Category Archives: Pháp Luật

Quốc tế lên án Việt Nam về bản án đối với Đinh Nhật Uy

Tòa án tỉnh Long An hôm 29/10 tuyên phạt 15 tháng tù treo đối với Facebooker Đinh Nhật Uy vì tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên tiếng phản đối bản án 15 tháng tù treo Việt Nam vừa tuyên cho một thanh niên dùng Facebook kêu gọi công lý cho em trai và phản đối Trung Quốc xâm lược Biển Đông. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Bài bào chữa của luật sư Hà Huy Sơn cho Đinh Nhật Uy và bản Kết luận điều tra của Công an tỉnh Long An

Việc sử dụng Facebook chưa được một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh. Nên không thể coi việc sử dụng facebook là một quyền tự lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Nguyên tắc “công dân được làm những gì pháp luật không cấm”. Việc người khác comment trên trang facebook cá nhân của Đinh Nhật Uy thì không có cơ sở pháp lý nào để cáo buộc Uy phải chịu trách nhiệm về nội dung đó. Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Comments Off on Bài bào chữa của luật sư Hà Huy Sơn cho Đinh Nhật Uy và bản Kết luận điều tra của Công an tỉnh Long An

Những bài viết của LS Trần Vũ Hải nhân Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa 13 (Bài 2)

Lẽ ra phải tăng trách nhiệm, trong đó khả năng xử lý những cá nhân có thẩm quyền không tiếp nhận hoặc giải quyết không đúng hạn, đúng pháp luật, DT4 đã tạo điều kiện để những người này tiếp tục phớt lờ nghĩa vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo như bấy lâu nay mà không lo bị truy cứu trách nhiệm. Mặt khác, quyền khởi kiện ra Tòa án là một quyền dân sự, chính trị rất quan trọng cần được bảo đảm đã không được ghi nhận trong DT4 (kể cả trong chương về Tòa án, Viện kiểm sát). Rõ ràng những khiếm khuyết này đã không đảm bảo được những đặc tính của Nhà nước pháp quyền. Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

BÀI BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ HÀ HUY SƠN

Ls Hà Huy Sơn cho biết “Ý kiến của phần tranh luận thì không được tòa chấp nhận. Trong vụ án này các cơ quan tiến hành tố tụng, người ta không nhằm mục đích truy thu thuế mà nhằm bỏ tù thì hơn. Vì sở thuế chưa và không đưa ra thông báo về chưa hoàn thành thuế đối với công ty của ông Quân, nếu đưa ra thì doanh nghiệp sẽ hoàn thiện. Nhưng tại phiên tòa hôm qua thì sở thuế quận Cầu Giấy là đơn vị quản lý doanh nghiệp của ông Quân, họ nói chưa từng yêu cầu công ty ông Quân phải khắc phục nghĩa vụ thuế, thiếu thuế hay nợ thuế. Công ty ông Quân trốn thuế là do cơ quan điều tra của công an Hà Nội đưa ra chứ không phải do sở thuế thông báo. Điều này đi ngược lại với tiến trình giám sát và điều tra về thuế. Và đây là thuế thu nhập doanh nghiệp chứ không phải là đối với cá nhân ông Quân trốn thuế. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Pháp Luật | Leave a comment

Phạm Chí Dũng: Vì sao luật sư Lê Quốc Quân không nhận «án treo»?

