Category Archives: văn hoá

Phỏng vấn Giáo sư Peter Zinoman về Việt Nam học ở Mỹ

Giáo sư Tiến sĩ Peter Zinoman của Khoa Sử Đại học Berkeley mới đây đã được Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tại Việt Nam trao giải vì những đóng góp của ông vào việc phát triển ngành Việt Nam học tại Hoa Kỳ.
Trong những năm qua, nhiều sinh viên Berkeley gồm Trang Cao, Rebekah Linh Collins, Nu-Anh Trần, Alec Holcombe, Martina Nguyễn, Ben Trần, Marguerite Bích Nguyễn, Kimberly Hoàng, Tường Vũ đã bảo vệ luận án Tiến sĩ với những đề tài liên quan đến Việt Nam, trong số này nhiều người nay đang giảng dạy tại các đại học Mỹ. Kết quả đó cũng là do có sự hướng dẫn và khuyến khích của Giáo sư Zinoman.
Là một học giả về Việt Nam, Giáo sư là tác giả của tác phẩm Vietnamese Colonial Republican: the political vision of Vu Trong Phung [Nxb ĐH California 2013] và Dumb Luck, tức tiểu thuyết Số đỏ cũng của Vũ Trọng Phụng đã được ông và vợ là cô Nguyễn Nguyệt Cầm dịch sang Anh ngữ [NXB ĐH Michigan 2002]. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Lời mở đầu sách Chẳng có gì chết cả: Việt Nam và ký ức chiến tranh

Tôi sinh ra ở VN nhưng Hoa Kỳ đã tạo nên tôi. Tôi là một trong những người Việt Nam rất ngán ngẩm vì hành xử của Hoa Kỳ nhưng vẫn cố tin vào những tuyên dương của Mỹ. Tôi cũng cho rằng mình là một trong những người Mỹ không biết phải nhận thực Việt Nam như thế nào cũng không biết mình phải nghĩ gì về Việt Nam. Người Mỹ cũng như nhiều người khắp nơi trên thế giới thường lẫn lộn Việt Nam với cuộc chiến được vinh dự mang tên đó, hoặc xấu hổ vì danh xưng đó tùy theo nhãn quan của họ. Chắc hẳn bất định mơ hồ này đã khiến tôi có những suy tư không rõ ràng về chuyện làm người con của hai xứ sở, hay người đã được thừa hưởng hai cuộc cách mạng. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

GẶP MẶT TRAO GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ NHẤT (3/3/2016)

Ngôi nhà đẹp, thoáng đãng và ấm cúng của vợ chồng nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc – nhà thơ Ý Nhi ở ngoại ô Sài Gòn ngẫu nhiên trở thành điểm gặp mặt của các thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, các cộng tác viên và những những người yêu mến Văn Việt, các nhà tài trợ Giải Văn Việt, sau khi địa điểm dự kiến ở trung tâm thành phố bị cơ quan chủ nhà rút lại do áp lực của an ninh. Nhưng có lẽ ông Trời muốn thế, để những người tha thiết với nền văn học tự do, nhân bản tiếng Việt được quây quần thoải mái ở chính cái nơi mà hơn hai năm trước đây, những người sáng lập Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam đã họp mặt để thông qua bản Tuyên bố và định ngày ra mắt Ban Vận động – 3/3/3014, đúng vào Ngày Nhà văn Quốc tế. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Lễ hội và sự xuống cấp của văn hoá Việt Nam

