Category Archives: Dân chủ

KÍNH CHÀO ẤN ĐỘ – NỀN DÂN CHỦ LỚN NHẤT HÀNH TINH

Ông Narendra Modi đã lãnh đạo đảng BJP (đảng Nhân dân Ấn Độ) chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua. Ngày 26-5-2014, ông Modi tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng mới của Ấn Độ trong một buổi lễ trang trọng tại New Delhi. Hơn 4000 khách mời đã tham dự buổi lễ. Đặc biệt, trong đó có Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, một nước láng giềng xưa nay có nhiều “xích mích” với Ấn Độ.
Đất nước của hơn một tỷ người đã bầu bán dân chủ người lãnh đạo của mình, đó là điều hãnh diện không chỉ của người Ấn mà còn là niềm vui của nhân loại tiến bộ văn minh về nền dân chủ đông dân nhất hành tinh này. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Những hành động anh hùng của sinh viên Venezuela

Cùng với thời gian, ngôn từ đánh mất đi ý nghĩa của nó. Những từ như tự do, dân chủ, nhân quyền, hiệp thông, thường xuyên được chúng ta nói, nhưngý nghĩa của chúng thì cứ suy yếu dần. Chúng tathường quen nói quá nhiều hoặc quá ít rằng ý nghĩa của từ giảm giá theo thời gian, ngôn từ trở thành một loại vỏ bọc.
Nhưng sự kiện xảy là, đột nhiên hoàn cảnh xã hội và chính trị ban cho ngôn từ nội dung mới và sự thật mới, chúng có ý nghĩa mới và một lần nữa làm sống lại và thể hiện tình cảm của cả một dân tộc. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Thủ lĩnh dân chủ: Suy ngẫm và đề cử

Lần đầu tiên, tôi suy nghĩ cẩn trọng về một vấn đề hệ trọng: Sự cần kíp và làm thế nào để có ít nhất một thủ lĩnh dân chủ.
Cho dù bác sĩ Nguyễn Đan Quế mới chỉ được đề cử giải Nobel và không phải ai cũng có nhiều hy vọng để nhận được phần thưởng Hòa bình danh giá này, nhưng thâm tâm tôi mong mỏi ông chính là một trong những người xứng đáng nhất ở Việt Nam không chỉ cho vai trò ứng viên Nobel, mà còn trở thành một trong những người lãnh đạo đủ tâm, đủ tầm và cần thiết không kém là sức chịu đựng sự khắc nghiệt, để đại diện tiếng nói và sức tập hợp cho giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở đất nước này.
Đã đến lúc các que đũa rời rạc cần đến ít nhất một sợi dây kết bện. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Chuyển đổi đất nước bằng con đường ôn hòa – gánh nặng nhọc nhằn trên vai (Phần 2)

Người Việt Nam hay sống theo tình cảm, nhiều khi họ đặt tình cảm cao hơn lý trí, cao hơn luật pháp. Trong nhiều trường hợp, họ giải quyết các vấn đề theo tình cảm, chứ không theo luật pháp. Chính vì thế, xã hội sẽ không thể có công bằng, bình đẳng, đã đến lúc, mỗi người Việt Nam chúng ta cần có thái độ rõ ràng, dứt khoát để giảm bớt những thói hư tật xấu của con người. Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng đất nước như hiện nay. Vì theo Einstein “Xã hội không bị phá hủy bởi những người làm điều xấu, nhưng xã hội bị phá hủy bởi những người quan sát và sau đó không làm gì cả”. Continue reading

Posted in Dân chủ, Lên Tiếng, Nhân Quyền | Leave a comment

Sau cộng sản, sẽ có tự do dân chủ?

Muốn xây dựng lại một đất nước đổ vỡ, phải chấm dứt chế độ cộng sản. Sự tồn tại của một chế độ kỳ quái như vậy là một hiện tượng bất bình thường trong một quốc gia bất bình thường trong thế kỷ 21. Nhưng khi chế độ kỳ quái đó sụp đổ, có chắc chắn sẽ có tự do dân chủ? Theo nhà văn Nga Svetlana Alexievitch, dân chủ, tự do đã không thực hiện ở Nga sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ những năm 1990, vì “chúng tôi, giới trí thức tiến bộ, đã có một thái độ lãng mạn”, trong khi xây dựng dân chủ là một tiến trình lâu dài, phải chuẩn bị. Muốn có dân chủ, phải có tổ chức dân chủ, có người dân chủ (démocrates), văn hóa dân chủ. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Tại sao các nước dân chủ lại giàu có?

Khi Adam Smith vừa tròn 22 tuổi, ông đã tuyên bố một câu nổi tiếng rằng, “Đưa một nhà nước từ tình trạng man rợ nhất đến tình trạng giàu sang nhất không đòi hỏi gì nhiều, đấy là hòa bình, thuế thấp và thái độ khoan dung trong việc thực thi công lý: tất cả những thứ khác sẽ xảy ra trong tiến trình tự nhiên của sự vật”. Hôm nay, gần 260 năm sau, chúng ta biết rằng không có gì xa sự thật đến như thế. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 5)

Nơi nào chính quyền ngăn cấm Gandhi đặt chân tới thì ở nơi đó nguyên lý đấu tranh vì lương tâm lại càng khó duy trì hơn. Thực vậy, Gandhi đã không có dịp trực tiếp tiếp xúc hay kêu gọi quần chúng tại những nơi như Delhi hoặc Punjab. Khi Gandhi bị bắt, những người vốn không hiểu nhiều và cũng không có kinh nghiệm về những kỹ thuật khắt khe của bất bạo động đã trở về dùng cách bộc lộ giận dữ của mình bằng bạo động – vốn là cách quen thuộc để giải toả căng thẳng tức thời. Khi các lãnh tụ bất bạo động bị bắt – hoặc khi có tin đồn sai là họ đã bị bắt – phản ứng chung sẽ nghiêng về bạo động để đòi lại tự do cho họ. Đó là điều đã xảy ra tại Ahmedabad, nơi Anasuya Sarabhai (người tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh vì lương tâm năm 1918 của công nhân dệt may) được cho là đã bị bắt. Lúc đó cũng xảy ra tình trạng lãnh đạo thiếu người thay thế, và thiếu kỷ luật xuyên suốt. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Dân chủ là gì?

Dân chủ đồng nghĩa với quyền tự do ngôn luận, mỗi người được nói ra những suy nghĩ của mình mà không sợ bị bắt bớ đe dọa. Điểm khác biệt trong chính thể dân chủ và độc tài hay độc đoán ở chỗ con người được nói theo suy nghĩ của mình và con người nghĩ một đằng nhưng phải nói một nẻo. Người Trung Quốc có câu tục ngữ: “Ở triều đình người ta hát, sau đó được thưởng rượu để uống, còn ở vùng quê, người ta uống sau đó tự hát”. Báo chí tự do thuộc quyền sở hữu tư nhân và thông tin đa chiều sẽ đảm bảo tốt các giá trị dân chủ và nâng cao trình độ hiểu biết cho con người. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 4)

Hành vi bất bạo động là đặc thù của chiến dịch. Những chiến thuật thuyết phục được áp dụng, bao gồm cả yếu tố có tính ép buộc là tẩy chay xã hội. (Vì điều này, chính quyền cho rằng bên đấu tranh đã đe dọa “tuyệt thông” với ai không ủng hộ.) Tuy nhiên, những hành vi trả đũa rõ ràng đã được giữ ở mức tối thiểu và những người lãnh đạo cuộc đấu tranh cho thấy rất rõ họ sẵn sàng đón nhận bất cứ người nào muốn tham gia phong trào, vào bất kỳ giai đoạn nào, cả những người trở lại sau một thời gian rời bỏ hàng ngũ. Hành động đấu tranh nhắm vào đối phương là bất hợp tác và bất bạo động ở mức cao độ. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 3)

Trước khi giới thiệu tổng quát về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu diễn ra tại Ấn Độ vào thời Gandhi còn sống, cũng nên biết rằng có những phong trào, tuy một số mặt được tiến hành giống như đấu tranh vì lương tâm nhưng lại không hội đủ các điều kiện để trở thành một cuộc đấu tranh vì lương tâm theo đúng tinh thần Gandhi.
Vậy, làm thế nào để biết đâu là đấu tranh vì lương tâm đích thực? Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment