Bản giải trình của bà Trần Ngọc Sương


Bà Trần Ngọc Sương, nguyên GĐ Nông trường Sông Hậu, người nữ Anh hùng Lao động bị khép tội “lập quỹ trái phép” xôn xao dư luận hai năm qua, vừa gửi cho Sáu Nghệ tôi bản giải trình nhằm chứng minh điều bà muốn khẳng định là bà vô tội. Bà nhờ tôi giúp đỡ giới thiệu với nhiều người và tôi xin trích những nội dung chủ yếu, kính gửi tới trang Bauxite Việt Nam với hy vọng nguyện vọng của bà được đáp ứng (Sáu Nghệ).

Tôi tên: Trần Ngọc Sương. Sinh năm 1949.

Hiện ngụ tại: số 46, đường Trần Bình Trọng, phường 5, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quyết định Giám đốc thẩm số 22/2010/HS-GĐT, ngày 27/5/2010 của Tòa hình sự Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) về vụ án: Trần Ngọc Sương và đồng phạm bị xét xử về tội “Lập quỹ trái phép”, Tòa đã có ba ý kiến: Về một số khoản thu bị xác định là lập quỹ trái phép; Về việc xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường; Về thủ tục tố tụng.

Và TANDTC đã ra quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm số 137/2009/HSPT ngày 19/11/2009 của TAND TP Cần Thơ và bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HDST ngày 15/8/2009 của TAND huyện Cờ Đỏ để điều tra lại; chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát Nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.

Từ ngày 14/9/2010 đến ngày 07/10/2010, tôi được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ (CQCSĐT TP. Cần Thơ) mời đến làm việc để điều tra lại vụ án này. Trong quá trình điều tra, CQCSĐT TP. Cần Thơ có yêu cầu tôi giải trình làm rõ về khoản tiền đi công tác trong nước và nước ngoài. Qua các số liệu mà tôi được CQCSĐT TP. Cần Thơ cung cấp, cũng như của bà Hoàng Thị Bình, ông Nguyễn Văn Sơn và các bút lục do luật sư của tôi chụp được một phần, do tôi ghi chép lại bằng tay, một ít do CQCSĐT TP. Cần Thơ cung cấp. Tôi xin được giải trình làm rõ một số các sự việc như sau:

1. Số liệu của ông Trần Đình Kiên cung cấp vào ngày 20/09/2010 mà CQCSĐT TP. Cần Thơ đã kết luận cho tôi là: Đi công tác trong nước: 2.142.222.000 đ; Đi công tác nước ngoài: 144.728.000 đ; Tổng cộng: 2.286.950.000đ

Có mấy vấn đề sau đây, tôi muốn nêu ra: Bảng tổng hợp không ghi rõ nội dung chi; Những điểm chưa hợp lý, chưa thuyết phục để chứng minh số liệu tổng hợp trong quá trình điều tra để kết luận đó là số tiền đi công tác của tôi. Cụ thể:

Bảng tổng hợp không ghi rõ nội dung chi:

(Do bà Hoàng Thị Bình phụ trách, tổng hợp)

Năm chi Thời gian Bút lục Nội dung Tổng tiền

( VNĐ )

Ghi chú
2002

2003

2004

05/05/02 – 19/05/02

30/08/02 – 20/09/02

30/07/02 – 25/08/02

10/06/02 – 11/07/02

25/03/02 – 29/04/02

03/10/02 – 16/10/02

09/12/02 – 03/01/03

02/11/02 – 02/12/02

28/07/03 – 14/10/03

06/01/03 – 28/02/03

2094

1824

1826

1827

1828

1829

1830

1831

2711

Không có ghi nội dung chi

Tổng cộng: (1)

Không có ghi nội dung chi

Không có ghi nội dung chi

Không có ghi nội dung chi

Còn lại:

Không có ghi nội dung chi

Không có ghi nội dung chi

Không có ghi nội dung chi

Không có ghi nội dung chi

Tổng cộng: ( 2 )

Không có ghi nội dung chi

Không có ghi nội dung chi

Tổng cộng: ( 3)

40.000.000

40.000.000

30.000.000

49.360.000

60.000.000

40.900.000

65.000.000

20.000.000

21.145.000

106.009.000

332.414.000

68.603.000

132.505.000

201.108.000

Trong phần chi ngày 30/07/02 có ghi: 10 triệu

Hà => Phát: 20 triệu.

Nhưng ngày 11/07/02 trong số tiền chi 20 triệu lại có ghi chi tiết các khoản chi là 19.100.000đ nên phần tổng hợp cô Bình phải trừ giảm bớt

Nhờ có ghi ở góc nhỏ của bảng kê công tác

19/12/02: 3 tr (tặng đoàn khách )

19/12/02: 1 tr ( tặng nhà báo)

03/01/03: 1,3 tr (tặng đoàn khách) nên bớt được 5,3 tr

Cộng: ( 1 ) + ( 2 )+  (3) 573.522.000

Trong quá trình làm việc với CQCSĐT TP. Cần Thơ, việc người thủ quỹ không ghi rõ nội dung chi như thế nào thì người tổng hợp đã tổng hợp vô tội vạ và trong quá trình khai báo đã lập lờ nêu lý do chi công tác để đẩy hết trách nhiệm về tôi. Trong các bút lục khác, nếu người thủ quỹ có ghi chi tiết các khoản chi  thì có nhiều khoản chi khác được người tổng hợp tách ra khỏi nội dung đi công tác. Trường hợp người thủ quỹ không ghi nội dung chi trong bút lục, nhưng có ghi chú thích ở bên cạnh góc của bảng kê thì các khoản công tác được trừ bớt.

Tôi xin hỏi, CQCSĐT TP. Cần Thơ nhận định và đánh giá chứng cứ như thế nào về vấn đề này?

Thiết nghĩ, có phải là các số liệu trong các bút lục này hoàn toàn lệ thuộc vào sự ghi chép tùy tiện và thực sự có đầy đủ rõ ràng hay không của nhân viên thủ quỹ và sau đó là nhân viên tổng hợp cứ thế cộng vào hoặc bớt ra theo cảm tính chủ quan của mình?

Những điểm chưa hợp lý, chưa thuyết phục để chứng minh số liệu tổng hợp trong quá trình điều tra để kết luận đó là số tiền đi công tác của Trần Ngọc Sương.

1. Cách tổng hợp số liệu chưa nhất quán, mang tính cảm tính tùy tiện nhập hay bỏ qua

của 2 người tổng hợp là Hoàng Thị Bình và Nguyễn Văn Sơn.

Người tổng hợp Bút lục Thời gian Nội dung Tổng tiền (VNĐ) Ghi chú
Hoàng Thị Bình 1820

1821

14-01-2002

04-02-2002

– chi bồi dưỡng + mua quà

– chi CB đi công tác+mua quà

10.000.000

15.000.000

– không có tính vào bảng tổng hợp

– có tính vào bảng tổng hợp

Nguyễn Văn Sơn 1564

1584

21-01-2004

28-10-2005

12-11-2005

– chị chi bồi dưỡng cán bộ

– chi bồi dưỡng + công tác

– chi công tác, bồi dưỡng

20.000.000

10.000.000

4.000.000

– không có tính vào bảng tổng hợp

– có tính vào bảng tổn ghợp

– có tính vào bảng tổng hợp

2. Thời gian được ghi chi đi công tác để tính cho Trần Ngọc Sương có nhiều điểm bất hợp lý, khó chấp nhận.

Bút lục Thời gian Nội dung Tổng tiền (VNĐ) Ghi chú
1566 05-02-2004

06-02-2004

– đi công tác Hà nội

– đi công tác

10.000.000

10.000.000

không hợp lý về thời gian
1574 29-11-2004 – chi cán bộ công tác

– chi cán bộ công tác Hà nội

10.000.000

60.000.000

trong hai khoản này thì khoản nào là thực sự của tôi
1575 03-02-2005

04-02-2005

– chi cán bộ đi công tác

– chi cán bộ đi công tác

10.000.000

10.000.000

không hợp lý về thời gian
1583 05-10-2005

10-10-2005

12-10-2005

14-10-2005

– mua đôla đi Inđônêsia

– chi tiền mặt

– đi công tác Hà nội

– đi công tác Hà nội

– đi công tác Hà nội

12.728.000

10.000.000

10.000.000

50.000.000

10.000.000

trong thời gian 09 ngày tôi không thể nào đi nổi 01 chuyến công tác sang Indonesia và 03 chuyến đi Hà nội
1585 03-12-2005

05-12-2005

– đi công tác Hà nội

– chi công tác

10.000.000

5.000.000

trong hai khoản này thì khoản chi nào thực sự là của tôi
Tổng cộng: 207.728.000

Trong tổng số tiền 207.728.000 đồng thì thực tế kinh phí đi công tác của tôi là bao nhiêu? Số tiền công tác phí còn lại là bao nhiêu và chi cho ai?

3. Việc tôi ứng tiền đi công tác, 2 thủ quỹ xác nhận với CQCSĐT đều chưa chính xác:

Người tổng hợp Bút lục Thời gian Nội dung Tổng tiền Ghi chú
Hoàng Thị Bình 1826

1831

30-07-2002

23-11-2002

– không có ghi nội dung chi

– không có ghi nội dung chi

20.000.000

10.000.000

– Nhưng có ghi Hà-Phát 20.000.000 đồng

– Nhưng bên góc có ghi: (Nhung đưa)

Nguyễn Văn Sơn 1564

1565

1580

1589

10-01-2004

12-07-2003

12-07-2003

—–

08-04-2006

– gởi Kình chuyển

– Thuấn nhận hộ

-Lượng chi cán bộ đi công tác

– chi trả Phương

– chị Thương đưa dùm

Tổng cộng:

10.000.000

10.000.000

10.000.000

3.200.000

2.000.000

65.200.000

Tổng số tiền chưa rõ ràng là: 905.450.000 đồng

Như vậy, trong tổng số tiền mà tôi bị quy kết là đi công tác trong nước và nước ngoài là 2.227.713.216 đồng đã có nhiều điểm bất cập, khó chấp nhận. Vì không phù hợp với sự thực khách quan.

Ngoài số tiền 905.450.000 đồng khó phân tích và làm rõ nhằm bảo đảm tính thuyết phục, thì trong số tiền đi công tác còn lại là 1.322.263.216 đồng (2.227.713.216 – 905.450.000) cũng khó phân tích ra phần nào do tôi chi đi công tác và phần còn lại được chi cho những ai.

Ở đây, tôi có thể đánh giá các số liệu tổng hợp lệ thuộc vào hai yếu tố:

  1. Sự ghi chép bảng kê của thủ quỹ có được rõ ràng, đầy đủ hay không?

Cụ thể:

– Ở bút lục 1584:- ngày 28-10-2005 ghi chi bồi dưỡng+công tác: 10.000.000 đ.

– Ngày 12-11-2005 ghi chi công tác bồi dưỡng: 4.000.000 đ.

Do hai khoản này thủy quỹ ghi chung, không tách ra được nên bị người tổng hợp ghi  quy chụp tất cả thành chi công tác cho Trần Ngọc Sương.

– Ở bút lục 1584:- ngày 26-11-2005 ghi:   – chi bồi dưỡng 2.000.000 đ

– chi công tác 10.000.000 đ

Nhờ thủ quỹ ghi rõ, tách ra hai nội dung chi nên người tổng hợp mới tách bớt ra 2.000.000 đ cho khoản chi bồi dưỡng.

2. Tùy thuộc vào cảm tính của người tổng hợp:

– Ở bút lục 1564:- ngày 21-01-2004 ghi chi bồi dưỡng cán bộ: 20.000.000 đ nên người tổng hợp không tính là chi công tác.

Nhưng:

– Ở bút lục 1584: ngày 28-10-2005 ghi chi bồi dưỡng + công tác: 10.000.000đ, Ngày 12-11-2005 ghi chi công tác, bồi dưỡng: 4.000.000 đ, người tổng hợp lại tùy tiện cộng vào khoản chi công tác cho Trần Ngọc Sương vì không tách ra được bao nhiêu chi cho công tác, bao nhiêu chi cho bồi dưỡng.

Tất cả những vấn đề mà tôi đã nêu ở trên, cho thấy sự bất cập, chưa hợp lý. Ví dụ  như việc ghi nội dung: chi cán bộ đi công tác đều quy kết là do tôi sử dụng. Nếu xét về mặt pháp lý, thử hỏi các cán bộ này khi khai báo có đưa ra được chứng cứ cụ thể nào để chứng minh là tôi đã ký nhận tiền từ họ không? Thế nhưng tôi có thể vẫn chấp nhận những khoản chi có ghi đích danh là chi cho tôi đi công tác và có vài người nhận hộ, và tổng số tiền là 128.000.000 đồng. Các khoản chi còn lại thì lệ thuộc vào cách ghi chép tùy tiện của 2 thủ quỹ  của Nông trường: có khoản chi cho cán bộ đi công tác, có khoản ghi chi cho cả đoàn… Nhưng đều phải  xác định dù cho đó là khoản chi cho tôi hay chi cho cán bộ khác đi công tác, thì tất cả các khoản đó đều phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển Nông trường chứ không hề có tình trạng chi tiêu cá nhân, bỏ túi riêng.

Tóm lại, với những điểm phân tích và giải trình như trên của tôi, số liệu tổng hợp số tiền 2.227.713. 216 đ về các khoản chi đi công tác trong nước và ngoài nước mà Cơ quan Điều tra đã quy kết vẫn chưa minh bạch đủ sức thuyết phục để tôi có thể chấp nhận đó là chứng cứ pháp lý.

Lại xin được trình bày thêm, tôi và các cán bộ Nông trường đã không lấy những khoản tiền mà theo quy định là được hưởng. Chẳng hạn việc hướng dẫn chi phí dịch vụ, hoa hồng môi giới trong doanh nghiệp nhà nước gồm có nội dung sau:

– Thông tư 01/1998 / TT.BTC ngày 03/01/1998:

“Mức chi hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ được khống chế không quá 3% doanh thu nếu là các hoạt động môi giới hay dịch vụ không thể tính được phần giá trị tăng lên bằng số tiền tuyệt đối, hoặc không quá 3% trên giá trị tăng thêm, nếu xác định giá trị tuyệt đối tăng thêm. Nhưng tổng mức chi phí dịch vụ, chi hoa hồng môi giới và các khoản chi giao dịch tiếp khách, đối ngoại… phải trong phạm vi khống chế theo qui định chế độ hiện hành. Trường hợp đặc biệt các doanh nghiệp họat động chủ yếu bằng các họat động môi giới, chi phí dịch vụ, tiếp thị quảng cáo, đối ngọai, cần phải chi ở mức cao hơn thì doanh nghiệp phải làm phương án báo cáo Bộ Tài chính xem xét quyết định”.

– Thông tư 01/2000/ TB.BTC ngày 05/01/2000:

“Khoản chi giao dịch môi giới xuất khẩu phải thể hiện trong hợp đồng hoặc phụ kiện, phụ lục kèm theo và có chứng từ hợp pháp chứng minh. Nếu vì lý do đặc biệt người nhận tiền giao dịch, môi giới xuất khẩu không thể ký vào phiếu chi hoặc không đồng ý thể hiện trong hợp đồng, phụ kiện, phụ lục. Theo hợp đồng thì chứng từ chi phải có chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng và thủ quỹ của doanh nghiệp xuất khẩu”.