Đọc những bài tường thuật trên báo chí trong nước cũng như trên các diễn đàn mạng, người ta nhận thấy hai điều; Thứ nhất, lễ hội nào cũng đông người dự, thường là cả mấy ngàn người, thậm chí, cả mấy chục ngàn người; người nào cũng đầy thành tín với ước mong được nhiều may mắn trong năm mới. Thứ hai, trái ngược hẳn với sự thành tín ấy, không khí lễ hội lại rất nhếch nhác và hỗn loạn. Người ta chen lấn nhau; chửi bới nhau, thậm chí ẩu đả nhau. Người ta trèo lên cả bàn thờ để ngắt hoa, lấy đồ cúng hoặc sờ vào các bức tượng thần và Phật để lấy… lộc. Trong hội phết ở Hiền Quan, Phú Thọ, sau khi hành lễ, vị tiên chỉ tung sáu quả phết (làm bằng gỗ với đường kính khoảng 35 cm) lên cao. Với niềm tin là ai cướp được quả phết ấy thì không những bản thân mình, gia đình mình mà còn cả làng mình sẽ được phước lộc cả năm, hàng ngàn thanh niên nhào đến giành giật. Người này giành được lại bị người khác giật mất. Cứ thế. Cả hàng ngàn người, trong đó có nhiều người ở trần trùng trục xông vào nhau, giẫm đạp lên nhau, đánh đấm nhau, quyết tâm giành cho được quả phết. Đó là chưa kể chung quanh lễ hội: Hầu như tất cả các hàng quán đều nâng giá lên cao vòi vọi, một hiện tượng mà người trong nước gọi là “chặt chém”. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Kịch tính Giải Văn Việt lần thứ nhất

Khởi động hơn một năm, Giải Văn Việt lần thứ nhất (2014 – 2015) đã được trao từ lúc 9h30 ngày 3/3/2016 (giờ Việt Nam) tại tư gia nhà thơ Ý Nhi ở Sài Gòn – một thành viên ban giám khảo.
Chọn tư gia của Ý Nhi là việc chẳng đặng đừng, vì phía tổ chức đã tìm kiếm nhiều địa điểm, nhưng cuối cùng đều bất thành, do áp lực từ phía chính quyền.
Thế nhưng, đây vô tình lại là việc rất hay, vì nó đúng với tinh thần dân sự mà Văn đoàn độc lập Việt Nam, cũng như cộng đồng Văn Việt đã chọn để đi. Continue reading

Posted in báo chí, văn hoá | Leave a comment

Dân trí Việt có thấp?

Cuối năm 2015 Google Search công bố một loạt các “từ khóa” (key word) được tìm kiếm nhiều nhất trong năm tại mỗi nước. Dựa vào đó, dân tình Việt khẳng định rằng dân trí nước mình là vô cùng thấp, khi mà từ khóa đứng đầu là tên bài hát Vợ người ta, tiếp đến là hàng loạt các bài hát khác của ca sĩ trẻ Sơn Tùng MT-P và một số chương trình phim truyện truyền hình khác. Kết luận trên được rút ra vì đa số người so sánh với từ khóa tìm kiếm tại các nước khác như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… và hầu hết dân chúng các nước đó tập trung vào các vấn đề thời sự nóng hổi như ISIS, MERS hoặc ô nhiễm môi trường đất, nước. Thực ra thì bản thân tôi cho rằng những kết quả công bố như vậy chỉ mang tính chất “cho vui” chứ khó có thể rút ra được kế luận dân trí các nước thấp hay cao. Bởi vì cao/thấp thế nào thì cứ nhìn tổng thể sự phát triển của mỗi đất nước là quyết định được liền, không cần đến Google. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Hành xử kém văn hóa trong quan hệ quốc tế vì chà đạp nhân quyền

Những mối giao tiếp giữa những cá nhân trong xã hội có nhiều mức độ: thân quen hay xa lạ, nhiều phẩm chất: trang trọng hay vô lễ, lịch thiệp hay lùi xùi. Trên phương diện quốc tế, các quốc gia cũng giao tiếp với nhau với nhiều phẩm chất và mức độ khác nhau, được định nghĩa, bày tỏ bằng một số cử chỉ, lễ nghi nhất định có tính biểu trưng. Mối quan hệ có tốt đẹp hay không đều ảnh hưởng tới cuộc tiếp đón; Một cuộc tiếp đón bất xứng cũng gây tác động xấu lên quan hệ đôi bên. Continue reading

