Khi nào trên không đùn đẩy trách nhiệm thì dưới sẽ không đùn đẩy trách nhiệm

Lưu Trọng Văn

Vấn đề người Dân cần ở một thủ tướng lúc này là hành động quyết liệt cùng các biện pháp quyết liệt, nhưng thủ tướng chỉ có thể là tổng tư lệnh đúng nghĩa khi được quyền tối cao bổ nhiệm và cách chức các nhân sự dưới quyền và tự chịu trách nhiệm về việc ấy.

Gã từng đưa ra biện pháp thủ tướng cứ cách chức tất cả quan chức nào không biết việc của mình làm thế nào, hoặc biết mà đùn đẩy lên cấp trên, là…xong.

Nhưng thực tế thủ tướng không được quyền ấy.

Bởi theo quy định nghiêm ngặt tập trung dân chủ của đảng cầm quyền thì cấp thứ trưởng, bộ trưởng

và chủ tịch tỉnh trở lên do Ban Bí thư và Bộ Chính trị quản lý.

Tập trung dân chủ về quyết sách, đường lối là cần thiết, nhưng về bổ nhiệm hoặc cách chức nhân sự lại dễ dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm.

Chính vì sự đùn đẩy trách nhiệm nhân danh “Tập trung dân chủ” này dẫn đến không một ai phải chịu trách nhiệm về việc chọn lựa và bổ nhiệm nhân sự sai dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho QG.

Ngay từ thời cụ Hồ, khi làm thủ tướng ông Phạm Văn Đồng không thể cách chức một ai. Ông Nguyễn Tấn Dũng sau này cũng từng thú nhận, trên cương vị thủ tướng chưa từng cách chức một ai.

Chính phủ và dư luận đang không hài lòng tình trạng đùn đẩy trách nhiệm ở cấp bộ và địa phương. Phải chăng dưới có kiểu đùn đẩy trách nhiệm của dưới, còn trên cũng có đùn đẩy trách nhiệm ở trên khi không quy rõ quyền hạn bổ nhiệm và cách chức của cá nhân các cấp lãnh đạo.

Gã nghĩ, khi nào ở trên không có chỗ cho đùn đẩy trách nhiệm,không có chỗ cho không ai phải chịu trách nhiệm gì cảthì bố bảo cấp dưới dám đùn đẩy trách nhiệm.

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Bộ máy, Lưu Trọng Văn. Bookmark the permalink.