sẽ được đem sang bán cho “đồng chí” VN!).
Vấn đề được đặt ra với nhà máy nhiệt điện ở Long An không phải là cấm không cho xây dựng mà là xây dựng với loại công nghệ nào. Nếu là loại công nghệ lạc hậu thì nên đóng cửa như TS đã trình bày trong bài viết của mình. Mã Lai mà còn biết đi mua công nghệ tiên tiến của Mỹ tức của GE để xây dựng nhà máy trong nước mình, không lẽ CSVN lại không biết là cần phải làm như vậy?! Tôi nghĩ nếu biết cách cải thiện lối vận hành hệ thống điện lực hiện nay của VN cho hiệu quả hơn thì có lẽ là cũng chưa cần phải xây dựng nhà máy điện mới ngay đâu.
Kính
T.N.
Tác giả gửi BVN