Về thủy điện Đồng Nai 6 và ĐN 6A: “Nhóm lợi ích” hãy stop và đừng lừa gạt dân nữa!

Hydropower Project DN 6&6A: one more or no more or any more?

    Rolling Stone (SCT expert and supporter)

Biên dịch: T.T. 

Một vấn đề/câu hỏi đối với Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai (gọi tắt: DLG), Viện  MT&TN-ĐH Quốc gia-TP. Hồ Chí Minh (gọi tắt: Viện), Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM-Bộ TN&MT (gọi tắt: Hội đồng) cần có câu trả lời dứt điểm càng sớm càng tốt (ASAP).

Xem qua 6 cuốn BC ĐTM (do 2 Viện làm: 3 lần*2 cuốn) nên thấy cần tập hợp lại (từ bạn bè) một số điểm chưa yên tâm, mạnh dạn nêu ra chia sẻ vì nghĩ các vị quyền cao chức trọng lo nhiều việc nước chưa chắc có thời gian để đọc hết, nếu có gì thất lễ xin miễn chấp.

Hai dự án thủy điện này thì bình thường, công suất tầm trung bình ở VN, nhưng vị trí xây dựng lại nhằm vào vùng lõi VQG Cát Tiên nên tác động môi trường, xã hội cần/phải nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện trước khi triển khai.

Về pháp lý theo các quy định pháp luật VN thì có vấn đề bất thường: Dự án được đưa vào quy hoạch bằng một QĐ có dấu hiệu trái luật, không đúng thẩm quyền của Bộ Công Thương; không theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ; chưa được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đã xúc tiến; chưa cân nhắc xem xét các Công ước và cam kết Quốc tế có liên quan ở địa phương, khu vực chịu tác động trực tiếp của DA. Nếu triển khai sẽ còn vi phạm một số Luật, Nghị định khác và ảnh hưởng xấu đến việc Hồ sơ đề cử Di sản thiên nhiên Thế giới.

Nhìn chung, 2 BC ĐTM xuất bản T6-2013 có hình thức đẹp, biên tập công phu, mục lục rõ ràng; các bản vẽ và VB liên quan được photo đính kèm theo quy định, riêng phần lời (thuyết minh) đánh số tới xxvii+272 trang và xxxii+300 trang (ĐN6A).

Hình 1: Bìa cuốn BC ĐTM thủy điện ĐN 6A

Theo quy định, thời hạn tiếp nhận và trả lời tính đầy đủ của hồ sơ: Năm (05) ngày làm việc. Thời hạn thẩm định: Bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc. Thời hạn phê duyệt: Mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tại Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM (Phụ lục 2.3 ban hành kèm Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ TN&MT) có đoạn:

” Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Yêu cầu: Các tài liệu tham khảo phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của báo cáo ĐTM.

Dù rất lúng túng song sớm muộn, Bộ TN&MT vẫn phải tổ chức thẩm định hai Báo cáo ĐTM nói trên, vì vậy bài viết này tập hợp một số vấn đề kỹ thuật (trừ phần Đa dạng sinh học và số liệu tính toán lưu lượng, dòng chảy, chế độ vận hành điều tiết…đã có nhận xét riêng).

Dường như BC ĐTM thủy điện ĐN 6A được làm trước, sau đó chỉnh sửa thành BC ĐTM ĐN6. Mặc dù rất kỳ công thay đổi tiêu tít, số hiệu bảng biểu, hình ảnh…song nhân viên của Photocopy Shop vẫn có thể chỉ ra các lỗi copy-paste và little trick (tiểu xảo).

VD: Cơ sở pháp lý nóng nhất điều tiết hai dự án là Nghị quyết số 49/2010/NQ-QH12 không hề được viện dẫn mà cố giữ NQ 66/2006/NQ-QH11 hết hiệu lực, nhưng cả 3 lần, hai Viện làm tư vấn thuê đều viết sai thành NQ 66/2007/NQ-QH11 (cùng tr. 7 ở cả 2 BC ĐTM).

Khi NQ 49/2010/NQ-QH12 đã thay thế NQ 66/2006/NQ-QH11 và ” có một số thay đổi quan trọng như: bổ sung thêm quy định đối với các dự án, công trình đang trong quá trình thực hiện mà phát sinh vấn đề thuộc một trong các tiêu chí quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Nghị quyết thì cũng phải trình Quốc hội xem xét quyết định phù hợp với thực tế”, mà chủ đầu tư DLG và Viện tư vấn lập BC thuê quên hoặc không biết thì Hội đồng thẩm định BC ĐTM của Bộ TN&MT có chấp thuận thông qua được chăng?

Liệu hai BC ĐTM này có chung bản gốc nào đó để Viện lấy ra cắt-dán lại chăng?

1, Sự khác biệt số liệu:

Có sự khác biệt ở vài số liệu chính tại BC ĐTM trong 03 lần (02 bảng dưới). Nó mâu thuẫn vì 2 lần sau Viện đều lập BC ĐTM trên hồ sơ Dự án đầu tư (Ấn bản lần 2-tháng 11/2011).

Hỏi: DLG, Viện và Hội đồng giải thích, xem xét và xử lý số liệu này như thế nào? Con số nào là đúng? Liệu có bản Thiết kế cơ sở nào khác chăng?

 image

Hình 2: Bảng kê số liệu tổng mức đầu tư theo các tài liệu khác nhau.

 image

Hình 3: Bảng kê số liệu thuốc nổ và lâm sản tận thu theo các tài liệu khác nhau.

2, Một số bất cập liệt kê theo trình tự của Báo cáo (vì 2 cuốn gần như giống nhau nên ưu tiên đưa ra số trang theo BC ĐTM của thủy điện Đồng Nai 6).

2.1. Tr. 26, Bảng 1-10, dòng 3: Đồng Nai 2 vận hành cuối 2012.

Thực tế, Trungnam Power chủ đầu tư thủy điện ĐN 2-Di Linh đến nay vẫn chưa biết tìm đâu 267 tỷ (tổng vốn đầu tư 2.900 tỷ) để đền bù cho dân nên chưa biết khi nào sẽ tích nước phát điện giai đoạn 1. Có khả năng phải bán bớt một số cổ phần thủy điện vì càng kéo dài càng thiệt hại.

2.2. Tr.29: 1.4.2. Giới hạn phạm vi báo cáo

Mục này 2 lần báo cáo ĐTM trước đây không có, lần này Viện tư vấn đã nói rõ:

“- Những hạng mục không thuộc phạm vi báo cáo

+Hệ thống đường dây tải điện… thuộc một dự án khác;

+ Đất, đá phục vụ cho xây dựng được cung cấp từ các mỏ đang hoạt động nằm ngoài dự án này”.

Vậy ai có thể chỉ ra những mỏ đất, mỏ đá nào đang hoạt động mà cung cấp đủ nhu cầu của DA với khối lượng rất lớn trong thời gian ngắn (hàng triệu mét khối/khoảng 2 năm)?

Theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP và một số Văn bản khác, thì BC ĐTM này có thể bỏ qua các hạng mục tuyến đường dây 220kV, các mỏ đất, mỏ đá được không?

Tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP dẫn trên:

” Điều 17. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục công trình của dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án;

e) Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án;”

2.3. Tại bản vẽ TĐ.10.02-TC.01 thể hiện rõ vị trí 02 mỏ đá hai bên đường vào gần thân đập.

2.4. Tại bảng kê các hạng mục khu phụ trợ ĐN6 (Bảng 1-15 trang 35 và tại Bản vẽ TĐ.10.02-TC.02-2/2 khổ A3 đóng sau phần thuyết minh của Báo cáo ĐTM): Trích dưới đây

KÝ HIỆU HẠNG MỤC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT DIỆN TÍCH (HA)
1 Cơ sở nghiền sàng 310.000 m3 đá dăm/năm170.000 m3 cát/năm 1,71
24 Bãi thải hạ lưu bờ phải 2.453.160 m3 12,27
26 Bãi thải tầng phủ cạnh mỏ đá 78.020 m3 0,78

Hình 4: Trích bảng kê một số hạng mục chính của Thủy điện ĐN6.

2.5. Số liệu tại trang 34, Bảng 1-14: Các hạng mục công trình phụ trợ, rất khác với Bảng kê các hạng mục tại Bản vẽ TĐ.01.02A-TT.07, khổ A3 đóng tập cùng phần thuyết minh (phần lời) của Báo cáo ĐTM thủy điện ĐN 6A xuất bản tháng 6/2013.

imageHình 5: Chụp trích trang 34, BC ĐTM ĐN6A (T.6-2013)

image

Hình 6: Chụp trích Bản vẽ TĐ.01.02A-TT.07, BC ĐTM ĐN6A (T.6-2013)

2.6. Tại bản vẽ TĐ.10.02A-MBDGT thể hiện rõ vị trí 04 mỏ đất và 01 mỏ đá xung quanh vị trí thân đập ĐN6A.

2.7. Tại bản vẽ TĐ.10.02A-TT.07 Thủy điện ĐN 6A cũng thể hiện rõ vị trí 04 mỏ đất và 01 mỏ đá. Trích bảng kê các hạng mục khu phụ trợ dưới đây:

KÝ HIỆU HẠNG MỤC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT DIỆN TÍCH (HA)
1 Cơ sở nghiền sàng tại mỏ đá 240.000 m3 đá dăm/năm120.000 m3 cát/năm 1,25
24 Bãi thải cho bờ phải 1.470.400 m3 14,71
26 Bãi thải cho bờ trái 318.600 m3 3,19

Hình 7: Trích bảng kê một số hạng mục chính của Thủy điện ĐN6A

Hơn ai hết, Bộ TN&MT hiểu rất rõ tác động xấu tới môi trường do hoạt động khai thác các mỏ khoáng sản và các bãi thải công nghiệp. Chính Bộ này thường xuyên phải đi kiểm tra thực địa để Thẩm định BC ĐTM các mỏ xin khai thác mới hoặc nâng công suất mỏ cũ trong toàn quốc. Ngày 14/11/2012, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số: 33/2012/TT-BCT, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và thay thế Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007của Bộ Công nghiệp hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn. Việc khai thác các mỏ đất, đá… ngày càng được quản lý chặt chẽ cùng với các yêu cầu khắt khe hơn về bảo vệ môi trường.

Rõ ràng các mỏ đất, mỏ đá với sản lượng hàng triệu m3, sử dụng hàng trăm tấn thuốc nổ (khai thác 1 triệu m3 đá cần khoảng 400 tấn thuốc nổ) là hạng mục của 2 DA này “có nguy cơ cao tác động xấu tới môi trường”. Vì nguy cơ này mà các DA khai thác mỏ khoáng sản rắn phải thông qua rất nhiều thủ tục: Thăm dò, đánh giá, phê duyệt trữ lượng; làm TKCS; DA dầu tư xây dựng công trình ; Báo cáo ĐTM (tùy quy mô sẽ do Hội đồng của Bộ, của Tỉnh thẩm định: với đá XD thông thường thì sản lượng đá và đất bóc phủ >500.000 m3/năm do Bộ TN&MT thẩm định); Đề án đóng cửa mỏ và cải tạo phục hồi môi trường, đồng thời ký quỹ số tiền chi phí phục hồi môi trường theo dự toán ngay từ khi bắt đầu dự án. Nếu chủ DA sau khi khai thác mỏ xong mà không phục hồi môi trường thì Nhà nước lấy tiền ký quỹ đó thuê đơn vị khác thực hiện.

Việc làm mờ và bỏ qua nguy cơ tác động xấu rất lớn của các hạng mục mỏ đất, mỏ đá, bãi thải… được giải thích như thế nào?

Chỉ với các bãi thải cạnh DA có khối lượng và diện tích rất lớn, đặt ngay trên sườn dốc hai bờ sông thì thiết kế phương án ngăn chặn ô nhiễm, rửa trôi thẳng xuống sông như thế nào?

Dưới đây là ảnh một mỏ đá và khu nghiền sàng đá dăm, cát nhân tạo kế bên tuyến đập chính của Thủy điện ĐN 2-Di Linh có điều kiện địa hình tương tự, công suất 70MW (bằng 1/2 công suất ĐN 6) để thấy mức độ chiếm rừng và tác động môi trường như thế nào:

image

Hình 8: Khu vực moong khai thác trong một mỏ đá tại DA Thủy điện ĐN 2-Di linh, Lâm Đồng 5.2012

image

Hình 9: Khu vực nghiền sàng đá dăm và cát kế bên thân đập chính tại DA Thủy điện ĐN 2-Di linh, Lâm Đồng T5-2012

Hỏi: Việc loại bỏ hạng mục các mỏ đất, mỏ đá, bãi thải… chiếm diện tích đất rừng rất lớn, nguy cơ gây ô nhiễm, tác động xấu tới môi trường rất cao có trái với Nghị định 29/2011/NĐ-CP không?

Nếu các tác giả nói lấy đất, đá, cát ở các mỏ ngoài phạm vi DA thì hãy chỉ rõ vị trí các mỏ này, hiện do ai khai thác, công suất, chất lượng đá… và khi đó có phải sửa lại Thiết kế cơ sở + Dự án đầu tư… để bảo đảm tài liệu ” liên kết chặt chẽ” hay không?

Xin lưu ý: khối lượng đất, đá, cát để thi công đập và XD các công trình lên tới hàng triệu m3 nhưng thời gian sử dụng dồn vào khoảng 2 năm. Ít nhất cần 4÷5 hệ thống nghiền sàng đá công suất 250÷300 tấn/giờ (giá 10÷20 tỷ/hệ thống) và kèm khu bãi chứa rất lớn mới bảo đảm tiến độ thi công đập. Chắc chắn sẽ không có DN nào đầu tư mỏ công suất lớn như vậy chỉ để cung cấp cho xây dựng thủy điện trong 2÷3 năm (hiện địa phương ba tỉnh khu vực dự án có nhu cầu rất nhỏ về đá XD thông thường). Nếu vận chuyển đất, đá, cát bằng đường bộ theo QL14 nhiều đèo, dốc xa hàng chục km thì chi phí sẽ tăng rất cao.

2.8. Trang 37: 1.4.4.3. Công tác đào đá hở

a, Phương pháp nổ mìn vi sai: các hình vẽ ở đây dùng cho khai thác đá lộ thiên, hình 1-10 (trong BC 6A: hình 1-12): Sơ đồ điều khiển bãi mìn phi điện có 18 lỗ nhưng không chỉ rõ vị trí Lỗ khởi động.

b, Công nghệ nổ xung điện thủy: áp dụng công nghệ này là không khả thi về kinh tế và kỹ thuật khi thi công hố móng công trình thủy điện (thông số+ Điện thế 380B chắc là xài chữ Nga?)

Hỏi: Phương pháp nổ mìn phi điện này có trong TKCS hay không? Hình vẽ rõ ràng nhưng các thông số rất cần cho tính toán tác động lại không có định lượng: đường kính , chiều sâu lỗ khoan; lượng thuốc nổ trong lỗ; chiều cao cột bua…vậy có thể xem ở đâu?

Công nghệ nổ xung điện thủy hiện đang sử dụng ở Công trình thủy điện nào? Điều kiện, phạm vi áp dụng và chi phí phá 1m3 đá khoảng bao nhiêu ?

image

Hình 10: Máy tách phá đá xung điện thủy

2.9. Trang 52 (trang 54-BC 6A): Mô tả chi tiết hệ thống đường dây 220 kV dài nhiều km và các trạm biến áp đều là Hạng mục thuộc dự án.

image

Hình 11: Chụp trích trang 52, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

Trích Nghị định số 29/2011/NĐ-CP:

” PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ)

 

TT

 

Dự án

 

Quy mô

Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ

 

35

 

 

Dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện, trạm điện Từ 110 KV trở lên

Trích các quy định an toàn của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT).

” 1. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không (220, 500) kV….

b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:

Điện áp 220 kV 500 kV
Loại dây Dây trần
Khoảng cách 6,0 m 7,0 m

  ———–

 

Hết trích.

Như vậy, khi thi công tuyến dây 220kV nối hai dự án này phải phát quang hành lang rộng ít nhất 15 m, với diện tích tối thiểu: 15 m * 9.500 m = 142.500 m2, hơn 14 ha.

Xin xem sơ đồ tuyến dây 220 kV nối từ TBA 13,8/220kV-2x80MVA của DA Đồng Nai 6 đến TBA 13,8/220kV-2x59MVA của DA Đồng Nai 6A (màu xanh lơ)-Hình 12.

image

Hình 12: SƠ ĐỒ VỊ TRÍ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY 220 kV DÀI 9,5 km

GHI CHÚ (ranh giới và tuyến đường chuyển lên ảnh vệ tinh để dễ hình dung):

– Nét màu đỏ là ranh giữa vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Tiên.

– Nét màu vàng là ranh giới vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

– Nét màu đen: Quốc lộ 14 đọan từ Đồng Xòai lên Gia Nghĩa.

– Nét màu trắng: là 02 tuyến đường nâng cấp và mở mới từ QL 14 để thi công 02 Dự án Thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A. Dài khỏang 25-30 km. Đường này bảo đảm chở thiết bị siêu trường, siêu trọng (tua-bin…) và duy trì để vận hành nhà máy.

– Nét màu xanh lơ: tuyến đường dây 220 kV dài 9,5 km nối hai dự ánĐN 6&6A .

