Category Archives: Quốc Tế

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 38)

MÙA ĐÔNG VỪA QUA được xem là lạnh nhất trong lịch sử Bulgaria. Nhưng mùa xuân đến cũng không khá hơn. Những hàng người chờ mua bánh mì ngày càng dài, dài nhất từ trước đến nay theo trí nhớ người dân. Với hầu hết mọi gia đình thì bánh mì, sữa, phô-mai, trứng, rau tươi các loại đều rất khó mua.
Nguyên do chính: Sau khi giá dầu hỏa trên thế giới sụp đổ vào năm 1985-1986, thì chiêu mua rẻ bán đắt của Bulgaria, tức mang dầu giá rẻ do Liên Xô viện trợ bán giá cao cho phương Tây, không còn có lời nữa. Bên cạnh đó, các ngân hàng phương Tây cũng từ chối cho Bulgaria vay những khoản nợ mới. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 37)

Kết quả bầu cử các nơi không giống nhau hoàn toàn. Buổi tối khi công bố kết quả, người ta thấy danh sách ứng cử viên được chọn trước của Mặt trận Dân tộc – gồm đảng viên Đảng Cộng sản và các đảng chị em – giành được 98,6% phiếu bầu. Ở một số quận, chế độ hiện hành sau 40 năm cai trị đất nước cho thấy họ còn được ủng hộ cao hơn nữa. Chẳng hạn quận Erfurt, họ được 99,6% số phiếu, quận Magdeburg ấn tượng hơn với 99,97%, ở Dresden con số này khiêm tốn hơn, chỉ còn 97,5%. Kết quả này gần giống kết quả những cuộc bầu cử địa phương trước đó, và phần nào cao hơn số phiếu tại các quận này bốn năm trước. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

Quy hoạch cán bộ: biến dạng của cha truyền con nối

Thời phong kiến, toàn bộ quyền thống trị nằm trong tay một cá nhân: vua. Trong những quyền hành vô hạn mà ông ta (đôi khi là bà ta) mặc nhiên có, có quyền chọn kẻ kế vị. Để quyền lực không rơi vào tay “người ngoài”, tức là những kẻ “khác máu”, hầu như bao giờ vua cũng truyền ngôi cho một trong những đứa con trai của mình. Trong trường hợp ông ta không có con trai thì có thể truyền ngôi cho anh hoặc em trai hoặc cho một đứa con trai của anh hoặc em trai. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 36)

NHÀ ĐỘC TÀI CEAUSESCU BÁO CHO NHÂN DÂN biết trước ông sẽ nói những điều trọng đại. Nhưng nhân dân Rumani đã chán ngấy những lời vàng ý ngọc của lãnh tụ. Vì lãnh tụ cứ nói dài dằng dặc, cũng chẳng phải nói mà là uể oải đọc những câu chữ Mác-Lê vô nghĩa, và lúc nào cũng báo tin xấu. Tuy vậy, nếu lúc ông nói trùng với hai tiếng đồng hồ có điện mỗi ngày trong khu phố thì nhà nào có ti vi sẽ ngồi xem ti vi.
Nhưng, lần phát biểu này của ông quan trọng thật. Và tuy nhân dân đã quá quen với cảnh túng thiếu bần cùng, lần này họ vẫn thấy lãnh tụ báo tin cực xấu, xấu khác thường.
Ceausescu kiêu hãnh phát biểu rằng tất cả mọi món nợ nước ngoài của Rumani đã trả xong và đã trả trước thời hạn những bảy tháng. Ông còn gọi hôm nay là một ngày trọng đại của nền độc lập quốc gia. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 35)

TẠI BA LAN, CAI TÙ VÀ CỰU TÙ đã đàm phán với nhau trong gần hai tháng qua. Ít nhất, một thỏa thuận lịch sử đã được chủ tịch Công đoàn Đoàn kết Lech Walesa và Chủ tịch nước Jaruzelski chấp thuận, dọn đường cho những cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong khối Cộng sản sau hơn 45 năm.
Những cuộc đàm phán vừa qua là một quá trình khó khăn, thường đau đớn và cuối cùng không bên nào rời Bàn tròn mà hoàn toàn thỏa mãn. Nhưng cả hai đều biết họ có thể thuyết phục người phía mình chấp nhận nó. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 34)

TỔNG THỐNG MỸ GEORGE BUSH là người thận trọng. Theo Ngoại trưởng James Baker, thận trọng là ưu điểm lớn nhất của ông Bush, và cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự kiên định Bush bộc lộ trong những năm đế quốc Xô-viết tự vỡ.
Cố vấn chính của Bush về Liên Xô, người phụ nữ tài ba, tham vọng và quyết tâm Condoleezza Rice, nói rằng sự bình thản sâu thẳm làm người khác vững dạ của ông Bush là yếu tố sinh tử trong việc kết thúc Chiến tranh Lạnh. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 33)

Tại cuộc biểu tình khổng lồ ở Quảng trường Kossuth, trước tòa nhà Quốc hội Hungary nguy nga xây từ thế kỷ 19, nhà bất đồng chính kiến, triết gia Janos Kis, một trong những nhà tư tưởng chính của phe đối lập trong nhiều thập niên qua, nói rằng: “Lịch sử đã tuyên án tử hình cho hệ thống được gọi là Xã hội chủ nghĩa”.
Nội việc Kis có thể nói như thế mà không có bóng dáng công an nào chung quanh đủ cho thấy chế độ Cộng sản tại Hungary, nay có thể gọi là “chế độ cũ”, đã đầu hàng hoàn toàn như thế nào. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 32)

TRUNG TƯỚNG BORIS GROMOV được nhận một việc chẳng ai muốn ganh tị. Là một vị tướng trẻ, 45 tuổi, chải chuốt, điển trai, quả quyết, Gromov là tư lệnh các lực lượng Liên Xô tại Afghanistan. Ông nhận được lệnh phải tổ chức cuộc triệt thoái Hồng quân, sau gần 10 năm Liên Xô tham chiến vô ích tại vùng đồi núi hiểm trở Afghanistan, nhưng sao cho cuộc rút quân nhìn không phải là cuộc tháo chạy vì thất bại.
Mikhail Gorbachev và tư lệnh tối cao Liên Xô đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng quân đội Liên Xô sẽ không được triệt thoái trong hỗn độn, như quân đội Mỹ đã làm khi rút khỏi Việt Nam. Họ còn nhớ cảnh hỗn loạn khi trực thăng Mỹ rời khỏi nóc Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn và yêu cầu không để điều tương tự xảy ra tại Kabul trước mắt nhìn soi mói của thế giới. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

Biển Đông: Vì sao Bắc Kinh lại sợ phán quyết của Tòa án quốc tế?

Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện Đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên hiệp quốc cách nay hai năm rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường cứng rắn được lặp đi lặp lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả năng Tòa án Trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã từ chối vụ vụ kiện ngay từ đầu. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 31)

Honecker bị thế giới phản đối dữ dội. Liên Xô gửi một lời phản đối lịch sự nhưng cứng rắn, đặt vấn đề liệu có cần thiết phải gây ra cái chết như thế hay không. Chính Honecker cũng nhận ra rằng đã qua rồi cái thời họ có thể bắn bỏ những người trẻ vượt biên mà không bị trừng phạt.**
Hai tháng sau, ông hủy lệnh “bắn bỏ”. Nhưng trớ trêu là lệnh này không hề tồn tại chính thức, và mới một năm rưỡi trước đây Honecker đã nhìn thẳng vào mắt Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl thề thốt rằng không có lệnh nào như vậy, nên quyết định hủy lệnh lại tiếp tục là một bí mật quốc gia.
Chris Gueffroy là người cuối cùng trong số 238 người bị bắn chết khi tìm cách vượt qua Bức tường Berlin tìm tự do. Nhưng anh vẫn chưa phải là người chết cuối cùng. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment