Lời phát biểu của Tổng Thống Obama với nhân dân Việt Nam

(Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 24-5-2016, lúc 12 giờ 11 phút ICT, giờ Việt Nam)

Bản dịch trọn vẹn của Thục Quyên

BVN: Trong ba ngày lưu lại ở Việt Nam, từ 23 đến 25-5-2016, Tổng thống Obama đã thể hiện mình là một con người cao thượng, chân thành và rất mực nhân ái. Một nhân vật siêu đẳng không dễ ở đâu và bao giờ ta cũng may mắn được tiếp xúc, được nhìn ngắm ở một cự ly gần. Lời phát biểu của ông tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình sáng ngày 24-5-2016 là một diễn ngôn có tầm thời đại làm cả thế giới phải lắng nghe, nhưng cũng là một lời nhắn nhủ chân tình rút ra từ trái tim đôn hậu. Rất tiếc, một số báo chí quốc doanh sau đó đã dịch không đầy đủ nhưng lại lập lờ không ghi rõ là trích dịch, nên bị dư luận rộng rãi lên tiếng phản đối, coi là “lươn lẹo”.

Chúng tôi đã đọc lại diễn từ của vị Tổng thống nước Mỹ và tìm được một cách phán xét thể tình hơn. Bài diễn văn cho thấy ông Obama biết rõ mọi chuyện bê bối mà đất nước chúng ta đang oằn lưng gánh trên vai, biết rõ mọi ý nghĩ, hành vi của người đối thoại với mình như đi guốc trong ruột họ, nhưng ông đã sẵn sàng bỏ qua, và vẫn kiên nhẫn đợi chờ – cách khu xử của ông trong hội ngộ với Việt Nam lần này rõ ràng là “đi nhẹ nói khẽ”.

Chắc chắn nhà cầm quyền đã phải đọc ông rất kỹ, đọc ông để học ông mà thay đổi dần thói tệ của mình. Nhưng thay đổi ngay thì đâu đã kịp. Cho nên, một ức đoán không xa sự thật cho lắm là đã có lệnh truyền cho báo chí phải lược bỏ những chỗ mà người trên “nhá” không nổi, lại sợ bàn dân truyền nhau như nuốt vào bụng rồi bỗng… nhìn thấu tỏ chân dung mình thì chí nguy. Đó là lý do khiến ta không nên nặng lời với báo chí. Cách tốt nhất là ta cố gắng công bố những bản dịch trung thực và trọn vẹn, để người dân tự mình tìm đọc, tự mình chiêm nghiệm.

Trên tinh thần ấy, dù đã đăng một bản dịch trong ngày hôm qua, Bauxite Việt Nam vẫn trân trọng gửi đến bạn đọc bản dịch mới của dịch giả Thục Quyên, một bản dịch bám sát từng câu chữ của bản gốc do Nhà Trắng công bố gần đây.

Bauxite Việt Nam

Xin chào. Xin chào Việt Na! Thank you. Thank you so much.

Xin cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng ấm và cho tôi hưởng lòng hiếu khách của người Việt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn các bạn Việt Nam có mặt ở đây ngày hôm nay, những người đến từ khắp nơi trên đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.

Trong chuyến thăm này, bản tính thân thiện đặc trưng của người Việt đã rung động trái tim tôi. Tôi cảm nhận được tình bạn giữa hai dân tộc chúng ta trong đám đông những người đứng dọc hai bên đường vẫy tay chào kèm với nụ cười. Đêm hôm qua, tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được thưởng thức vài món ăn Việt Nam đặc sắc. Tôi có nếm bún chả và uống bia Hà Nội. Tuy nhiên tôi phải nhận xét một điều về những con đường nhộn nhịp của thành phố này: chưa bao giờ trong đời tôi, tôi lại thấy nhiều xe máy như vậy. Tôi chưa thử đi sang đường, nhưng có lẽ sau này khi tôi trở lại thăm Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.

Tính trong những năm gần đây thì tôi không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam, nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên vừa đến tuổi trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai quốc gia chúng ta, như số đông các bạn. Khi lực lượng quân sự Mỹ cuối cùng rời Việt Nam tôi mới 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với thực thể Việt Nam cũng như với người Việt Nam là ở Hawaii, nơi tôi lớn lên, nơi có một cộng đồng đầy tự tin của người Mỹ gốc Việt.

Đồng thời hiện nay tại Việt Nam cũng có nhiều người còn trẻ tuổi hơn tôi.

Cũng như hai con gái tôi, số lớn các bạn từ  khi sinh ra chỉ biết đến một điều duy nhất: đó là nền hòa bình và quan hệ đã bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do đó, tuy rất ý thức về quá khứ, ý thức về những khó khăn trong lịch sử chung, nhưng tôi đến đây với chủ đích hướng về tương lai, với thịnh vượng, an ninh và  nhân phẩm, là những gì chúng ta có thể cùng góp sức đẩy mạnh.

Tôi cũng đến đây với lòng kính trọng di sản cổ xưa của Việt Nam.

Từ hàng thiên niên kỷ, các nông dân đã trồng cấy trên những mảnh đất này, mà vết tích còn để lại trên trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững hơn nghìn năm trong vòng ôm của dòng sông [Hồng]. Thế giới đã biết quý trọng lụa và những bức họa của Việt Nam, và Văn Miếu minh chứng cho sự trau dồi kiến thức không ngừng của dân tộc Việt. Vậy mà trải qua nhiều thế kỷ, rất nhiều khi vận mệnh của Việt Nam từng bị người khác định đoạt. Mảnh đất yêu quý của các bạn không phải lúc nào cũng thuộc về các bạn. Nhưng như cây tre, tinh thần quật cường của dân tộc Việt đã được tinh kết trong câu thơ của Lý Thường Kiệt:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,

             Rành rành đã định tại sách trời.

Hôm nay chúng ta cũng nên nhớ lại bề dày lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta thường lãng quên. Hơn 200 năm trước, vị tổ lập quốc của chúng tôi, Thomas Jefferson, khi tìm kiếm gạo giống cho trang trại của mình, đã chọn gạo Việt Nam mà ông mô tả là “nổi tiếng vừa trắng, vừa ngon, mà năng suất lại cao nhất”. Không lâu sau đó, những thuyền buôn của Mỹ đã cập cảng Việt Nam, tìm cơ hội giao thương.

Trong Thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của dân tộc Việt chống lại ách đô hộ. Khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, người dân Việt Nam đã cứu giúp những viên phi công gặp nạn.

Và ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, khi người dân đổ ra khắp đường phố Hà Nội, ông Hồ Chí Minh đã trích Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền Sống, Quyền Tự Do, và Quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc”.

Vào một thời điểm khác, việc chia sẻ với nhau những giá trị nói trên và liên kết đánh đuổi thực dân có thể đã đưa chúng ta xích lại gần nhau sớm hơn. Tuy nhiên những kình địch trong Chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ Chủ nghĩa Cộng sản đã dẫn chúng ta đến đối diện với một cuộc chiến. Và giống như tất cả mọi cuộc giao tranh trong lịch sử nhân loại, kết quả chúng ta chỉ học được một sự thật chua chát: chiến tranh dù nhắm mục đích nào cũng chỉ mang lại khổ đau và thảm họa.

Không xa nơi đây là Đài Tưởng niệm Liệt sĩ, cũng như các bàn thờ tại những gia đình Việt Nam khắp nơi trong nước, vẫn đang tưởng niệm khoảng 3 triệu người, là thường dân và quân sĩ của cả hai bên đã thiệt mạng. Tại Bức tường Tưởng niệm Chiến tranh ở Washington, chúng tôi có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến. Trong cả hai quốc gia của chúng ta, những cựu chiến binh và gia đình những người đã nằm xuống vẫn còn quay quắt nhớ đến nhiều bè bạn và người thương đã mất.

Người Mỹ chúng tôi đã học bài học, dù khác quan điểm nhau trong cách nhìn cuộc chiến, chúng ta vẫn luôn phải vinh danh những binh sĩ tham chiến và phải chào đón họ trở về với sự tôn kính mà họ xứng đáng được hưởng. Trong tinh thần đó, người Việt và người Mỹ chúng ta hôm nay có thể cùng nhau nhìn nhận nỗi đau và sự hy sinh cả hai bên đã phải gánh chịu.

Gần đây hơn, trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, và ngày nay, thế giới có thể nhìn rõ những thành tựu ngoạn mục của các bạn. Với những đổi mới kinh tế và hiệp định thương mại tự do, kể cả với Mỹ, các bạn đã gia nhập kinh tế toàn cầu, bán hàng ra khắp thế giới. Đầu tư nước ngoài đang vào Việt Nam. Và với một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, Việt Nam đã vươn lên  thành một quốc gia thu nhập trung bình.

Chúng tôi có thể nhìn thấy sự phát triển của Việt Nam qua những tòa nhà chọc trời ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những trung tâm thương mại và khu đô thị mới. Chúng tôi cũng thấy điều ấy qua những vệ tinh Việt Nam phóng vào không gian, và qua cả một thế hệ đang nối mạng internet để khởi nghiệp và thử hướng đi mới. Chúng tôi còn thấy nó thể hiện với hàng chục triệu người Việt Nam sử dụng Facebook và Instagram, không chỉ để đăng ảnh selfies [tự chụp], dù tôi có được nghe là các bạn hay chụp ảnh selfies lắm và cho tới giờ tôi phải nói là vô khối người đã đề nghị chụp ảnh selfies với tôi. Không chỉ thế, các bạn cũng lên tiếng vì những điều mình quan tâm, như việc cứu những hàng cây cổ thụ ở Hà Nội.

Tất cả những sự năng động đó đã đem lại tiến bộ thật sự trong cuộc sống của người dân. Việt Nam đã giảm nghèo một cách đáng kể, tăng thu nhập gia đình và nâng hàng triệu người nhanh chóng lên tầng lớp trung lưu. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh đều đã giảm. Số người được tiếp cận điện nước, số trẻ em trai và gái được đi học, tỉ lệ biết chữ, đều tăng lên. Đó là một tiến bộ phi thường mà các bạn đã làm được trong một thời gian rất ngắn.

Đi cùng với sự thay đổi của Việt Nam cũng là sự thay đổi trong quan hệ giữa hai quốc gia của chúng ta. Chúng ta đã nhận được bài học từ Hòa thượng Thích Nhất Hạnh khi ông dạy: “Đối thoại thực sự là khi cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Khi đó, chính cuộc chiến từng chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cho vết thương liền lại.

Nó cho phép chúng ta tìm và đưa những người mất tích trở về nhà, giúp gỡ bỏ những bom mìn chưa nổ vì không thể để bất cứ đứa trẻ nào phải mất chân khi đang chơi đùa bên ngoài. Chúng tôi cũng vừa tiếp tục giúp đỡ người khuyết tật, kể cả trẻ em, vừa giúp khắc phục hậu quả của chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể tái sử dụng thêm nhiều đất. Chúng ta tự hào về công việc chung ở Đà Nẵng, và chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ các bạn tại Biên Hòa.

  Cũng đừng quên quá trình hòa giải giữa hai nước đã được bắt đầu bởi những cựu chiến binh, những người đã từng đối mặt trong cuộc chiến. Như Thượng nghị sĩ John McCain, từng là tù nhân chiến tranh nhiều năm, khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: hai nước chúng ta không nên là kẻ thù mà nên là bạn. Hãy nghĩ tới biết bao cựu chiến binh Việt và Mỹ khác đã chung tay giúp chúng ta hàn gắn và xây dựng những quan hệ mới. Về mặt này trong những năm qua, ít ai có thể làm hơn cựu Trung úy hải quân nay là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, cũng đang có mặt nơi đây. Thay mặt tất cả, cám ơn John vì những nỗ lực phi thường của ông.

Vì những cựu chiến binh của chúng ta đã chỉ đường, vì những người từng tham chiến đã can đảm đi tìm hòa bình, nhân dân hai nước đã đến gần nhau hơn bao giờ hết. Giao thương đã tăng. Sinh viên, học giả hai nước cùng nhau học tập. Chúng tôi đón nhận sinh viên Việt Nam đến Mỹ học nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á. Và mỗi năm du khách Mỹ đến Việt Nam càng nhiều hơn, kể cả những người “khách ba lô” Mỹ trẻ, thăm Hà Nội 36 phố phường và những cửa hàng ở Phố cổ Hội An, thăm Kinh đô Huế.

Chúng ta, Việt và Mỹ, đều có thể đồng cảm với những lời của nhạc sĩ Văn Cao: “Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người”.

Trên cương vị Tổng thống, tôi đã bắt mình nhìn vào những tiến triển đó. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, Chính phủ  hai nước đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết. Và với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt mối quan hệ Việt-Mỹ lên một nền tảng vững chắc hơn cho nhiều thập kỷ tới. Dường như gắn bó lịch sử giữa hai quốc gia, bắt đầu từ Tổng thống Thomas Jefferson 200 năm trước, đến nay đã trọn một vòng. Chúng ta đã mất nhiều tháng năm và nỗ lực, nhưng giờ đây chúng ta có thể nói điều mà trước đây là không tưởng:  Việt Nam và Mỹ hôm nay là đối tác của nhau

Kinh nghiệm của chúng ta cũng là bài học cho cả thế giới. Ở một thời điểm mà biết bao xung đột có vẻ không thể giải quyết và dường như không bao giờ chấm dứt, chúng ta đã chứng minh là trái tim có thể đem tới thay đổi,và tương lai sẽ khác đi  nếu ta không chấp nhận làm tù nhân cho quá khứ. Chúng ta đã cho thấy rằng hòa bình tốt đẹp hơn chiến tranh, rằng tiến bộ và phẩm giá con người được phát huy tốt nhất qua hợp tác chứ không qua xung đột. Đó là những điều Việt Nam và Mỹ có thể chỉ rõ cho thế giới.

Sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam dựa trên những chân lý cơ bản.

Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không nước nào có thể áp đặt ý muốn hoặc quyết định vận mệnh thay cho các bạn. Điều này là một mối quan tâm của Mỹ. Chúng tôi quan tâm đến sự thành công của Việt Nam. Nhưng quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta còn ở những giai đoạn đầu. Và trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, tôi muốn chia sẻ với các bạn tầm nhìn mà tôi tin là sẽ dẫn lối cho chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.

Trước hết, chúng ta hãy cộng tác để đem lại những cơ hội thực thụ và sự thịnh vượng cho nhân dân hai nước. Chúng ta biết những chất liệu tạo nên thành công về kinh tế trong thế kỷ 21: Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại sẽ chuyển đến nơi nào có pháp quyền, vì không ai muốn phải hối lộ để được kinh doanh. Không ai muốn bán hàng hay đi học mà không biết mình sẽ được đối xử như thế nào.

Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, việc làm chỉ nảy sinh nơi con người được tư duy độc lập, được trao đổi ý tưởng và sáng tạo. Đối tác kinh tế thực thụ không chỉ là nước này đến khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước kia, mà là đầu tư vào nguồn tài nguyên lớn nhất của chúng ta, đó là con người với những kỹ năng và tài năng của họ, dù sống ở thành thị hay làng quê.

Đó chính là hình thức đối tác Hoa Kỳ đề nghị.

Như tôi đã công bố hôm qua, lần đầu tiên Đoàn Hoà Bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam, tập trung vào công tác giảng dạy tiếng Anh. Sau thế hệ thanh niên Mỹ đến đây tham chiến, sẽ có một thế hệ mới đến để dạy học, xây dựng và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Một số công ty công nghệ và học viện hàng đầu của Mỹ đang hợp tác với các trường đại học Việt Nam để tăng cường đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và y tế. Vì dù vẫn tiếp tục mở rộng cửa đón sinh viên Việt Nam đến Mỹ học, chúng tôi tin rằng những người  trẻ xứng đáng có cơ hội được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế ngay tại đây, tại Việt Nam.

Và đó là một trong những lý do tại sao chúng tôi rất hứng thú khi mùa thu này Đại học Fulbright sẽ khai trương ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học độc lập phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam, với nền học thuật hoàn toàn tự do, và có học bổng cho những sinh viên trong hoàn cảnh khó khăn. Sinh viên, học giả, và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách cộng đồng, quản trị, kinh doanh, vào kỹ thuật, tin học, vào các ngành học khai phóng – văn học nghệ thuật… Tất cả, từ thơ Nguyễn Du, đến triết lý Phan Châu Trinh đến toán học Ngô Bảo Châu.

Chúng tôi cũng sẽ duy trì hợp tác với lớp người trẻ và doanh nhân, vì chúng tôi tin rằng khi có thể tiếp cận công nghệ, kỹ năng và nguồn vốn cần thiết thì không còn gì ngăn trở được các bạn, cả các bạn gái, những phụ nữ tài giỏi của Việt Nam. Chúng tôi nghĩ bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng tới nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin đã vẫn góp phần đưa Việt Nam đi tới. Đây là một điều hiển nhiên, khắp thế giới đi đâu tôi cũng nói điều này, rằng gia đình, cộng đồng và đất nước sẽ thịnh vượng hơn nếu phụ nữ và các em gái có cơ hội bình đẳng để thành công trong trường học, sở làm và trong cơ quan chính quyền. Đúng ở mọi nơi, và cũng đúng ở Việt Nam.

Chúng tôi cũng sẽ nỗ lực phát huy tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP sẽ giúp Việt Nam bán ra thế giới nhiều sản phẩm hơn, đồng thời thu hút những nguồn đầu tư mới. Nhưng TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ người lao động, pháp quyền và sở hữu trí tuệ. Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả những cam kết.

Tôi muốn các bạn biết rằng, là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP cũng vì các bạn có thể  sẽ mua thêm nhiều hàng hóa  “Made in America” của chúng tôi.

Hơn nữa tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược quan trọng. Việt Nam sẽ bớt phải phụ thuộc một đối tác kinh tế duy nhất, có thể mở rộng quan hệ với nhiều đối tác, trong đó có Mỹ. TPP sẽ tăng cường hợp tác khu vực, giúp đối phó với sự bất bình đẳng về kinh tế, và thúc đẩy nhân quyền bằng những cải thiện lương bổng cũng như điều kiện làm việc an toàn hơn. Lần đầu tiên tại Việt Nam, có quyền thành lập công đoàn độc lập, có các quy định cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Cũng có những phương thức bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn phòng chống tham nhũng cao hơn bất cứ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP đem lại cho tất cả chúng ta, vì tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam và các đối tác khác – sẽ bị ràng buộc bởi những nguyên tắc mà chính chúng ta đã cùng tạo dựng. Tương lai đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta cần hoàn thành nó để bảo đảm thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia.

Điều này đưa đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có để hợp tác, đó là bảo đảm an ninh cho đôi bên. Trong chuyến thăm này, chúng ta đồng ý đẩy mạnh thêm hợp tác an ninh và củng cố lòng tin giữa hai quân đội. Chúng tôi sẽ tiếp tục huấn luyện và cung cấp thiết bị cho lực lượng tuần duyên  để giúp nâng cao năng lực hàng hải Việt Nam. Chúng ta sẽ hợp tác cứu trợ nhân đạo khi có thiên tai. Với công bố tôi đưa ra hôm qua về việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, Việt Nam có cơ hội tiếp cận những thiết bị quân sự cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia. Và nước Mỹ đang thể hiện cam kết bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Việt Nam.

Trong phạm vi rộng hơn, thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả các quốc gia, trong đó có Mỹ và Việt Nam, rằng trật tự thế giới mà nền an ninh hỗ tương của chúng ta phụ thuộc, có nền tảng ở một số chuẩn mực và quy tắc nhất định. Mọi quốc gia đều có chủ quyền, dù nhỏ hay lớn, chủ quyền của một quốc gia phải được tôn trọng, và lãnh thổ không thể bị xâm phạm. Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ, tranh chấp phải được giải quyết trong hòa bình.

Các cơ chế khu vực như ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asian Summit) cần tiếp tục tăng cường. Đó là điều mà tôi tin tưởng. Mà nước Mỹ tin tưởng. Đó là quan hệ đối tác Mỹ đem lại cho khu vực này. Với lòng mong muốn phát huy tinh thần tôn trọng và hòa giải, tôi sẽ là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào vào cuối năm nay.

Tại Biển Đông, Mỹ không can dự vào những tranh chấp, nhưng chúng tôi sát cánh với các đối tác giữ vững những nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải, tự do hàng không, giao thương hợp pháp không thể bị ngăn cản, giải quyết tranh chấp phải bằng biện pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Xúc tiến thêm mối quan hệ đối tác, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vận hành máy bay, tàu thủy đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của tất cả các nước được làm như vậy.

Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực tôi vừa miêu tả, quan hệ đối tác của chúng ta còn có thành tố thứ ba – liên quan tới những bất đồng còn tồn tại giữa hai Chính phủ, trong đó có vấn đề nhân quyền.

Tôi không ám chỉ riêng Việt Nam. Không quốc gia nào hoàn hảo cả. Qua hai thế kỷ, nước Mỹ cũng vẫn phải nỗ lực hầu mong đạt được những lý tưởng chính chúng tôi đã đề ra khi lập quốc. Chúng tôi vẫn đang đối phó với những hạn chế của mình như, tiền bạc chi phối chính trị, gia tăng bất bình đẳng kinh tế, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp, phụ nữ vẫn chưa được hưởng mức lương cao như nam giới.

Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề, và tôi cam đoan, chúng tôi không miễn nhiễm với chỉ trích. Tôi vẫn nghe chỉ trích mỗi ngày. Nhưng sự giám sát đó, tranh luận cởi mở, đối mặt với khiếm khuyết của mình, cho người dân có tiếng nói, giúp chúng tôi vững mạnh hơn, thịnh vượng hơn, và công bằng hơn.

Như tôi đã nói, Mỹ sẽ không tìm cách áp đặt mô hình Chính phủ của mình lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nhắc tới [tôi tin rằng] không chỉ của Mỹ, mà là những giá trị phổ quát, được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những giá trị này cũng được viết trong Hiến pháp của nước  Việt Nam: Người dân có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền biểu tình. Tất cả những điều này đều nằm trong Hiến pháp của Việt Nam.

Thật vậy, đây là vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, phải luôn cố gắng áp dụng những nguyên tắc đó, đảm bảo rằng chúng ta, những người giữ chức vụ trong chính quyền, đang trung thành với những lý tưởng đó.

Trong những năm gần đây, Việt nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết sửa đổi luật pháp cho phù hợp với Hiến pháp mới của mình và với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo những luật mới ban hành, Chính phủ sẽ công khai hóa ngân sách nhiều hơn và người dân có quyền tiếp cận thông tin nhiều hơn. Như tôi cũng đã nhắc tới, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Như vậy, tất cả đều là những bước tiến tích cực.

Cuối cùng thì tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi người Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ vạch ra đường đi của riêng mình, vì hai quốc gia chúng ta có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị cũng như văn hóa khác biệt.  Nhưng là một người bạn của Việt Nam, xin cho phép tôi chia sẻ quan điểm của mình:  tại sao tôi tin rằng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những giá trị phổ quát được duy trì.

Khi có tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng cũng như tiếp cận Internet và mạng xã hội mà không bị ngăn cấm, điều đó sẽ thúc đẩy đổi mới, nhiên liệu cần thiết để nền kinh tế phát triển mạnh. Đó là môi trường đưa tới sáng tạo. Facebook đã hình thành như vậy. Một số các công ty lớn của chúng tôi đã bắt đầu như vậy – Vì một người nào đó có một sáng kiến mới, khác lạ. Và người đó được quyền chia sẻ nó.

Khi có tự do báo chí, khi các nhà báo và blogger có thể rọi sáng những bất công, lạm dụng, thì quan chức sẽ phải chịu trách nhiệm và xã hội sẽ thêm niềm tin vào hệ thống chính trị đang vận hành tốt.

Khi ứng cử viên được tự do tranh cử và vận động, cử tri được chọn lãnh đạo qua bầu cử tự do và bình đẳng, quốc gia sẽ ổn định hơn khi người dân biết tiếng nói của mình có tác dụng, và một sự thay đổi ôn hòa là có thể.  Như thế, sẽ có thêm người gia nhập vào hệ thống.