– Khỏang cách từ tim đập thủy điện ĐN 5 tới TĐ Đồng Nai 6 khỏang 13,1 km

– Khỏang cách từ ĐN6 tới ĐN 6A khỏang 8,1 km (đường chim bay)

Hỏi: Việc loại bỏ Hạng mục tuyến đường dây 220 kV chiếm diện tích đất rừng rất lớn, khi thi công có nguy cơ gây ô nhiễm, tác động xấu tới môi trường rất cao như vậy có trái với Nghị định 29/2011/NĐ-CP không?

Vị trí các tuyến đường dây và trạm này thể hiện trên bản vẽ nào? Khi thi công sẽ phải phá rừng, nổ mìn đào hố móng cột… diện tích chiếm đất bao nhiêu?

2.10. Trang 54: 1.4.7.4. Nhu cầu thuốc nổ: 329,01 tấn và trang 57-BC ĐTM ĐN 6A là: 129,68 tấn (trong BC lần 2 là: ĐN6- 551,16 tấn và ĐN6A –302,96 tấn )

So với BC ĐTM lần 2 thì lượng thuốc nổ giảm đi hàng trăm tấn (xem bảng hình 3) dù cùng lập trên Hồ sơ Dự án đầu tư-Ấn bản lần 2, tháng 11/2011.

Hỏi: Cơ sở nào để tính toán lượng thuốc nổ? Có sự sai biệt quá lớn về số liệu thuốc nổ được hiểu như thế nào?

Với giá thuốc nổ khoảng 40.000.000 đ/tấn; thêm chi phí phụ kiện nổ; vận chuyển và chi phí khoan lỗ để sử dụng thuốc nổ sẽ chênh lệch hàng chục tỷ đồng, vậy số liệu tổng vốn đầu tư có tính đến chưa?

2.11. Trang 59: Chương 2

image

Hình 13: Chụp trích trang 59, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

image

Hình 14: Chụp trích trang 62, BC ĐTM ĐN6A (T.6-2013)

Dường như BC ĐN6 copy và sửa “MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN” thành “TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG” cho khác chút nhưng rõ ràng ý nghĩa khác nhiều. Có cần làm vậy không?

Dễ thấy rằng: Toàn bộ mục 2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất (ĐN6) được copy qua rồi cắt bỏ và thay đổi thứ tự. Không thấy mô tả vị trí khoan lấy mẫu như trong BC ĐTM ĐN6A.

Tại trang 62, đang mô tả địa chất công trình của ” Tuyến tràn” thì lại kết luận ” điều kiện địa chất công trình ” tuyến đê quai thượng“:

image

Hình 15: Chụp trích trang 62, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

2.12. Trang 63: Bảng 2-3: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý mẫu đất nền, giống hoàn toàn bảng 2-2 trang 69 trong BC ĐTM ĐN6A.

Hỏi: Công tác khoan địa chất công trình tại DA ĐN6 tiến hành như thế nào? Hồ sơ, thiết đồ lỗ khoan và tọa độ vị trí các lỗ khoan thể hiện trong tài liệu nào?

Chẳng lẽ đất nền của hai dự án cách nhau hơn 10 km lại có các chỉ tiêu hoàn toàn giống nhau?

2.13. Trang 74:

image

Hình 16: Chụp trích trang 74, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

Mục d) Đường quá trình lũ thiết kế trong hai BC ĐTM hoàn toàn giống nhau, chỉ khác “6” và “6A” (xem hình 16 và hình 17).

Hỏi: Rõ ràng hai đập khác xa nhau về vị trí, quy mô, địa hình… cái ĐN6A ở ngay dưới ĐN6, vậy tính toán theo cơ sở nào mà ra cái đồ thị Quá trình lũ thiết kế đến hai tuyến đập giống hệt nhau?

image

Hình 17: Chụp trích trang 83, BC ĐTM ĐN6A (T.6-2013)

2.14. Trang 78: Bảng 2-15: Vị trí lấy mẫu nước mặt so với Bảng 2-20 Vị trí, tọa độ lấy mẫu tại trang 89 trong BC ĐTM ĐN6A thì: Ký hiệu mẫu giống nhau, tọa độ vị trí lấy mẫu giống nhau (bảng 2-20 lấy 2 số lẻ nhưng dấu phân cách ” .” và ” ,” lẫn lộn).

image

Hình 18: Chụp trích trang 78, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

image

Hình 19: Chụp trích trang 89, BC ĐTM ĐN6A (T.6-2013)

Hỏi: Rõ ràng số liệu các mẫu là như nhau nhưng các tác giả cố lập hai bảng có hình thức khác nhau nhằm mục đích gì?

2.15. Trang 79: Bảng 2-16: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt thì nội dung giống y như Bảng 2-21 Kết quả phân tích mẫu tại trang 89 trong BC ĐTM ĐN6A.

Hỏi: Hai Bảng trên cùng là kết quả phân tích 05 mẫu giống nhau. Việc đảo cột thành hàng, hàng sang cột nếu nhìn qua sẽ tưởng khác nhau hoàn toàn, nhằm mục đích gì? (Nếu do 2 đơn vị lập BC ĐTM khác nhau thì là bình thường, khỏi thắc mắc).

2.16. Trang 87, dòng 8 trên xuống: ” Tuy nhiên, nếu xét về thành phần loài thì hầu hết các loài thú ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu đều có ở khu bảo tồn Cát Lộc”.

Câu trên trong phần: b)Tính đa dạng về thành phần loài so với các khu hệ cá khác của mục: 2.1.5.2. Đa dạng sinh học các loài tôm cá.

Có phải là copy từ loài thú sang nhưng chưa sửa hết?

2.13. Trang 102:

image

Hình 20: Chụp trích trang 102, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

Tại Văn bản thẩm định số 1141/TĐ-SNN ngày 13/6/2011 của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng về ” Hiện trạng tài nguyên rừng trên diện tích Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai xin thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 6 tại các tiểu khu 419, 420 – Xã Lộc Bắc – Huyện Bảo Lâm và 421, 422, 506 – Xã Đồng Nai Thượng – Huyện Cát Tiên”:

Mục ” 4.2. Tổng trữ lượng lâm sản kiểm kê:

– Gỗ: 10.828 m3.

– Lô ô: 299.939 cây.”

Vậy bảng 2-36 trong Báo cáo đưa số liệu gỗ và lồ ô của tỉnh Lâm Đồng đã giảm mất 01mgỗ và 247.442 cây lồ ô.

Tương tự: Trang 113 của BC ĐTM Thủy điện ĐN 6A (Tháng 6-2013)

Tại Văn bản thẩm định số 1142/TĐ-SNN ngày 13/6/2011 của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng về ” Hiện trạng tài nguyên rừng trên diện tích Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai xin thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 6A tại các tiểu khu 497, 504A, 504B, 505, 506-Huyện Cát Tiên”:

Mục ” 4.2. Tổng trữ lượng lâm sản:

– Gỗ: 3.517 m3.

– Lô ô: 130.065 cây.”

Vậy bảng 2-35 trong Báo cáo đưa số liệu gỗ và lồ ô của tỉnh Lâm Đồng đã giảm 01mgỗ và 107.740 cây lồ ô.

image

Hình 21: Chụp trích trang 113, BC ĐTM ĐN6A (T.6-2013)

Qua trên, ta thấy chỉ riêng số liệu lồ ô của tỉnh Lâm Đồng đã bị kéo giảm hơn một trăm ngàn cây. Từ đây, các số liệu xe vận chuyển lâm sản tận thu sẽ sai nhiều và đánh giá tác động vì thế cũng sai theo rất nhiều. Vậy các số lượng khác có nhầm lẫn, quên …và liệu có đúng không?

2.14. Trang 115: 3.1.1. Đánh giá tác động giai đoạn phát quang

Các tính toán phát sinh bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển gỗ tận thu đều sai hết do số liệu khối lượng gỗ và lồ ô tận thu đã sai quá lớn như trích dẫn trên.

Tương tự: các tính toán tại trang 131; 132; 133 trong BC ĐN6A cũng sai hoàn toàn.

2.15. Trích trang 134:

image

Hình 22: Chụp trích trang 134, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

Với các loại đá trầm tích cát, sét, bột kết thì khoan kiểu BMK-5 phổ biến hiện nay, d=105mm thì tệ lắm cũng đạt 5m/h. Nếu dùng máy khoan thủy lực tự hành kiểu Tamrock; Furukawa… thì năng suất còn cao hơn nhiều (nhưng phải có đường ra vào bãi khoan phù hợp).

Cách tính bụi: ” hàm lượng bụi sản sinh do quá trình khoan lỗ mìn là 0,14 kg/tấn, dung trọng trung bình của đá 2,65T/m3 thì tải lượng tối đa do quá trình khoan địa chất 0,0032kg/h…”. Các tác giả dường như không hiểu gì về đơn vị và thứ nguyên: khối lượng khoan chỉ có thể xác định bằng mét dài (m); khoan lỗ mìn là khoan đập đáy phá nát đá khác hẳn với khoan địa chất là khoan lấy mẫu, do đó lượng bụi phát sinh khác nhau một trời một vực.

Hãy chỉ rõ tài liệu, công thức để tính ra nồng độ tối đa ngay tại lỗ khoan 102,65 mg/m3 ?

Đoạn ” tải lượng tối đa do hoạt động nổ mìn 2968 kg/đợt nổ mìn.”, ở đây chỉ có thể viết là: ” khối lượng thuốc nổ sử dụng tối đa là 2.968 kg/Hộ chiếu nổ mìn.”

Các khái niệm: tải lượng; khối lượng; hàm lượng; nồng độ đã bị nhầm lẫn rất đáng tiếc.

Trong 2 năm chế biến được 342.500 m3 đá để tính ra lượng bụi 7,353 g/s.

Vậy hàng triệu mét khối đá dăm và cát nhân tạo cần cho Dự án được chế biến ở đâu? Cách DA bao nhiêu km?

2.16. Trang 137: Mô tả đặc tính thuốc nổ

image

Hình 22: Chụp trích trang 137, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

Xin thưa rằng: Thuốc nổ là dùng để nổ mới phá được đá chứ ai lại đi đốt thuốc nổ lấy khói chơi hay sao? Phản ứng nổ khác hoàn toàn phản ứng cháy.

+ Thuốc nổ nhũ tương lộ thiên có thông số: Cân bằng ôxy dương: 1,84 %.

+ Thuốc nổ Anfo tỷ lệ trộn có công năng hữu ích cao nhất 94/6 (%) có thông số:

Cân bằng ôxy âm: -196 %.

(Phản ứng nổ lý tưởng xảy ra khi Nitrat Amon trộn với dầu Diezen theo tỷ lệ 94/6 %:

3NH4NO3 + CH2 Ù3N2 + CO2 + 7H2O + Q (Q = 3900 kj/kg)

Do thành phần dầu rất phức tạp nên các nhà công nghệ lấy một mạch CHđể đại diện cho dầu. Họ tính ra được cân bằng ôxy của Anfo là -1,96 g/g hay – 196%.)

Ở đây, các tác giả lập báo cáo cho rằng: mỗi ngày sử dụng 0,451 tấn thuốc nổ nghĩa là dự án này tiến hành nổ mìn: 329,01 tấn: 0,451 tấn/ngày = 729,51 ngày, suốt 2 năm ròng rã cả 365 ngày đều nổ mìn. Vậy thời gian và chỗ nào để khoan lỗ nạp thuốc; ngày nào cũng báo động, sơ tán người thiết bị ra xa >300m mấy tiếng để tránh đá văng do nổ mìn thì thi công sao đây?

Theo BC ĐTM lần 2 của Viện, nhu cầu thuốc nổ của DA ĐN 6 là 551,16 tấn mà xài kiểu này hết 1.222,08 ngày (4 năm)?

