Vấn đề muôn thuở là tài năng

Lưu Trọng Văn

Cái thua của U22 VN trước U 22 Indonesia đã được rành rành báo trước khi coi giò, coi cẳng, kĩ thuật, thể lực của các cầu thủ hai bên. Nếu U 22 VN có vượt qua U 22 Indonesia nhờ may mắn đá hơn người thì thất bại trước U22 Thái Lan sẽ khó tránh khỏi.

Không thể chỉ đơn thuần trách hlv Troussier được vì dàn cầu thủ trẻ của VN chỉ có thế. Bạn hãy chỉ ra cầu thủ trẻ nào tài năng, có thể lực tốt không được ông Troussier tuyển chọn nào? Còn các cầu thủ trụ cột của U22 VN đá thế nào, kỹ thuật chân giò, thể lực, tư duy chiến thuật, sự thông minh chạy chỗ ra sao ai ai cũng đã thấy.

Và đó chính là lý do các cầu thủ U 22 VN hầu hết không được thi đấu ở các giải QG. Trong khi đó hầu hết các cầu thủ trẻ U22 Thái, Indo, Malai đều đã là các cầu thủ chuyên nghiệp thường xuyên ra sân ở các đấu trường trong nước.

Vấn đề là tài năng và thể lực của cầu thủ. Mà tài năng không phải lúc nào cũng có và có nhiều thành lứa. Nhưng một khi tài năng có lại không có môi trường phát triển, không được đào tạo và tôi luyện kinh nghiệm chiến trường,cũng vứt.

Tài năng xuất hiện ở đâu? Ở bóng đá phong trào. Gã từng đề nghị ông bầu Đoàn Nguyên Đức giúp đỡ phát triển các sân bóng đá ở các xã, các trường học tỉnh Gia Lai. Ông chỉ cười mỉm. Muốn có phong trào thì phải có sân bóng đá đạt chuẩn để các bạn trẻ chơi. Từ bóng đá phong trào rộng khắp đó mới tuyển chọn nhân tài để đào tạo ở các clb, ở các trung tâm đào tạo.

Có thể nói rằng mật độ các sân bóng đá đạt chuẩn ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học và các xã, phường ở VN thuộc loại thấp nhất so với Thái, Indo, Malai, Sing…

Muốn phát triển các sân này phải là chiến lược QG về sức khoẻ và thể thao QG.

Ồi, đây là câu chuyện lâu dài lắm.

Thầy Park hơn ai hết nhận ra sự thật này của bóng đá VN nên ông quyết định giúp bóng đá VN ở phân khúc lò đào tạo cơ bản. Và nếu ông được trao cương vị giám đốc kỹ thuật cho bóng đá VN thì ông mới có thể giúp cho các giải bóng đá VN ở phân khúc trở nên chuyên nghiệp hơn.

Bóng đá QG cũng chỉ là một một cấu thành nhỏ trong hệ thống chung

phản ánh hiện thực các chuyển dịch phát triển kinh tế xã hội QG. Mà vấn đề tài năng đã, đang là vấn để mấu chốt nhất của hệ thống này.

Hãy công bằng hơn với hlv Troussier khi ông thấy khuyết cơ bản của các cầu thủ trẻ là khả năng giữ bóng, cầm bóng, làm chủ bóng vì vậy ông chỉ có thể tập trung trước mắt vào việc lấp lỗ hổng này. Lực bất tòng tâm. Bột chỉ thế thì gột nên hồ chỉ thế.

Xin bà con chú ý phần bình luận rất thú vị của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Ai bảo mấy tay làm thơ lơ mơ bóng đá?

Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang chơi bóng bầu dục, mọi người đang chơi bóng đá và văn bản

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

Đỗ Trung Quân ·

Park Hang Seo là bậc đại tài trong lối chơi phòng ngự – phản công. Ông đã áp dụng và phát huy tối ưu lối chơi này trong 5 năm qua và đạt nhiều thành công lớn, giúp nâng tầm bóng đá VN lên một nấc mới.

  Nhưng để vươn xa ra biển lớn, để tranh chấp sòng phẳng với các nền bóng đá hàng đầu châu lục, xa hơn là đặt chân vào World Cup, bóng đá cần nhiều hơn thứ bóng đá phòng ngự – phản công.

Bởi suy cho cùng, bóng đá phòng ngự – phản công về căn bản là bóng đá của kẻ yếu, thứ bóng đá “liệu cơm gắp mắm”. Đó là thứ bóng đá chịu trận, nhường quyền kiểm soát cả sân lẫn bóng cho đối phương và chực chờ những sơ hở. Nhưng sơ hở của đối phương đâu phải lúc nào cũng có sẵn. Lời than thở của Park sau khi thua tối mày tối mặt ở vòng loại thứ 3 World Cup trước những Úc, Nhật Bản, Ả Rập Saudi: “Vào tới đây kiếm 1 điểm thôi cũng là quá khó!” đã chỉ ra điểm giới hạn của lối đá này.

Bóng đá đó có thể đem lại kỳ tích như Thường Châu khi đối phương mất cảnh giác. Nhưng đã gọi là kỳ tích, tức là không có lần thứ hai: Sau Thường Châu, U23 Việt Nam đã bị loại ngay từ vòng bảng với thứ bóng đá yếm thế của mình.

Với các đối thủ ASEAN đồng hạng cân, bóng đá của Park có thể giúp các fan Việt thỏa mãn giấc mơ HCV SEA Games hay AFF Cup một vài lần (lần AFF Cup gần nhất đã bị Thái Lan giật lại ngôi vương). Nhưng nếu mộng ước của bóng đá Việt chỉ là “trấn áp quần hùng” Đông Nam Á thì chúng ta mất công bàn luận làm gì!

Tóm lại, với những gì đã làm được, Park Hang Seo đã là một tượng đài. Bóng đá phòng ngự – phản công của ông đạt những thành tựu nhất định, đã đặt một viên gạch quan trọng cho sự phát triển bóng đá VN. Nhưng để đặt viên gạch thứ hai, chắc chắn cần một bàn tay khác, một thứ vũ khí khác và một lối tư duy khác.

Phan Chi

Tôi nhất trí với tác giả bài viết. Ai không nhất trí là quyền của họ. Tôi không tranh luận.

Tôi thích câu kết của Lưu Trọng Văn: “ai bảo các nhà thơ lơ mơ bóng đá?”. Viết rất khéo, có nghĩa là Lưu tiên sinh biết có người nói các nhà thơ lơ mơ bóng đá.

Phạm Lưu Vũ

Phan Chi tôi không nhất trí. Bác Văn Lưu Trọng chả hiểu gì. Tại thằng Cam nó không cho cđv VN mang ảnh Bác vào sân, nên các cháu thua. Thế thôi. Mình hơn hẳn bọn Indo, TL… ở cái khoản lãnh tụ vĩ đại, mà BTC cấm cửa, thì thua là phải chứ sao? Thua để chứng tỏ tinh thần lãnh tụ là vô cùng quan trọng, y như vô cùng thương tiếc…

This entry was posted in Tài năng. Bookmark the permalink.