Thêm một lần nữa hoạt động dân chủ chính trị và tôn giáo ở Việt Nam tiếp nhận được tín hiệu chuyển hóa – chuyển hóa từ ngoài vào và có thể cả từ trong nội bộ Đảng. Tín hiệu đó, dù nhỏ, nhưng cho thấy không chỉ một số nhân vật “tù nhân lương tâm” sẽ có cơ hội dần thoát khỏi bốn bức tường đen đúa trong thời gian tới, mà rất nhiều bức bối xã hội khác như dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, nạn nhân bị công an bạo hành… nếu được liên kết, thống nhất và được tổ chức tốt, đều có thể cất lên tiếng nói xứng đáng và đích đáng trong một xã hội dân sự đang hình thành và hướng đến việc phản biện mạnh mẽ đối với một số chính sách, cách điều hành bất hợp lý và bất công của chính thể cầm quyền.
Đường còn dài. Dù Lê Quốc Quân chưa được tự do, nhưng ít nhất lộ trình dân chủ ở Việt Nam đang được rút ngắn. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Luật gia Lê Quốc Quân: “Tôi bị khởi tố chỉ vì tôi yêu nước”

Vào hôm thứ Tư, một phiên toà của Việt Nam đã xử một luật gia đuợc đào tạo tại Mỹ và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng 30 tháng tù giam sau khi phát hiện ông can tội trốn thuế, [đó là] cách che giấu sự đàn áp các nhà hoạt động chính trị xã hội trong quốc gia Đông Nam Á. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Từ những bài học trong quá khứ đến nhiệm vụ bảo vệ quyền con người ở Đức

Bảo vệ quyền con người trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất của các thẩm phán ở Tòa án Hiến pháp liên bang, nhiệm vụ này cũng được các tòa án hiến pháp các vùng thực hiện. Nước Đức với một quá khứ đau thương và gây đau thương cho các dân tộc khác, đặc biệt là người Do Thái, nhờ những cố gắng của mình từ 64 năm qua, nước Đức đã trở thành một nền dân chủ tiêu biểu ở Châu Âu, và là đất nước bảo vệ tốt các quyền cơ bản của con người. Điều này đã góp phần đưa nước Đức trở thành một nước lớn, và có ảnh hưởng trên thế giới. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Không có nhà nước pháp quyền thì không có phương tiện để chống tham nhũng, tham ô

Nhà nước pháp quyền là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Một nhà nước không phải là nhà nước pháp quyền thì đó là nhà nước độc quyền của một số ít người. Để tham nhũng, tham ô phải có quyền hành; để chống tham nhũng, tham ô cũng phải có quyền hành. Ở nhà nước độc quyền quyền lực, nhà nước không được phân chia mà thống nhất bởi một chủ thể. Kẻ có quyền hành không chống tham nhũng, tham ô thì xã hội không có phương tiện nào để chống tham nhũng, tham ô. Ở nhà nước độc quyền, những kẻ có quyền hành tham nhũng, tham ô mà không sợ bị trừng phạt vì ở đó không có một bộ phận quyền lực nhà nước nào là độc lập để có thể ngăn chặn hiệu quả. Trong xã hội do nhà nước độc quyền quản lý thì kẻ tham nhũng, tham ô và người chống tham nhũng, tham ô là một. Continue reading

Posted in Pháp Luật, tham nhũng | Leave a comment

LS Trần Vũ Hải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo Ý kiến về Thành lập và Tham gia đảng phái

Gần đây, một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý.
Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành và đã dự thảo Bản ý kiến gửi Quý vị để tham khảo và cho ý kiến về vấn đề này. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Trao đổi với Giáo sư Vũ Minh Giang: Cơ sở pháp lý cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam

Lẽ dĩ nhiên Đảng CSVN chẳng bao giờ muốn một lực lượng khác bên cạnh mình. Nhưng muốn là một chuyện, còn điều muốn đó có hợp thức hay không, tốt xấu thế nào lại là chuyện khác. Bởi vì Hiến pháp hiện hành cũng như Điều lệ Đảng hiện hành đều ghi nguyên tắc của Đảng: “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Cho nên muốn kết tội tổ chức nào đó “bất hợp pháp” thì, về mặt chính danh (chỉ nói mặt chính danh thôi, chứ nếu bất chấp thì không có gì để bàn), cũng không thể qua mặt Hiến pháp và pháp luật. Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Leave a comment