2.17. Trang 142:

image

Hình 23: Chụp trích trang 142, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

Lưu ý: Mỏ đá Tân Đông Hiệp khai thác âm, chiều sâu đáy moong hiện đạt cote -90m. Nếu áp đặt để nghiên cứu cho Thủy điện thì quá khiên cưỡng vì điều kiện nổ mìn khác xa nhau. Ghi chú [13] dẫn trên là: “Số liệu đo đạc của trạm khí tượng thủy văn Tà Lài (2008-2011)”-Trang 272. Không hiểu Trạm KTTV Tà Lài khảo sát nổ mìn mỏ đá hồi nào?

Cũng trang 142:

image

Hình 24: Chụp trích trang 142, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

Dễ thấy, hình như các tác giả rất lơ mơ kiến thức về Âm học. Cụm từ “Theo Coder, Rim D…” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cả 2 Báo cáo ĐTM lần 3, song nó thực sự vô nghĩa. Có thể là từ đây chăng:

image

Hình 25: Chụp trích tài liệu của Universty of Georgia

Trong đó có đoạn:

image

Hình 26: Chụp trích tài liệu của Universty of Georgia

Các tác giả đã đổi 100 feet = 30,5 m và sáng tạo ra một đơn vị đo độ ồn mới ” dBA “? Trong toàn bộ trang 142 (và trang 159 cùng hình 3-12 tại BC ĐTM ĐN 6A) đều dùng đơn vị kỳ lạ “dBA” này.

Được biết:” The decibel (dB) is used to measure sound level, but it is also widely used in electronics, signals and communication. The dB is a logarithmic unit used to describe a ratio. The ratio may be power, sound pressure, voltage or intensity or several other things. Later on we relate dB to the phon and the sone (units related to loudness”.

Việc lấy kết quả trong một bài viết có hoàn cảnh khác nhau làm chuẩn mực cho một nghiên cứu khoa học khác thì quả là khó lý giải, đã vậy còn trích dẫn sai đơn vị đo. Các tài liệu Âm học nghiên cứu nhiều tình huống: cây cao, cây thấp, hàng thẳng, so le, lá lớn lá nhỏ… cây trồng đô thị khác hẳn rừng tự nhiên, và rừng Âu, Mỹ khác hẳn rừng Đông Nam bộ chứ.

Chưa hết, hình 3-12 tại trang 160, Báo cáo ĐTM ĐN 6A (bản T6-2013) lấy nguyên từ hình 3-7 tại trang 213 (BC ĐTM cũ) nhưng riêng phần Chú thích đã ghi đơn vị là ” DB” thì lại bị sửa hết thành ” dBA”, phần trị số thì bớt đi một số thập phân (xem hình số 27).

Quý vị nghĩ sao về việc sửa đơn vị đo độ ồn từ đúng thành sai này?

clip_image002

Hình 27: Chụp góc Chú thích tại Hình 3-12, trang 160

Hình 3-7 Phạm vi lan truyền tiếng ồn do nổ mìn

image

Hình 28: Chụp lại Hình 3-7, tại trang 213-Báo cáo ĐTM TĐ Đồng Nai 6A, bản cũ- Lần 2.

Minh họa lan truyền sóng âm tại rừng cây sườn núi dốc, dạng khe hẹp kéo dài theo lòng sông mà các đường đẳng âm dạng vòng tròn đồng tâm thì có căn cứ vào đâu?

2.18.Trang 145: Không hiểu lấy đâu ra ” lượng thuốc nổ tối đa 1.244 kg/đợt cho 1 đợt nổ.” trong khi ngay trước đó, trang 134 là ” 2968 kg/đợt nổ mìn.”

Tại hình 1-10, trang 38 có 18 lỗ mìn, theo trang 134 thì diện tích bãi mìn lớn là 400 m2, khoan sâu 7 m sẽ nổ phá được: 400 m* 7m = 2.800 m3 đá.

Nhận xét: Nếu sử dụng 1.244 kg thuốc nổ thì mỗi lỗ khoan d=105mm, sâu 7m phải chứa 1.244 kg/18 lỗ = 69,11 kg/lỗ. Điều này là không thể vì tối đa một lỗ sâu 7m nói trên chứa được 40 kg Nhũ tương hoặc 28 kg Anfo rời (phải chừa lại >2,5m để nạp bua bảo đảm an toàn).

Dễ thấy sô liệu tính toán liên quan đến khoan-nổ mìn do cắt dán, chắp vá từ nhiều tài liệu không chuẩn nên rất lộn xộn, sai cơ bản về kỹ thuật, thì làm sao mà đánh giá được tác động môi trường do nổ mìn phá đá gây ra.

2.19. Trang 146 (sai giống y tại trang 163-BC ĐTM ĐN 6A):

image

Hình 29: Chụp trích trang 146, BC ĐTM ĐN6 (T.6-2013)

Dòng: ” L=4,9 m-chiều dài nút lỗ: 7 m” là không thể hiểu nổi. Vậy mà thay số kiểu gì vẫn tính ra được Rvx = 80 m, sau khi tra bảng không có kết luận gì nữa. Chọn số nào đây?

image

Hình 30: Moong khai thác Mỏ Tân Đông Hiệp-Dĩ An, Bình Dương T.6-2012.

(Đáy moong đã đạt cote -90 m, mặt bằng trên mỏ cote +8 m)

Việc sử dụng kết quả nghiên cứu nổ mìn khai thác đá tại khu mỏ Tân Đông Hiệp để vận dụng áp đặt vào việc thi công hố móng, công trình thủy điện là quá khiên cưỡng và không có cơ sở khoa học. Mỏ Tân Đông Hiệp và thủy điện khác nhau hoàn toàn về mọi mặt nên các số liệu tính toán, dự báo trong các BC ĐTM này là khó có thể chấp nhận, tin cậy được.

2.20. Trang 183, BC ĐTM ĐN 6 (T6-2013):

image

Hình 31: Chụp trích trang 183, BC ĐTM ĐN 6 (T.6-2013)

Tại trang 203, BC ĐTM ĐN 6A (T6-2013)

image

Hình 32: Chụp trích trang 203, BC ĐTM ĐN 6A (T.6-2013)

Rõ ràng hai DA thủy điện ĐN 6 & ĐN 6A cách xa nhau và phải mở hai tuyến đường riêng khác hẳn nhau, ở hai tỉnh khác nhau. Như vậy BC ĐTM ĐN 6 đã copy từ BC ĐTM ĐN 6A, chỉ Find ” ĐN 6A” sau đó Replace with ” ĐN 6″.

Dù các tác giả rất cẩn thận, khôn khéo- little trick … cố chứng tỏ hai Báo cáo là độc lập, nhưng vẫn rất nhiều lỗi cắt dán, sai cũng giống y như nhau, trở thành quá vô lý, sai căn bản khó có thể chấp nhận ở một Báo cáo trình Hội đồng cấp Quốc gia (Bộ TN&MT) thẩm định.

2.21. Trang 183: ” s) Đánh giá ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học”.Mục ” s” này gồm 2 trang giống y mục ” q” tại trang 204 &205 trong BC ĐTM ĐN 6A, là nội dung mới mà các BC ĐTM lần trước không có.

image

Hình 33: Chụp trích trang 184, mục “s”– BC ĐTM ĐN 6 (T.6-2013)

image

Hình 34: Chụp trích trang 204, mục “q” BC ĐTM ĐN 6A (T.6-2013)

Qua hình 33 và 34, thấy rõ là việc cắt-dán bừa bãi, đánh tráo ĐN 6A thành ĐN 6.

Mục này các tác giả cho rằng tình trạng ĐDSH hiện tại là không đạt yêu cầu, bị dân xâm lấn…nên việc xây dựng thêm hai DA thủy điện ĐN6 & 6A “sẽ không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn giá trị đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia Cát Tiên“; “các tác động và sự cố gây ra trong quá trình khai hoang, xây dựng, tích nước và vận hành hồ chứa không tác động đến môi trường khu đề cử di sản, do đó không làm ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của các loài động thực vật đang được bảo tồn tại khu vực đề cử di sản.”

Kết luận như vậy thì lấy gì bảo đảm việc chủ dự án phục hồi khi có tác động xấu xảy ra? Chỉ riêng chuyện phá rừng khi đã có đường thi công và hồ chứa tích nước là không thể kiểm soát rồi.

2.22. Trang 187 và 188: ” a) Sự cố động đất kích thích” là được copy từ trang 208 và 209 của BC ĐTM ĐN 6A có bỏ bớt vài từ. Vẫn giữ nguyên lỗi số thứ tự ở Bảng 3-50 (6A) sang Bảng 3-51, hai công trình đều có cùng khoảng cách “khoảng 5 km” thì khó mà tin được.

image

Hình 35: Chụp trích trang 188, BC ĐTM ĐN 6 (T.6-2013)

2.23. Trang 217: Các tác giả đưa thêm đặc tính kỹ thuật thuốc nổ không đúng tại Bảng 4-1:

image

Hình 36: Chụp trích trang 217, BC ĐTM ĐN 6 (T.6-2013)

Không hiểu sao các tác giả lại dẫn nguồn: Mỏ đá Thiện Tân 1, 2012 ?! Đây là mỏ khai thác đá xây dựng thông thường ở Vĩnh Cửu, Đồng Nai thì làm gì có tài liệu chuẩn về thuốc nổ. Nếu thực sự cần có trong báo cáo, chỉ cần vô Internet là có ngay: Mở Google, gõ từ khóa ” thuốc nổ Anfo” sẽ ra có… 23 triệu kết quả trong 0,27 giây. VD một kết quả trong đó có nội dung sau:

Bộ Công Thương đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc nổ Anfo tại Thông tư số: 13/2012/TT-BCT này 12/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 26/7/2012. Theo đó, các chỉ tiêu chất lượng của thuốc nổ Anfo như bảng dưới:

TT

Chỉ tiêu

Mức

 

Phương pháp thử

1

Khối lượng riêng rời, g/cm3 

0,8 ÷ 0,95

2

Tốc độ nổ, m/s

3.000 ÷ 4.500

TCVN 6422 : 1998

3

Khả năng sinh công bằng cách đo độ giãn bom chì, cm3 

300 ÷ 330

TCVN 6423 : 1998

4

Sức nén trụ chì, mm

≥ 15
(đo trong ống thép)

TCVN 6421 : 1998

5

Thời hạn đảm bảo, ngày

90

Hình 37: Chụp trích QCVN 04: 2012/BCT đính kèm Thông tư nói trên.

2.24. Trang 226: Mục 4.1.3.2, phần ” a) Biện pháp giảm thiểu tác động do thay đổi dòng chảy” Kết quả tính toán cho thuỷ điện ĐN 6 nhưng Bảng 4-3 (trang 227); Bảng 4-4 (trang 228), Bảng 4-5 (trang 229) và Bảng 4-6 (trang 230), trang 231 đều copy nguyên xi từ trang 253 tới thang 257 (hết phần ” a” ) trong BC ĐTM ĐN 6A.

Sự cắt-dán, xào xáo trắng trợn như vậy hết sức phản khoa học, vô đạo đức, ngay như các sinh viên làm bài tập cũng không thể chấp nhận được.

2.25. Trang 237 BC ĐTM ĐN 6 (T.6-2013): sự cắt-dán quá đáng

image

Hình 38: Chụp trích trang 237 trong Báo cáo ĐTM thủy điện ĐN6

Và tại trang 264 BC ĐTM ĐN 6A (T.6-2013)

image

Hình 39: Chụp trích trang 264 trong Báo cáo ĐTM thủy điện ĐN6A

Cho rằng có thể cả 2 DA đều thiết kế đê quai thượng lưu; đê quai hạ lưu giống hệt nhau nhưng cao trình đỉnh cũng giống nhau hoàn toàn thì sự cắt-dán trở thành lừa đảo.

2.26. Tại trang 256:

image

Hình 40: Chụp trích trang 256 trong Báo cáo ĐTM thủy điện ĐN6

image

Hình 41: Chụp trích trang 282 trong Báo cáo ĐTM thủy điện ĐN6A

Như vậy, việc giám sát cá và thủy sinh trong lòng hai hồ chứa của hai thủy điện cách nhau cả chục km mà tọa độ trùng khớp nhau tới cm. Quả là cắt-dán tuy có khôn nhưng không ngoan!

2.27. Trang 259:

image

Hình 27: Chụp trích trang 259 trong Báo cáo ĐTM thủy điện ĐN6

Tại Bảng 5-11 này, các tác giả vẫn quên đổi tọa độ X và Y (kinh độ và vĩ độ) như báo chí, dư luận đã nhiều lần chỉ ra lỗi sơ đẳng về trắc địa. Trong hệ VN2000, tọa độ một điểm mà không có kinh tuyến trục và múi chiếu thì không thể xác định được vị trí của điểm đó. Các tác giả vẫn quên hoặc không biết hay sao?

3. Kết luận và kiến nghị:

3.1. Xem xét lại cơ sở pháp lý của hai Dự án:

3.1.1. Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003, Về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, và Thông tư của Bộ Tư pháp số: 01/2004/TT-BTP ngày 16/06/2004, Về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, văn bản hợp pháp cần các điều kiện:

– Được ban hành đúng căn cứ pháp lý.

– Được ban hành đúng thẩm quyền

– Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.

– Văn bản được ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày.

-…

Chỉ với bốn điều kiện trên thì Quyết định của Bộ Công thương số: 5117/QĐ-BCT, ngày 14/10/2009 do thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào ký, Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy họach bậc thang thủy điện sông Đồng Nai: ” Điều chỉnh DATĐ ĐN 6 -180MW thành các DA là TĐ ĐN 6-135MW và TĐĐN 6A -106MW, là văn bản có dấu hiệu trái pháp luật-cần phải xem xét lại. Quyết định này dường như đã hợp thức cho DLG một việc đã rồi, gây bao hệ lụy kéo dài chưa có hồi kết. Xin đừng bao biện, tiếp tục lấy sai lầm để sửa sai lầm nữa.

3.1.2. Tiếp theo là một số Văn bản của Bộ Nông nghiệp & PTNT liên quan đến hai dự án thủy điện ĐN 6&6A cũng có dấu hiệu bất thường.

3.1.3. Xem xét nghiêm túc việc hai BC ĐTM lần này (T.6-2013) dù đã cập nhật các VBPL mới tới tháng 5/2013 nhưng vẫn không đếm xỉa đến Nghị quyết số 49/2010/NQ-QH12 có nội dung, tiêu chí quyết định việc đầu tư cả hai dự án, mà vẫn chỉ viện dẫn Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11, đã thế lại vẫn ghi sai năm là 66/2007 y như trong 2 lần trước.

3.2. Về nội dung kỹ thuật của hai Báo cáo ĐTM xuất bản tháng 6-2013.

Nhìn chung, hai BC ĐTM xuất bản T6-2013 có hình thức đẹp, biên tập công phu, mục lục rõ ràng…Tuy nhiên, qua một số trích dẫn, phân tích ở trên, có nhận xét ngắn:

3.2.1. Dường như BC ĐTM thủy điện ĐN 6A được làm trước, sau đó chỉnh sửa thành BC ĐTM của thủy điện ĐN 6. Mặc dù các tác giả rất kỳ công thay đổi tiêu tít, số hiệu bảng biểu, hình ảnh…song nhân viên Photocopy Shop vẫn có thể chỉ ra vô số các lỗi copy-paste và little trick (tiểu xảo). Hàng loạt các số liệu chính của dự án đã giảm rất nhiều và tiền hậu bất nhất dù cùng lập từ một phiên bản hồ sơ TKCS; DAĐT…

3.2.2. Các tác giả đã loại bỏ các hạng mục chính của dự án do các hạng mục này chiếm nhiều diện tích đất, rừng; nguy cơ tác động xấu tới môi trường rất lớn: tuyến đường dây tải điện; các mỏ đất, mỏ đá; bãi thải, khai thác rừng tận thu… Điều này hoàn toàn trái với Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP và một số Văn bản khác.

3.2.3. Hàng loạt các kiến thức khoa học, kỹ thuật cơ bản như: đơn vị và thứ nguyên; trắc địa phổ thông; âm học; thuốc nổ công nghiệp; khoan-nổ mìn; khai thác mỏ…đều rất ấu trĩ, cắt dán từ nhiểu nguồn tài liệu không chuẩn và bản thân các tác giả chắc cũng không thể hiểu thay số tính toán kiểu nào để cho ra kết quả cuối.

Ai cũng có thể thấy rõ BC ĐTM ĐN 6 đã copy từ BC ĐTM ĐN 6A, chỉ Find ” ĐN 6A” sau đó Replace with ” ĐN 6″. Vậy làm sao có thể tin được các số liệu ở đây?

3.3. Kiến nghị:

3.3.1.Không cần tổ chức họp Hội đồng để thẩm định vì chủ đầu tư cùng đơn vị tư vấn cố tình gian dối dù phải lập lại Báo cáo lần thứ ba, thể hiện sự coi thường trình độ các thành viên hội đồng, các nhà khoa học; bất chấp các quy định luật pháp, dư luận xã hội và các tác giả không có kiến thức một số chuyên môn cần thiết.

3.3.2. Tốt nhất, hãy loại hẳn 2 dự án thủy điện ĐN 6&6A và các dự án khác (nếu có) xâm phạm vào Di tích quốc gia đặc biệt: Danh lam thắng cảnh VQG Cát Tiên này.

Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên gửi trực tiếp cho BVN

This entry was posted in kinh tế, Môi Trường. Bookmark the permalink.