29/06/2016 – 11:34 AM
Ngay tại Trung Quốc, quê hương của mình, nhà máy giấy Lee & Man đã từng bị Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc yêu cầu phải ngưng sản xuất vì xả thải bất hợp pháp ra sông Chanjiang (Trường Giang). Tuy nhiên nhà máy này đã biện bạch rằng họ ngưng sản xuất vì vấn đề môi trường ở công trường xây dựng và nhà máy.
Mâu thuẫn trong báo cáo của Lee & Man tại Trung Quốc
Năm 2008, theo công văn của Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, nhà máy giấy Lee & Man tại Changshu bị yêu cầu ngừng hoạt động do xả thải trái phép vào lưu vực sông Changjiang.
Theo các cơ quan truyền thông địa phương, Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc thực hiện khảo sát và đưa ra công văn trên.
Thời điểm đó, 10 tỉnh khác cũng cho biết họ sẽ tiếp tục được khảo sát môi trường và kết quả sẽ được báo cáo lên hội đồng chính quyền.
Tuy nhiên, đại diện của Lee & Man đã trả lời rằng không hề có tình trạng xả thải trái phép. Công ty này cho rằng họ ngưng sản xuất vì vấn đề môi trường ở công trường xây dựng và nhà máy.
Lee & Man là một trong những nhà máy sản xuất giấy lớn nhất tại Trung Quốc, thành lập năm 1994, có chi nhánh tại Hong Kong năm 2003. Nhà máy đã trở thành công ty quốc tế, sản xuất tại Guangdong, Jiangshu, Chongqing, Guangxi, California (Hoa Kỳ), và có văn phòng tại Los Angeles, New York và châu Âu.
Nhà máy xử lý nước thải của nhà máy giấy Lee & Man VN – ảnh: L.Quỳnh
Nằm trong “top” không minh bạch chỉ số môi trường
Theo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF), Lee & Man nằm trong danh sách các nhà sản xuất không chịu cung cấp số liệu liên quan đến dấu chân môi trường.
Vấn đề môi trường của các nhà máy sản xuất giấy đang ngày càng được quan tâm, các báo cáo về xử lý nước thải đang được yêu cầu rõ ràng và cụ thể hơn.
Ngoài những báo cáo rõ ràng về chính sách và chất lượng môi trường, một báo cáo đạt chuẩn cần trình bày về vấn đề về an toàn cho công nhân, phương tiện vận chuyển và sự hợp tác với cộng đồng địa phương.
WWF đưa ra chỉ số để đánh giá mức độ trong sạch của một nhà máy giấy thông qua nhiều câu hỏi như:
– Nhà máy có đạt tiêu chuẩn ISO 14001 hay tương đương cho hoạt động sản xuất?
– Các báo cáo có tuân theo tiêu chuẩn của Hướng dẫn ban đầu về báo cáo quốc tế (Global Reporting Initiative guidelines)?
– Nhà máy có công khai với cộng đồng về chính sách nguồn nguyên liệu, tỉ lệ tái chế thực tế và sử dụng chất sợi đạt chuẩn?
– Mức độ cụ thể về các dữ liệu mà nhà máy công khai về chất thải không khí và nước?
WWF khuyến cáo rằng một nhà máy sản xuất giấy cần công khai chính sách nguồn nguyên liệu, đồng thời với các dữ liệu đáng tin cậy về mục tiêu thời gian trong việc việc tái chế và nhập nguyên liệu sản xuất, lượng khí thải CO2, chất thải ra đất, chỉ số chất thải nước (AOX, BOD, COD, P, N, TSS) và không khí (CO2, SO2, NOx).
Ngoài ra, WWF khuyến cáo công ty cần báo cáo về vấn đề thí nghiệm, quyền công nhân và vấn đề xã hội theo khuyến cáo của Global Reporting Initiative guidelines.
Năm 2011, WWF đã mời các nhà máy giấy đến hội nghị EPI (Chỉ số môi trường của các nhà máy giấy), tuy nhiên có nhiều công ty không tham dự hoặc từ chối cung cấp các dữ liệu về dấu chân môi trường (các chất thải ra môi trường trong quá trình sản xuất) của họ.
Theo WWF, Lee & Man là một công ty đứng “top” trong số các công ty không công khai dữ liệu của mình.
Tuyến Trần (dịch theo WWF, Greenchinatech)
***
Tại VN, dự án nhà máy giấy được dự án nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Lee & Man được cấp phép tại Hậu Giang, do Công ty TNHH giấy Lee & Man (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong – Trung Quốc) làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư 628,7 triệu USD.
Dự án này có quy mô là lớn nhất Việt Nam, TOP 5 trên Thế giới; nằm tiếp giáp với sông Hậu và rạch Mái Dầm.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo dự án này có nguy cơ gây mất trắng nguồn nước ngọt và triệt tiêu toàn bộ nguồn lợi thủy sản sông Hậu.