Quân cờ domino [1] đã đổ như thế nào?

Phải chăng tác giả muốn nhắc Hoa Kỳ học lại bài học cũ ở Đông Dương để rồi quyết định phải làm gì trong tình hình hiện nay? Hoa Kỳ đã để cho quân cờ domino đổ, bao nhiêu triệu người phải bỏ mạng trong và sau cuộc chiến ý thức hệ, và bây giờ nếu tiếp tục để điều đó xảy ra, chính họ phản bội các lý tưởng mà họ theo đuổi?

Ngọc Thu

Tuyên bố chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến cần thiết của Mỹ trong những ngày này, tương đương với việc cho rằng Adolf Hitler và Đức quốc xã là những người theo chủ nghĩa nhân đạo. Lương tâm của người Mỹ bị chai sạn do mối ác cảm về sự xung đột và mạng sống mất đi không cần thiết, nên người ta đã quên đi mục đích ban đầu mà chính Hoa Kỳ đã ký thác để bảo vệ tự do ở Đông Dương ngay từ đầu.

Vào lúc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào cổng Dinh Tổng thống Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975, Mỹ đã từ bỏ tranh đấu để cứu lấy Việt Nam từ lâu. Đầu tháng 4, Tổng thống Gerald Ford thúc giục Quốc hội cung cấp sự hỗ trợ trên không cho cuộc rút lui của Quân lực VNCH – lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam – chỉ nhận được sự từ chối [của Quốc hội, lúc đó do] đảng Dân chủ kiểm soát, do mệt mỏi vì chiến tranh. Tổng thống Ford đã tự đóng lại các quyển sách về cuộc xung đột khi ông công bố vào ngày 23 tháng 4 rằng chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.

Vào thời điểm Tổng thống Ford ra thông báo, không có nhiều người nhớ lại những ngày khi còn hỗ trợ Việt Nam đứng như một lá chắn trung tâm, trong nỗ lực ngăn chặn sự xâm lăng của cộng sản ở Đông Nam Á. Dường như không có nhiều người quan tâm đến hàng triệu người mà mạng sống của họ sắp phải [đương đầu với những điều] vượt quá sức chịu đựng.

Chỉ trong vài tuần, Việt Cộng đã làm giảm dân số ở các thành phố miền Nam Việt Nam, thành phố của các trí thức, các chuyên gia, các nhà lãnh đạo chính trị, quân nhân và gửi họ vào “trại cải tạo”. Hơn 250.000 người đã bị đưa đi theo cách này, nhiều người bị tra tấn và nhiều người không bao giờ trở về.

Tồi tệ hơn thế nữa là cuộc khủng hoảng người tị nạn tệ hại nhất mà thế giới đã chứng kiến kể từ khi chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ Hai. Công dân Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu tuyệt vọng trốn thoát thật nhanh khỏi sự bao vây đàn áp của Bắc Việt, lên những chiếc thuyền ọp ẹp để sau đó đi vào vùng nguy hiểm của Biển Đông. Chết chìm, hải tặc và cưỡng hiếp (cả phụ nữ và trẻ em) bởi cướp biển Thái thường xuất hiện trong những năm này. Ước tính gần một triệu người Việt đã chạy khỏi Việt Nam, và hàng trăm ngàn người trong số họ đã bỏ mạng trong quá trình [chạy trốn].

Tại Lào, các cuộc nổi dậy của cộng sản Pathet Lào, cùng với Quân đội Nhân dân Việt Nam với sự hậu thuẫn của Liên Xô, lật đổ Chính phủ hoàng gia Lào, buộc vua Savang Vatthana phải thoái vị vào ngày 02 tháng 12 năm 1975. Một cuộc thanh trừng tàn nhẫn theo sau đó, sao chép các mô hình đã được thiết lập tại Việt Nam. Riêng những người Hmong bị nặng nhất, mà những bức tranh về ngày này đã mô tả sự tàn bạo của cộng sản đàn áp.

Có lẽ kết quả tồi tệ nhất về sự từ bỏ Đông Dương của người Mỹ là các sự kiện xảy ra tiếp theo sau đó tại Campuchia. Khmer Đỏ đã tới Phnom Penh vào tháng 12 năm 1975. Ngay lập tức, họ sơ tán các thành phố và đưa toàn bộ dân chúng vào các cuộc tuần hành bắt buộc tới các dự án nông thôn. Họ lập nên một mô hình khắc khổ về cải cách ruộng đất, tránh y học phương Tây, xóa bỏ tôn giáo, đốt thư viện, và cấm bất cứ điều gì bị cho là sự suy đồi của phương Tây. Trong bốn năm tiếp theo, số người chết từ các vụ xử tử, làm việc quá sức, chết đói, và bệnh tật đã xảy ra cho hàng triệu người thuộc dạng thử nghiệm ở Campuchia, đất nước được đổi tên thành Cộng hòa dân chủ Kampuchea, và một vết sẹo không thể xóa, đốt cháy lương tâm phương Tây.

Thế những sự kiện như thế này có được nhìn thấy vào thập niên 50, khi lần đầu tiên Chính phủ Hoa Kỳ thiết lập các mục tiêu của mình để ủng hộ chế độ dân chủ non trẻ, theo sau các mối đe dọa cộng sản hay không?

Ồ, có đó chứ. Thực ra, tháng 6 năm 1956, một Thượng nghị sĩ trẻ tuổi ở bờ biển phía Đông đã thực hiện một trường hợp khá thuyết phục:

Việt Nam đại diện cho nền tảng của Thế giới tự do ở Đông Nam Á, viên gạch quyết định đến kiến trúc vòng cung, ngón tay trong con đê [2]. Miến Điện, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines và rõ ràng là Lào và Campuchia nằm trong số những nước mà sự an toàn sẽ bị đe dọa nếu làn sóng đỏ Cộng sản tràn vào Việt Nam… Việt Nam đại diện cho một thử nghiệm về trách nhiệm và quyết tâm của Mỹ ở châu Á. Và nếu không thành công, nạn nhân của bất kỳ mối nguy hiểm đe dọa sự tồn tại của nó – chủ nghĩa cộng sản, tình trạng hỗn loạn chính trị, nghèo đói và mọi thứ còn lại, thì Hoa Kỳ với sự biện hộ, sẽ chịu trách nhiệm, và uy tín của chúng ta ở châu Á sẽ bị nhấn chìm xuống mức kỷ lục.

Ai biết được rằng những lời của Thượng nghị sĩ John F. Kennedy đã chứng minh không chỉ là lời tiên tri, mà còn chỉ ra một điều gì đó khủng khiếp hơn nhiều so với bất cứ điều gì ông ta có thể nhìn thấy? Chắc chắn không phải là phong trào phản chiến đang phát triển, mà những kẻ xấu đã đến, đại diện bởi những người đội mũ xanh; cũng không phải các phương tiện truyền thông Mỹ đã tình cờ đưa ra ý kiến rằng sự mất mát ở Việt Nam làm cho Hoa Kỳ đáng nhận sự trừng phạt.

Nhưng có thể nào chúng ta quên được rằng trong thế kỷ XX, gần một trăm triệu người đã chết là do kết quả của Cộng sản tiếp quản, và ba mươi triệu người khác đã bị tiêu diệt do bị bỏ đói, bị bỏ tù, và xử tử nhanh? Một người phải tự hỏi, nếu những người kia to tiếng chống lại chiến tranh, ngày nay vẫn nghĩ rằng, theo quan điểm của vấn đề trở thành Đông Dương, rằng không bao giờ có lý do hợp lý nào tồn tại để chiến đấu cho một Việt Nam tự do?

Trong thời đại hoài nghi và ý thức hệ giảm bớt, khi chính quyền mới của Hoa Kỳ khước từ bất kỳ ý tưởng nào về sự liên quan của đất nước này trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ cho các dân tộc khác, có thể phải trả giá để học các bài học thực sự về Việt Nam: Bỏ mặc sự tìm kiếm tự do của đồng minh của chúng ta không chỉ dẫn đến sự nô lệ của họ. Nó có thể dẫn đến sự phản bội những lý tưởng và các nguyên tắc riêng của chúng ta – một vụ bê bối sẽ ăn mòn tâm hồn người Mỹ.

Ghi chú:

[1] Thuyết domino: có từ thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower, Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ. Thuyết này cho rằng khi Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc thành công, nó sẽ lan qua Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ không can thiệp thì phe cộng sản ở Bắc Việt sẽ chiếm miền Nam Việt Nam. Và khi quân cờ domino Việt Nam sụp đổ, tức nước này trở thành cộng sản, sẽ làm cho các quân cờ domino khác đổ theo, tức các nước Đông Dương khác rơi vào tay cộng sản, đe dọa các nước còn lại trong khu vực như: Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Úc… Đó là lý do Hoa Kỳ đưa quân vào can thiệp ở Việt Nam, ngăn sự lan rộng của Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á.

[2] The keystone to the arch, the finger in the dike: là cách ví von của người Mỹ, các kiến trúc hình cung khi xây có một viên đá chính, viên đá đó rơi thì cả công trình bị sập. Tương tự, “ngón tay trong đê”, nếu lấy ngón tay đi thì nước sẽ chảy ra ngoài. Câu trên có ý nói Việt Nam là nơi ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á, nếu Việt Nam rơi vào tay cộng sản, cả Đông Nam Á sẽ sụp đổ.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://www.americanthinker.com/2010/05/how_the_dominoes_fell.html

This entry was posted in Tư Liệu and tagged . Bookmark the permalink.