Posted in Nhân Quyền, văn hoá | Leave a comment

Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều của ông Đổng Văn Thành(*)

Năm 1989, tôi là người có cái may mắn tiếp xúc với hai cuốn Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng 明 清 小 説 論 叢 tập 4 (1986) và tập 5 (1987) trong đó có bài So sánh “Truyện Kim Vân Kiều” giữa hai nước Trung Việt 中 越 “金 雲 翹 傳” 的 比 較 (Trung Việt “Kim Vân Kiều truyện” đích tỷ giảo) in liền hai kỳ của ông Đổng Văn Thành 董 文 成 mà nhà Trung Quốc học người Nga Riftine nhã ý trao cho đọc tại Moskva rồi sau đó nhờ tôi đem về tặng lại chị Phạm Tú Châu. Vừa đọc, tôi đã nhận thấy đây là một bài viết có ngữ khí không bình thường, có vẻ là một hồi chuông “cảnh mê”, hay một gáo “nước xối sau lưng” cho người ta tỉnh lại, như lời Huỳnh Thúc Kháng nói về bài Ngô Đức Kế cũng về chuyện đánh giá Truyện Kiều 70 năm về trước. Lời lẽ của Đổng Văn Thành kể như là lời tâm huyết của một “tráng sĩ” muốn “ra tay tế độ” khi chứng kiến cảnh “trầm luân” của một sản phẩm thuộc “kho báu” tinh thần của đất nước mình, bị đồng loại (người Trung Hoa) quên lãng, trong khi đó thì người chị em sinh đôi với nó tại một quốc gia khác – Truyện Kiều – lại được hết thảy người Việt và rộng hơn, rất nhiều người đọc trên thế giới, kể cả một số học giả Trung Quốc rất mực trân trọng, đề cao, coi đó như kiệt tác của một thiên tài. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa và thực trạng văn hóa của người Việt

Danh hiệu văn hóa, làng văn hóa được chính quyền Việt Nam áp dụng với mục đích giảm những tệ nạn xã hội, gia tăng giá trị đạo đức gia đình, xã hội. Mặc dù có rất nhiều gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” nhưng tình trạng đạo đức xã hội, tệ nạn xã hội xuống cấp vẫn không được cải thiện.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng này. Xuân Nguyên tìm hiểu và trình bày.
Theo con số thống kê của ban chỉ đạo trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Việt Nam có khoảng 19 triệu gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”. Cũng theo thống kê này, hơn 85% gia đình Việt Nam hiện nay là gia đình văn hóa. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Một cuốn sách về một cuốn sách

Bao nghìn năm trước, Tần Thủy Hoàng phần thư nhưng chỉ đơn giản bằng lửa. Bao nghìn năm sau, ở năm Hai Ngàn sau Công Nguyên, tại VN, chính quyền cs Việt nam không phần thư, không đốt sách bằng lửa. Họ văn minh hơn nhiều, công phu và đê tiện hơn nhiều. Điều này cũng minh chứng rằng đảng và nhà nước cộng sản VN luôn sợ hãi trước chữ nghĩa và tư tưởng của những người chân thực, trong sáng như nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
Sách BNT bị nghiền nát thành bột, sách đã bị nghiền thành bột thì còn ai đọc được nữa? Nhưng bột sách đó phải được ngâm vào bể a xít, rồi phải được những “đao phủ” bất đắc dĩ ký nhận đã hành quyết xong. Thật khôi hài và trơ trẽn. Tuy nhiên không ai hủy diệt được tư tưởng, không ai hủy diệt được chữ nghĩa. CKNHN của BNT đã được mọi người quan tâm trên khắp thế giới và bây giờ là HCKNHN, cuốn sách cuối đời ông. Những tội ác và sự hèn hạ của chính quyền cộng sản VN cũng sẽ được những người quan tâm khắp năm châu biết đến.,. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment