Dối trá được xem như truyền thống và cũng là phương thức cai trị độc đáo của các thể chế toàn trị, trong đó, chiếm kỷ lục quán quân về lĩnh vực này vẫn là các nhà nước cộng sản kiểu Stalin và Mao trạch Đông. Giống như Đức Quốc xã, ngay từ khi mới “cướp” được chính quyền, những người cộng sản đã thành lập một trung tâm “nói dối” rất hoành tráng là Ban Tuyên huấn Trung ương (Trung Quốc gọi là “Trung tuyên bộ” hoặc “Ban tuyên truyền”) mà những người cầm đầu cũng có phẩm chất không kém gì tiến sĩ Paul Joseph Göbbels. Đây là một cơ quan siêu quyền lực chuyên dạy các quan chức nói dối và biết nghe nói dối. Họ lý luận, “nói dối mà có lợi cho cách mạng thì không có tội”, vì thế, việc “bơm” số liệu tăng trưởng để nâng cao vị thế của Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế chính là hành động yêu nước(!?). Tuy nhiên đó chỉ là chuyện nhỏ. Còn nhiều chuyện tày đình như hoán cải lịch sử dân tộc, “sáng tạo” và tô vẽ những biểu tượng không có thật để lừa thần dân, hay công nghệ tuyệt kỹ “nói một đàng làm một nẻo” mới là điều đáng bàn kia. Ai cũng biết, trò dối trá vốn luôn bị loài người tiến bộ phỉ nhổ, thì đối đối với các đồng chí cộng sản, lại là một siêu phẩm văn hóa “đậm đà bản sắc”… Thứ văn hóa ấy mà di truyền lại cho các thế hệ con cháu thì không biết dân tộc Việt Nam trong tương lai liệu còn có tên trong bản đồ thế giới?
Bauxite Việt Nam
Ngay sau khi chính quyền Trung Quốc công bố GDP quý 3-2015 đạt mức 6,9%, các chuyên gia kinh tế thế giới bày tỏ nghi ngờ Bắc Kinh lại “tô hồng” số liệu tăng trưởng.
Đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, 6,9% là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2009 và con số này tiếp tục làm dấy lên mối lo ngại về tương lai kinh tế của Trung Quốc.
Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) tuyên bố kinh tế Trung Quốc “vẫn hoạt động bình thường” bất chấp sự sụt giảm.
Tuy nhiên AFP dẫn lời chuyên gia Liu Ligang, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ Banking Group, nhận định: “Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn chậm chạp và sẽ còn suy giảm vì nhiều nguy cơ còn tồn tại”.
Nhưng tình hình thực tế có thể còn tồi tệ hơn thế. Theo báo Wall Street Journal, trong báo cáo công bố hôm nay, Hãng tư vấn Anh Capital Economics khẳng định GDP Trung Quốc thực tế chỉ đạt 4,5% và con số mà NBS công bố đã bị “thổi phồng”. Và rất nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế đồng ý với đánh giá này.
“Ở thời điểm này, khó có thể tìm ra ai tin rằng số liệu GDP của Trung Quốc là đúng thực tế”
CAPITAL ECONOMICS (hãng tư vấn Anh)
Tô vẽ cho đẹp
Trên kênh BBC Radio 4, chuyên gia Danny Gabay, giám đốc Hãng tư vấn tài chính Fathom, thẳng thừng nói: “Chúng tôi không thể tin vào số liệu GDP này”.Tô vẽ cho đẹp
Fathom dùng cách tính riêng và xác định GDP Trung Quốc quý 3-2015 chỉ tăng vỏn vẹn 3%. Ngân hàng Barclay’s cũng công bố sơ đồ chỉ ra con số 3%.
“Thật là ngớ ngẩn khi Trung Quốc tuyên bố GDP đạt 6,9% dù hàng loạt chỉ số kinh tế rất yếu kém” – báo Huffington Post dẫn lời doanh nhân, nhà tư vấn đầu tư Phil Davis.
Nhà kinh tế Klaus Baader của Ngân hàng Société Générale cho biết chỉ cần phân tích các chỉ số kinh tế thời gian qua là đủ để phát hiện sự giả dối. Hồi tháng 8, tạp chí Tài Kinh công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc giảm xuống 47 điểm, thấp nhất trong sáu năm qua.
Đây là chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất. PMI dưới 50 cho thấy tình trạng suy thoái.
Trong quý 3-2015, cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều giảm sút. Nhiều dấu hiệu cho thấy các công ty Trung Quốc đang rơi vào tình cảnh rất khó khăn.
Tuần trước, Tập đoàn thép Sinosteel suýt trở thành doanh nghiệp trung ương đầu tiên phá sản trước khi được Chính phủ cho thêm một tháng để trả nợ trái phiếu 2 tỉ NDT (315 triệu USD).
Trên thực tế, hồi năm 2010 một bức điện tín ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc bị rò rỉ cho biết Thủ tướng Lý Khắc Cường, khi đó còn là bí thư Liêu Ninh, mô tả số liệu GDP của nước này là “nhân tạo”.
Ông Lý đề nghị phương pháp mới đo tăng trưởng, bao gồm việc tính toán các số liệu như mức tiêu thụ điện, lượng hàng hóa trên các chuyến tàu, các khoản vay ngân hàng… Các tổ chức quốc tế sử dụng phương pháp này và đều cho kết quả GDP Trung Quốc quý 3 vừa qua chỉ đạt từ 4 – 5%.
Số liệu “cao su”
Nhà kinh tế Huw McKay của Hãng Westpac cho biết áp dụng luật Benford, phương pháp phân tích để phát hiện các bất thường trong số liệu thống kê, cho thấy dữ liệu GDP Trung Quốc hoàn toàn không chính xác.
Các học giả quốc tế từng dùng phương pháp này để phát hiện Chính phủ Hi Lạp “tô hồng” nhiều dữ liệu kinh tế hồi năm 2011. Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc có truyền thống thổi phồng số liệu kinh tế vì mục đích chính trị.
Theo báo Financial Times, nhà kinh tế Harry Wu của viện nghiên cứu độc lập The Conference Board nghiên cứu các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc từ nhiều thập niên qua và xác định từ năm 1978 đến 2012, GDP Trung Quốc đạt mức trung bình 7,2% mỗi năm.
Con số này dù vẫn rất cao nhưng không giống con số chính thức 9,8% do Bắc Kinh công bố. Westpac gọi số liệu tăng trưởng của Trung Quốc là “cao su”, nghĩa là có thể đàn hồi, co giãn tùy ý muốn của chính phủ nước này.
Nhà kinh tế McKay cho rằng chính quyền Trung Quốc cũng thổi phồng GDP lên mức 7% hồi quý 2 dù thị trường chứng khoán đảo lộn và sự giả dối này đã giúp khuyến khích tiêu dùng và đầu tư.
Trước mắt, nhiều chuyên gia dự báo đến cuối năm Bắc Kinh vẫn sẽ công bố mức tăng trưởng “đẹp” 7% “vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy con số đó là phù hợp”, như nhận định của nhà kinh tế Frederic Neumann thuộc Ngân hàng HSBC.
Chủ tịch Trung Quốc thăm Anh
Theo AFP, hôm qua Chính phủ Anh tuyên bố nhân chuyến thăm Anh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước sẽ ký các thỏa thuận thương mại – đầu tư trị giá tới 30 tỉ bảng (46,6 tỉ USD). Dự kiến các hợp đồng này sẽ tạo ra 3.900 công ăn việc làm tại Anh.
Các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đóng vai trò lớn trong dự án Nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C ở Anh, trị giá 24,5 tỉ bảng.
H.T.
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20151021/trung-quoc-bi-to-bom-so-lieu-tang-truong/988528.html