Epoch Times 25 Tháng Một , 2015
Ông Chu Vĩnh Khang, cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách lĩnh vực An ninh, phát biểu tại một cuộc họp ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/ 5/2012. (STR / AFP / Getty Images)
Đối với việc thanh trừng quan chức An ninh hàng đầu Chu Vĩnh Khang, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình dường như xử lý dứt khoát cựu quan chức An ninh này và ám chỉ rằng các quan chức khác ở cấp cao hơn sắp bị loại bỏ.
Các thông điệp này, được chuyển tải trực tiếp hoặc được diễn giải sau đó bởi các nhà phân tích, đã được thể hiện trong các phát biểu gần đây của ông Tập tới các cán bộ của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), cơ quan kiểm soát toàn bộ bộ máy an ninh nội địa của nhà nước Trung Quốc. Động thái này tượng trưng cho một phán xét công khai đầu tiên về hậu quả quyền lực của ông Chu Vĩnh Khang đối với bộ máy An ninh, một bộ máy được khẳng định rộng rãi là trung tâm quyền lực thứ hai trong chế độ.
Nhiều cán bộ của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thở dài: “lâu lắm rồi tôi mới nghe đến cụm từ chuôi dao”.
Nhân dân nhật báo
Ông Chu, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật từ năm 2007 đến năm 2012 (sau 5 năm là người đứng đầu Bộ Công an), trên thực tế đã được bổ nhiệm vào vị trí này nhờ cựu thủ lĩnh Đảng Giang Trạch Dân. Ngoài việc tiếp bước ông Giang thực hiện các hoạt động bạo lực chống lại nhóm tâm linh Pháp Luân Công, ông Chu đã góp phần xây dựng cơ quan này trở thành một đế chế nhiều chân rết, hầu như không chịu ảnh hưởng từ các chỉ thị của lãnh đạo Hồ Cẩm Đào.
Sự lớn mạnh của hệ thống này cũng được dựa trên phương châm “duy trì ổn định” bằng những động cơ tai ác, chẳng hạn, đáp trả các cuộc biểu tình bằng một lực lượng áp đảo, khiến sự tức giận đối với chế độ càng tệ hơn và dẫn đến nhiều cuộc biểu tình hơn, nhờ đó lại biện minh cho việc sử dụng nhiều lực lượng hơn nữa.
“Chuôi dao”
Như là một phần trong nỗ lực phá bỏ hệ thống quyền lực này của ông Chu, ông Tập đã chủ trì một hội nghị lớn vào ngày 20/1 tại Bắc Kinh, tại đây ông Tập đã nói về sự cần thiết phải “cầm chắc chuôi dao” khi nhắc đến hoạt động của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, nơi ông Chu từng tận hưởng quyền lực vô biên của mình.
Một giải thích hữu ích được đăng trên tờ Nhân dân nhật báo vào cùng ngày đã làm sáng tỏ những lời nhận xét của ông Tập là rất nghiêm trọng – trong đó tác giả nhắc đến ông Tập bằng biệt danh đầy cung kính, “Tập Dada”, có nghĩa là “Bác Tập”.
Tác giả (không được nêu tên) viết: “Nhiều cán bộ của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thở dài: “lâu lắm rồi tôi mới nghe đến cụm từchuôi dao”. Bài báo tiếp tục giải thích rằng cụm từ này xuất phát từ ông Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo cách mạng của lực lượng nổi dậy Cộng sản Trung Quốc và là Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
“Tại thời điểm đó, cuộc đấu tranh giai cấp rất là dữ dội, mâu thuẫn giai cấp rất nổi cộm, và ông đã nhấn mạnh cụm từ chuôi daođể chỉ ra tính chất giai cấp của hệ thống chính trị – pháp lý”.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Tập Cận Bình chủ trì một hội nghị ở Bắc Kinh về công tác An ninh vào ngày 7/1. Ông Tập dường như đang nắm lấy quyền lực của bộ máy chính trị-tư pháp (Ảnh chụp màn hình / Tân Hoa Xã).
Vào tháng năm 1926, khi ông Mao chủ trì một hội thảo ở Quảng Châu về Cách mạng nông nghiệp, ông ta phát biểu: “Làm cách mạng là dao đấu với dao, súng đấu với súng. Để lật đổ lực lượng dân quân của địa chủ, chúng ta cần có quân đội nông dân của chúng ta. Nếu không cầm được chuôi dao trong tay thì sẽ có hỗn loạn”.
Tác giả của tờ Nhân dân nhật báo đã nêu rõ những ẩn ý của ông Tập khi nhắc đến cụm từ này: Ông Tập Cận Bình phải là người có quyền kiểm soát các công cụ cưỡng chế của Đảng.
Tác giả viết: “Hệ thống chính trị – pháp lý là cơ quan quyền lực của dân tộc; nó có khả năng hạn chế quyền tự do của người dân và tịch thu tài sản cá nhân; nếu nó rời khỏi sự kiểm soát của Đảng và nhân dân, mà rơi vào tay của một người với những động cơ thầm kín, thì nó sẽ trở thành một vũ khí sắc bén gây hại đối với Đảng và nhân dân”.
Âm mưu
Rất bất thường đối với một bài báo đăng trên tờ Nhân dân nhật báo, bài báo này đã đề cập đến các cáo buộc lạm dụng quyền lực của ông Bạc Hy Lai và ông Vương Lập Quân, những người điều hành thành phố Trùng Khánh ở phía tây nam Trung Quốc như là “đế chế của gia đình họ”, theo lời tác giả.
Kể từ năm 2012, các báo cáo và chuyên mục của Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên), đặc biệt trong phiên bản tiếng Trung, đã bàn về một âm mưu thâu tóm quyền lực của ông Chu Vĩnh Khang và ông Bạc Hy Lai cùng những người khác phía sau hậu trường. Epoch Times đã nhận định rằng ông Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo, đã chỉ đạo âm mưu này, trong khi ông Tăng Khánh Hồng, tay sai của ông Giang và là người vận động hành lang, đề ra các âm mưu chi tiết.
Bài phát biểu mới đây của ông Tập Cận Bình tượng trưng cho phán xét công khai đầu tiên về hậu quả quyền lực của ông Chu Vĩnh Khang trong bộ máy an ninh.
Các bài báo của Epoch Times, dựa trên các thông tin chi tiết mà những người trong Đảng cung cấp vào thời điểm đó, đã cho biết, theo kế hoạch ban đầu, ông Bạc Hy Lai sẽ thay thế ông Chu Vĩnh Khang làm người đứng đầu bộ máy an ninh, và sau đó, khi thời gian chín muồi, sẽ hạ bệ ông Tập Cận Bình để tóm lấy quyền lực cao nhất trong Đảng. Điều này là khả thi vì chủ tịch của Ủy ban Chính trị và Pháp luật có quyền lực to lớn theo hệ thống cũ, bao gồm: bộ máy công an, cảnh sát vũ trang nhân dân (khoảng một triệu quân), và các lực lượng phụ trợ khác.
Nội dung của âm mưu này tới nay đã được xác nhận một phần, gần đây nhất với các bài báo trong giới báo chí Hồng Kông và Đại Lục về việc ông Chu Vĩnh Khang và ông Bạc Hy Lai đã có những cuộc họp bí mật nhằm thảo luận về một đường lối chính trị thay thế, dựa trên lý luận giai cấp của chủ nghĩa Mao cứng rắn, thay vì các chính sách “cải cách và mở cửa ” theo hướng thị trường của ông Đặng Tiểu Bình. Tin tức cho hay họ đã định “làm việc lớn”. Các nhà phân tích cho rằng các bài báo trên nhằm ám chỉ rằng hai nhân vật này bị cáo buộc có âm mưu thâu tóm quyền lực.
Hiện giờ, các nhà phân tích nghi ngờ rằng ông Tập Cận Bình đang mài dao cho một mục tiêu mới: Ông Giang Trạch Dân. Một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ động thái nào quan trọng cỡ đó, tất nhiên, là việc nắm quyền kiểm soát chặt chẽ đối với cả quân đội và bộ máy An ninh nội địa. Với việc thanh trừng các quan chức quân sự cấp cao từ năm ngoái và năm nay, và việc củng cố hệ tư tưởng hiện nay đang được áp dụng cho ngành An ninh, ông Tập dường như đang tiến hành những thu xếp đúng như vậy.