Khi có tự do tôn giáo, không những con người có dịp hoàn toàn biểu lộ tình thương và lòng từ bi là cốt lõi của mọi tôn giáo lớn, mà những cộng đồng tôn giáo còn có thể cống hiến nhiều hơn cho xã hội qua những hoạt động giáo dục và y tế, chăm lo những người nghèo và những người bị thua thiệt trong xã hội.

Khi có tự do lập hội, khi người dân được tự do thành lập các tổ chức xã hội dân sự, thì quốc gia có thể đối đầu với nhiều vấn đề mà đôi khi Chính phủ không thể giải quyết một mình.

Do đó theo quan điểm của tôi, thượng tôn các quyền này không đe dọa mà thật ra củng cố sự ổn định, làm nền tảng cho tiến bộ.

Cuối cùng, chẳng phải các dân tộc, trong đó có Việt Nam, khi đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đều là để đòi các quyền đó sao? Tôi tin rằng nâng cao các quyền đó chính là thể hiện hoàn hảo nhất sự độc lập mà biết bao người trân trọng, kể cả ở đây, một đất nước với tuyên ngôn là “của dân, do dân, vì dân”.

Việt Nam sẽ làm khác Mỹ. Và mỗi chúng ta sẽ làm khác các quốc gia trên thế giới. Nhưng đây là  những nguyên tắc cơ bản mà tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng áp dụng và cải thiện.

Vì sắp kết thúc nhiệm kỳ, tôi có lợi thế đã từng suy nghiệm suốt 8 năm về cách hệ thống của chúng tôi đã vận hành và tương tác với các quốc gia trên thế giới ra sao, những quốc gia cũng đang không ngừng cố gắng cải thiện hệ thống của họ.

Sau hết, tôi nghĩ quan hệ đối tác sẽ giúp chúng ta đối phó với những thách thức toàn cầu mà không nước nào có thể giải quyết một mình. Nếu chúng ta muốn bảo đảm sức khỏe của người dân và vẻ đẹp của hành tinh này, thì tăng trưởng phải mang sắc thái ổn định và bền vững. Những kỳ quan thiên nhiên như vịnh Hạ Long và hang Sơn Đoòng phải được bảo tồn cho các thế hệ con cháu chúng ta.

Mực nước biển dâng cao đang đe dọa những bờ biển, thủy lộ, nguồn sống của biết bao người dân Việt. Vì vậy, là đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải tuân thủ những cam kết vừa ký ở Paris. Chúng ta phải giúp đỡ nông dân, ngư dân và những làng mạc sống dựa vào nghề chài lưới để họ có thể thích ứng với tình hình, và phải mang thêm năng lượng sạch đến những nơi như đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần để nuôi sống những thế hệ tương lai.

Thật là một điều đáng chú ý là hai quốc gia chúng ta đã từng đối địch với nhau, nay lại sát cánh bên nhau giúp các quốc gia khác tiến đến hoà bình. Như vậy quan hệ đối tác của chúng ta không những song phương mà còn cho phép chúng ta định hình môi trường quốc tế theo những cách tích cực.

Để tầm nhìn như tôi đã trình bày hôm nay hoàn toàn trở thành hiện thực, mọi chuyện sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, và cũng không phải chuyện nào cũng là tất yếu. Có thể có những vấp váp, thụt lùi trên các chặng đường. Sẽ có những lúc hiểu lầm nhau. Cần phải không ngừng cố gắng và đối thoại thực sự mà cả hai bên đều chấp nhận sẵn sàng thay đổi. Nhưng nhìn lại lịch sử và tất cả những rào cản mà chúng ta đã vượt qua, tôi đứng đây trước các bạn ngày hôm nay, với một sự lạc quan rất lớn về tương lai chung của chúng ta.

Niềm tin của tôi, như thường lệ, có nguồn gốc từ tình bạn và khát vọng chung của hai dân tộc.

Tôi nghĩ tới những người Mỹ và Việt đã vượt trùng dương, có những người được đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, và họ đang dang tay, mở rộng trái tim và nhìn thấy cả nhân loại trong nhau, nối vòng tay lớn, như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài hát của mình.

Tôi nghĩ tới những người Mỹ gốc Việt đã thành công trong mọi lĩnh vực, những bác sĩ, nhà báo, thẩm phán, công chức … Một người trong số họ, sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư nói rằng “nhờ ơn Chúa, tôi đã được sống giấc mơ Mỹ. Tôi rất tự hào là một người Mỹ nhưng tôi cũng rất tự hào là một người Việt Nam”. Hôm nay ông ta đang ở đây, trở lại mảnh đất nơi mình sinh ra, vì ông ta nói “khát vọng của tôi là nâng cao đời sống của từng người dân Việt”.

Tôi nghĩ tới một thế hệ người Việt mới – các bạn, những người trẻ đang ngồi đây – những người đang sẵn sàng để lại dấu ấn của mình trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những bạn trẻ đang lắng nghe: Với tài năng, trí thông minh, và những ước mơ của các bạn, Việt Nam đã có sẵn trong tay tất cả những gì cần thiết để phát triển và thịnh vượng.

Vận mệnh nằm trong tay các bạn. Đây là thời điểm của các bạn.

Và trong khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn muốn, tôi muốn các bạn biết rằng nước Mỹ sẽ ở ngay bên cạnh các bạn, như một đối tác, và một người bạn.

Nhiều năm sau này, khi càng có nhiều người Việt và người Mỹ cùng nhau học tập, sáng tạo và kinh doanh chung, cùng nhau bảo vệ an ninh, phát huy quyền con người và chung sức bảo vệ hành tinh của chúng ta, tôi mong các bạn nhớ về khoảnh khắc này khi tôi chia sẻ tầm nhìn của tôi với các bạn.

Hay là nói một cách khác, với những câu Kiều  mà các bạn quá thân thuộc:

Rằng trăm năm cũng từ đây

                             Của tin gọi một chút này làm ghi.

Cam on cac ban.  Thank you very much.  Thank you, Vietnam.  Thank you.

T.Q. dịch

Nguyên văn:

Remarks by President Obama in Address to the People of Vietnam

National Convention Center
Hanoi, Vietnam

12:11 P.M. ICT

PRESIDENT OBAMA:  Xin chào!  (Applause.)  Xin chào Vietnam!  (Applause.)  Thank you.  Thank you so much.  To the government and the people of Vietnam, thank you for this very warm welcome and the hospitality that you have shown to me on this visit.  And thank all of you for being here today.  (Applause.)   We have Vietnamese from across this great country, including so many young people who represent the dynamism, and the talent and the hope of Vietnam.

On this visit, my heart has been touched by the kindness for which the Vietnamese people are known.  In the many people who have been lining the streets, smiling and waving, I feel the friendship between our peoples.  Last night, I visited the Old Quarter here in Hanoi and enjoyed some outstanding Vietnamese food.  I tried some Bún Chả.  (Applause.)  Drank some bia Ha Noi.  But I have to say, the busy streets of this city, I’ve never seen so many motorbikes in my life.  (Laughter.)  So I haven’t had to try to cross the street so far, but maybe when I come back and visit you can tell me how.

I am not the first American President to come to Vietnam in recent times.  But I am the first, like so many of you, who came of age after the war between our countries.  When the last U.S. forces left Vietnam, I was just 13 years old.  So my first exposure to Vietnam and the Vietnamese people came when I was growing up in Hawaii, with its proud Vietnamese American community there.

At the same time, many people in this country are much younger than me.  Like my two daughters, many of you have lived your whole lives knowing only one thing — and that is peace and normalized relations between Vietnam and the United States.  So I come here mindful of the past, mindful of our difficult history, but focused on the future — the prosperity, security and human dignity that we can advance together.

I also come here with a deep respect for Vietnam’s ancient heritage.  For millennia, farmers have tended these lands — a history revealed in the Dong Son drums.  At this bend in the river, Hanoi has endured for more than a thousand years.  The world came to treasure Vietnamese silks and paintings, and a great Temple of Literature stands as a testament to your pursuit of knowledge.  And yet, over the centuries, your fate was too often dictated by others.  Your beloved land was not always your own.  But like bamboo, the unbroken spirit of the Vietnamese people was captured by Ly Thuong Kiet — “the Southern emperor rules the Southern land.  Our destiny is writ in Heaven’s Book.”

Today, we also remember the longer history between Vietnamese and Americans that is too often overlooked.  More than 200 years ago, when our Founding Father, Thomas Jefferson, sought rice for his farm, he looked to the rice of Vietnam, which he said had “the reputation of being whitest to the eye, best flavored to the taste, and most productive.”  Soon after, American trade ships arrived in your ports seeking commerce.

During the Second World War, Americans came here to support your struggle against occupation.  When American pilots were shot down, the Vietnamese people helped rescue them.  And on the day that Vietnam declared its independence, crowds took to the streets of this city, and Ho Chi Minh evoked the American Declaration of Independence.  He said, “All people are created equal.  The Creator has endowed them with inviolable rights.  Among these rights are the right to life, the right to liberty, and the right to the pursuit of happiness.”

In another time, the profession of these shared ideals and our common story of throwing off colonialism might have brought us closer together sooner.  But instead, Cold War rivalries and fears of communism pulled us into conflict.  Like other conflicts throughout human history, we learned once more a bitter truth — that war, no matter what our intentions may be, brings suffering and tragedy.

At your war memorial not far from here, and with family altars across this country, you remember some 3 million Vietnamese, soldiers and civilians, on both sides, who lost their lives.  At our memorial wall in Washington, we can touch the names of 58,315 Americans who gave their lives in the conflict.  In both our countries, our veterans and families of the fallen still ache for the friends and loved ones that they lost.  Just as we learned in America that, even if we disagree about a war, we must always honor those who serve and welcome them home with the respect they deserve, we can join together today, Vietnamese and Americans, and acknowledge the pain and the sacrifices on both sides.

More recently, over the past two decades, Vietnam has achieved enormous progress, and today the world can see the strides that you have made.  With economic reforms and trade agreements, including with the United States, you have entered the global economy, selling your goods around the world.  More foreign investment is coming in.  And with one of the fastest-growing economies in Asia, Vietnam has moved up to become a middle-income nation.

We see Vietnam’s progress in the skyscrapers and high-rises of Hanoi and Ho Chi Minh City, and new shopping malls and urban centers.  We see it in the satellites Vietnam puts into space and a new generation that is online, launching startups and running new ventures.  We see it in the tens of millions of Vietnamese connected on Facebook and Instagram.  And you’re not just posting selfies — although I hear you do that a lot — (laughter) — and so far, there have been a number of people who have already asked me for selfies.  You’re also raising your voices for causes that you care about, like saving the old trees of Hanoi.

So all this dynamism has delivered real progress in people’s lives.  Here in Vietnam, you’ve dramatically reduced extreme poverty, you’ve boosted family incomes and lifted millions into a fast-growing middle class.  Hunger, disease, child and maternal mortality are all down.  The number of people with clean drinking water and electricity, the number of boys and girls in school, and your literacy rate — these are all up.  This is extraordinary progress.  This is what you have been able to achieve in a very short time.

And as Vietnam has transformed, so has the relationship between our two nations.  We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.”  In this way, the very war that had divided us became a source for healing.  It allowed us to account for the missing and finally bring them home.  It allowed us to help remove landmines and unexploded bombs, because no child should ever lose a leg just playing outside.  Even as we continue to assist Vietnamese with disabilities, including children, we are also continuing to help remove Agent Orange — dioxin — so that Vietnam can reclaim more of your land.  We’re proud of our work together in Danang, and we look forward to supporting your efforts in Bien Hoa.

Let’s also not forget that the reconciliation between our countries was led by our veterans who once faced each other in battle.  Think of Senator John McCain, who was held for years here as a prisoner of war, meeting General Giap, who said our countries should not be enemies but friends.  Think of all the veterans, Vietnamese and American, who have helped us heal and build new ties.  Few have done more in this regard over the years than former Navy lieutenant, and now Secretary of State of the United States, John Kerry, who is here today.  And on behalf of all of us, John, we thank you for your extraordinary effort.  (Applause.)

Because our veterans showed us the way, because warriors had the courage to pursue peace, our peoples are now closer than ever before.  Our trade has surged.  Our students and scholars learn together.  We welcome more Vietnamese students to America than from any other country in Southeast Asia.  And every year, you welcome more and more American tourists, including young Americans with their backpacks, to Hanoi’s 36 Streets and the shops of Hoi An, and the imperial city of Hue.  As Vietnamese and Americans, we can all relate to those words written by Van Cao — “From now, we know each other’s homeland; from now, we learn to feel for each other.”

As President, I’ve built on this progress.  With our new Comprehensive Partnership, our governments are working more closely together than ever before.  And with this visit, we’ve put our relationship on a firmer footing for decades to come.  In a sense, the long story between our two nations that began with Thomas Jefferson more than two centuries ago has now come full circle.  It has taken many years and required great effort.  But now we can say something that was once unimaginable:  Today, Vietnam and the United States are partners.

And I believe our experience holds lessons for the world.  At a time when many conflicts seem intractable, seem as if they will never end, we have shown that hearts can change and that a different future is possible when we refuse to be prisoners of the past.  We’ve shown how peace can be better than war.  We’ve shown that progress and human dignity is best advanced by cooperation and not conflict.  That’s what Vietnam and America can show the world.

Now, America’s new partnership with Vietnam is rooted in some basic truths.  Vietnam is an independent, sovereign nation, and no other nation can impose its will on you or decide your destiny.  (Applause.)  Now, the United States has an interest here.  We have an interest in Vietnam’s success.  But our Comprehensive Partnership is still in its early stages.  And with the time I have left, I want to share with you the vision that I believe can guide us in the decades ahead.

First, let’s work together to create real opportunity and prosperity for all of our people.  We know the ingredients for economic success in the 21st century.  In our global economy, investment and trade flows to wherever there is rule of law, because no one wants to pay a bribe to start a business.  Nobody wants to sell their goods or go to school if they don’t know how they’re going to be treated.  In knowledge-based economies, jobs go to where people have the freedom to think for themselves and exchange ideas and to innovate.  And real economic partnerships are not just about one country extracting resources from another.  They’re about investing in our greatest resource, which is our people and their skills and their talents, whether you live in a big city or a rural village.  And that’s the kind of partnership that America offers.

As I announced yesterday, the Peace Corps will come to Vietnam for the first time, with a focus on teaching English.  A generation after young Americans came here to fight, a new generation of Americans are going to come here to teach and build and deepen the friendship between us.  (Applause.)  Some of America’s leading technology companies and academic institutions are joining Vietnamese universities to strengthen training in science, technology, engineering, mathematics, and medicine.  Because even as we keep welcoming more Vietnamese students to America, we also believe that young people deserve a world-class education right here in Vietnam.

It’s one of the reasons why we’re very excited that this fall, the new Fulbright University Vietnam will open in Ho Chi Minh City — this nation’s first independent, non-profit university — where there will be full academic freedom and scholarships for those in need.  (Applause.)  Students, scholars, researchers will focus on public policy and management and business; on engineering and computer science; and liberal arts — everything from the poetry of Nguyen Du, to the philosophy of Phan Chu Trinh, to the mathematics of Ngo Bao Chau.

And we’re going to keep partnering with young people and entrepreneurs, because we believe that if you can just access the skills and technology and capital you need, then nothing can stand in your way — and that includes, by the way, the talented women of Vietnam.  (Applause.)  We think gender equality is an important principle.  From the Trung Sisters to today, strong, confident women have always helped move Vietnam forward.  The evidence is clear — I say this wherever I go around the world — families, communities and countries are more prosperous when girls and women have an equal opportunity to succeed in school and at work and in government.  That’s true everywhere, and it’s true here in Vietnam.  (Applause.)

We’ll keep working to unleash the full potential of your economy with the Trans-Pacific Partnership.  Here in Vietnam, TPP will let you sell more of your products to the world and it will attract new investment.  TPP will require reforms to protect workers and rule of law and intellectual property.  And the United States is ready to assist Vietnam as it works to fully implement its commitments.  I want you to know that, as President of the United States, I strongly support TPP because you’ll also be able to buy more of our goods, “Made in America.”

Moreover, I support TPP because of its important strategic benefits.  Vietnam will be less dependent on any one trading partner and enjoy broader ties with more partners, including the United States.  (Applause.)  And TPP will reinforce regional cooperation.  It will help address economic inequality and will advance human rights, with higher wages and safer working conditions.  For the first time here in Vietnam, the right to form independent labor unions and prohibitions against forced labor and child labor.  And it has the strongest environmental protections and the strongest anti-corruption standards of any trade agreement in history.  That’s the future TPP offers for all of us, because all of us — the United States, Vietnam, and the other signatories — will have to abide by these rules that we have shaped together.  That’s the future that is available to all of us.  So we now have to get it done — for the sake of our economic prosperity and our national security.

This brings me to the second area where we can work together, and that is ensuring our mutual security.  With this visit, we have agreed to elevate our security cooperation and build more trust between our men and women in uniform.  We’ll continue to offer training and equipment to your Coast Guard to enhance Vietnam’s maritime capabilities.  We will partner to deliver humanitarian aid in times of disaster.  With the announcement I made yesterday to fully lift the ban on defense sales, Vietnam will have greater access to the military equipment you need to ensure your security.  And the United States is demonstrating our commitment to fully normalize our relationship with Vietnam.  (Applause.)

More broadly, the 20th century has taught all of us — including the United States and Vietnam — that the international order upon which our mutual security depends is rooted in certain rules and norms.  Nations are sovereign, and no matter how large or small a nation may be, its sovereignty should be respected, and it territory should not be violated.  Big nations should not bully smaller ones.  Disputes should be resolved peacefully.  (Applause.)  And regional institutions, like ASEAN and the East Asia Summit, should continue to be strengthened.  That’s what I believe.  That’s what the United States believes.  That’s the kind of partnership America offers this region.  I look forward to advancing this spirit of respect and reconciliation later this year when I become the first U.S. President to visit Laos.

In the South China Sea, the United States is not a claimant in current disputes.  But we will stand with partners in upholding core principles, like freedom of navigation and overflight, and lawful commerce that is not impeded, and the peaceful resolution of disputes, through legal means, in accordance with international law.  As we go forward, the United States will continue to fly, sail and operate wherever international law allows, and we will support the right of all countries to do the same.  (Applause.)

Even as we cooperate more closely in the areas I’ve described, our partnership includes a third element — addressing areas where our governments disagree, including on human rights.  I say this not to single out Vietnam.  No nation is perfect.  Two centuries on, the United States is still striving to live up to our founding ideals.  We still deal with our shortcomings — too much money in our politics, and rising economic inequality, racial bias in our criminal justice system, women still not being paid as much as men doing the same job.  We still have problems.  And we’re not immune from criticism, I promise you.  I hear it every day.  But that scrutiny, that open debate, confronting our imperfections, and allowing everybody to have their say has helped us grow stronger and more prosperous and more just.

I’ve said this before — the United States does not seek to impose our form of government on Vietnam.  The rights I speak of I believe are not American values; I think they’re universal values written into the Universal Declaration of Human Rights.  They’re written into the Vietnamese constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.”  That’s in the Vietnamese constitution.  (Applause.)  So really, this is an issue about all of us, each country, trying to consistently apply these principles, making sure that we — those of us in government — are being true to these ideals.

In recent years, Vietnam has made some progress.  Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international norms.  Under recently passed laws, the government will disclose more of its budget and the public will have the right to access more information.  And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP.   So these are all positive steps.  And ultimately, the future of Vietnam will be decided by the people of Vietnam.  Every country will chart its own path, and our two nations have different traditions and different political systems and different cultures.  But as a friend of Vietnam, allow me to share my view — why I believe nations are more successful when universal rights are upheld.

When there is freedom of expression and freedom of speech, and when people can share ideas and access the Internet and social media without restriction, that fuels the innovation economies need to thrive.  That’s where new ideas happen.  That’s how a Facebook starts.  That’s how some of our greatest companies began — because somebody had a new idea.  It was different.  And they were able to share it.  When there’s freedom of the press — when journalists and bloggers are able to shine a light on injustice or abuse — that holds officials accountable and builds public confidence that the system works.  When candidates can run for office and campaign freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible.  And it brings new people into the system.

When there is freedom of religion, it not only allows people to fully express the love and compassion that are at the heart of all great religions, but it allows faith groups to serve their communities through schools and hospitals, and care for the poor and the vulnerable.  And when there is freedom of assembly — when citizens are free to organize in civil society — then countries can better address challenges that government sometimes cannot solve by itself.  So it is my view that upholding these rights is not a threat to stability, but actually reinforces stability and is the foundation of progress.

After all, it was a yearning for these rights that inspired people around the world, including Vietnam, to throw off colonialism.  And I believe that upholding these rights is the fullest expression of the independence that so many cherish, including here, in a nation that proclaims itself to be “of the People, by the People and for the People.”

Vietnam will do it differently than the United States does.  And each of us will do it differently from many other countries around the world.  But there are these basic principles that I think we all have to try to work on and improve.  And I said this as somebody who’s about to leave office, so I have the benefit of almost eight years now of reflecting on how our system has worked and interacting with countries around the world who are constantly trying to improve their systems, as well.

Finally, our partnership I think can meet global challenges that no nation can solve by itself.  If we’re going to ensure the health of our people and the beauty of our planet, then development has to be sustainable.  Natural wonders like Ha Long Bay and Son Doong Cave have to be preserved for our children and our grandchildren.  Rising seas threaten the coasts and waterways on which so many Vietnamese depend.  And so as partners in the fight against climate change, we need to fulfill the commitments we made in Paris, we need to help farmers and villages and people who depend on fishing to adapt and to bring more clean energy to places like the Mekong Delta — a rice bowl of the world that we need to feed future generations.

And we can save lives beyond our borders.  By helping other countries strengthen, for example, their health systems, we can prevent outbreaks of disease from becoming epidemics that threaten all of us.  And as Vietnam deepens its commitment to U.N. peacekeeping, the United States is proud to help train your peacekeepers.  And what a truly remarkable thing that is — our two nations that once fought each other now standing together and helping others achieve peace, as well.  So in addition to our bilateral relationship, our partnership also allows us to help shape the international environment in ways that are positive.

Now, fully realizing the vision that I’ve described today is not going to happen overnight, and it is not inevitable.  There may be stumbles and setbacks along the way.  There are going to be times where there are misunderstandings.  It will take sustained effort and true dialogue where both sides continue to change.  But considering all the history and hurdles that we’ve already overcome, I stand before you today very optimistic about our future together.  (Applause.)  And my confidence is rooted, as always, in the friendship and shared aspirations of our peoples.

I think of all the Americans and Vietnamese who have crossed a wide ocean — some reuniting with families for the first time in decades — and who, like Trinh Cong Son said in his song, have joined hands, and opening their hearts and seeing our common humanity in each other.  (Applause.)

I think of all the Vietnamese Americans who have succeeded in every walk of life — doctors, journalists, judges, public servants.  One of them, who was born here, wrote me a letter and said, by “God’s grace, I have been able to live the American Dream…I’m very proud to be an American but also very proud to be Vietnamese.”  (Applause.)  And today he’s here, back in the country of his birth, because, he said, his “personal passion” is “improving the life of every Vietnamese person.”

I think of a new generation of Vietnamese — so many of you, so many of the young people who are here — who are ready to make your mark on the world.  And I want to say to all the young people listening:  Your talent, your drive, your dreams — in those things, Vietnam has everything it needs to thrive.  Your destiny is in your hands.  This is your moment.  And as you pursue the future that you want, I want you to know that the United States of America will be right there with you as your partner and as your friend.  (Applause.)

And many years from now, when even more Vietnamese and Americans are studying with each other; innovating and doing business with each other; standing up for our security, and promoting human rights and protecting our planet with each other — I hope you think back to this moment and draw hope from the vision that I’ve offered today.  Or, if I can say it another way — in words that you know well from the Tale of Kieu — “Please take from me this token of trust, so we can embark upon our 100-year journey together.”  (Applause.)

Cam on cac ban.  Thank you very much.  Thank you, Vietnam.  Thank you.  (Applause).

END
12:43 P.M. ICT

Nguồn bản gốc: https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/05/24/remarks-president-obama-address-people-vietnam

This entry was posted in Ngoại Giao. Bookmark the permalink.