– Thông tư 62/2001 TT.BTC ngày 01/08/2001:

“Khoản chi giao dịch, môi giới xuất khẩu phải thể hiện trong hợp đồng và phụ kiện, phụ lục kèm theo hợp đồng và có chứng từ hợp pháp chứng minh. Trường hợp người hưởng hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu không thể ký vào phiếu chi hoặc không đồng ý thể hiện trong hợp đồng, phụ kiện, phụ lục. Theo hợp đồng thì chứng từ chi phải có chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng và thủ quỹ của doanh nghiệp xuất khẩu”.

Như vậy, theo 3 thông tư nói trên của Bộ Tài chính, thì từ năm 2000 đến 2003, tổng doanh số xuất khẩu, theo số liệu thống kê của Nông trường là:

Năm Doanh số xuất khẩu

( USD)

Tỉ lệ được sử dụng

( USD)

Số ngọai tệ được sử dụng ( USD ) Tỉ giá VNĐ/USD Tổng số tiền VNĐ

(VNĐ)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

23.653.000

19.253.000

4.378.000

9.948.000

9.305.000

9.717.000

13.910.000

3%

3%

3%

3%

3%

3%

3%

709.590

577.590

131.340

298.440

249.150

291.510

417.300

14.195

14.980

15.380

15.640

15.745

15.870

16.050

10.072.630.050

8.652.298.000

2.020.009.200

4.667.601.600

3.922.866.750

4.626.263.700

6.697.665.000

Tổng 89.164.000 3% 2.674.920 32.007.036.300

Như vậy, tôi được bổ nhiệm làm Giám đốc Nông trường từ năm 2000 đến năm 2006, tổng doanh số xuất khẩu là 89.164.000 đô la. Căn cứ theo 3 Thông tư nói trên của Bộ Tài chính, thì số ngoại tệ được sử dụng để phục vụ cho chi phí dịch vụ, chi hoa hồng và các khoản chi giao dịch tiếp khách, đối ngoại,…là:

89.164.000 đô la x 3% = 2.674.920 đô la. Tương đương: 32.007.036.300 VNĐ

Trong khi đó, tổng chi phí đi công tác được hạch toán vào khoản chi bên Công đoàn (tạm chấp nhận)là:  2.277.713.216 đ (1)

Theo số liệu của CQĐT cho biết, tổng chi các khoản công tác + hoa hồng môi giới bên Nông trường thanh toán là: 2.123.174.711 đ (2)

Với tổng số tiền tạm chấp nhận đã chi cho công tác là: (1) + (2) = 4.450.887.927đồng.

Như vậy, nếu so với số tiền được phép chi nói trên (32.007.036.300đ), thì chênh lệch trong khoản được phép chi còn quá xa. Điều này cho thấy, Nông trường đã rất có ý thức dè sẻn khi chi và chi rất tiết kiệm trong suốt cả quá trình hoạt động.

Tôi rất bức xúc về việc bị quy kết tội chủ mưu lập quỹ trái phép ở Nông trường Sông Hậu. Bởi lẽ, theo các Thông tư hướng dẫn trên nguyên tắc, tôi được phép chi số tiền rất lớn, lên đến 32 tỉ đồng cho mục đích kinh doanh, phát triển Nông trường. Vậy tại sao tôi lại phải chủ mưu lập quỹ trái phép cho chi phí công tác chỉ trên 2 tỉ đồng để rồi phải chịu trách nhiệm pháp luật, chịu án nhục nhã như thế này?

Trần Ngọc Sương

ảnh 181110a6. Bà Trần Ngọc Sương với cha là ông Trần Ngọc Hoằng (ngoài cùng bên phải) đón Tổng Bí thư Đỗ Mười hồi Nông trường Sông Hậu được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động lần thứ 2. Ảnh tư liệu của Nông trường.

This entry was posted in Pháp Luật. Bookmark the permalink.