Hoàng Kim
Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị – xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. (Điều lệ Hội Nông dân).
"Quyết định số 80-QĐNS/TW của Bộ Chính trị về việc phân công đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giữ chức Bí thư Đảng đoàn, giới thiệu để Ban Chấp hành bầu giữ chức Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023".
Chủ tịch Hội Nông dân được Bộ Chính trị phân công bảo vệ quyền lợi cho nông dân, nên về tư cách và nhiệm vụ hoàn toàn xứng đáng và phải được đồng soạn thảo dự thảo Luật Đất đai, vì Luật Đất đai liên quan đến quyền lợi của nông dân.
Bộ Tài nguyên và Môi trường loại trừ nông dân ra khỏi lúc soạn thảo Luật Đất đai là coi thường giai cấp nông dân và xâm hại quyền lợi của nông dân trong đất đai.
Đồng soạn thảo, Hội Nông dân sẽ bảo vệ được quyền lợi của nông dân trong Luật đất đai.
Đồng soạn thảo, Hội Nông dân và Bộ Tài Nguyên môi trường sẽ xem xét từng Điều, Khoản để phân tích xem nó có gây hại cho quyền lợi của nông dân hay không, nếu không mới đưa vào dự thảo, và những điều khoản nào cả 2 không đồng thuận thì có thể đưa về cho Chính phủ xem xét quyết định.
Đồng soạn thảo, Hội Nông dân sẽ ngăn chặn được việc Bộ Tài nguyên và Môi trường trao quá nhiều quyền hành cho Chính phủ.
Đồng soạn thảo sẽ hạn chế Bộ Tài nguyên và Môi trường cài cắm những chính sách có lợi cho doanh nghiệp bất động sản gây hại cho nông dân.
Và. Điều lớn nhất của việc đồng soạn thảo giữa Hội Nông dân và Bộ Tài nguyên và Môi trường là loại được sự tham nhũng chính sách trong Luật Đất đai.
Tôi lấy thí dụ về Điều khoản Phát triển quỹ đất. Lưu ý là quỹ đất được lập chủ yếu bằng cách thu hồi đất của nông dân.
Điều 111. Quỹ phát triển đất 2013
1. Quỹ phát triển đất của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương để ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất được phân bổ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Rất ngắn gọn. Quản lý quỹ đất để bồi thường.
Còn đây là Điều 111 trong Dự thảo 2023: Dài phát ngán.
Lại thêm Điều 5 thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất mới thấy ớn.
Tôi hiểu nôm na là Chính phủ lên quy hoạch thu hồi đất của nông dân bỏ vô quỹ rồi Tổ chúức phát triển quỹ đất này bán lại cho doanh nghiệp (đấu giá) hoặc cho doanh nghiệp thuê.
1. Nhà nước đầu tư phát triển quỹ đất để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư.
2. Việc phát triển quỹ đất, quản lý và sử dụng quỹ đất phải đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả và theo quy định của pháp luật.
3. Đất đưa vào để tạo quỹ đất bao gồm:
a) Đất thu hồi để thực hiện dự án tạo quỹ đất quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật này;
b) Đất thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 80 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 81 của Luật này;
c) Đất do Nhà nước quản lý nhưng chưa đưa vào sử dụng;
d) Đất được tạo lập từ việc thực hiện dự án lấn biển đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước;
đ) Đất thu hồi của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp do sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; do sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường;
e) Đất có nguồn gốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm mà chuyển mục đích sử dụng đất khác với phương án sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều này được thực hiện theo dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Điều 2. Dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất
1. Các dự án tạo quỹ đất gồm:
a) Dự án do Nhà nước đầu tư để tạo quỹ đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này;
b) Dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 78 của Luật này.
2. Dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư thì đưa vào danh mục dự án thu hồi đất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất và giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện.
Điều 3. Quỹ phát triển đất
1. Quỹ phát triển đất của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương để tiếp nhận và ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy định tại Điều 111 của Luật này.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất được phân bổ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ tối thiểu 10% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm của địa phương cho Quỹ phát triển đất.
4. Chính phủ quy định cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ, và cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển đất.
Điều 4. Quản lý, khai thác quỹ đất
1. Quỹ đất theo quy định tại khoản 3 Điều 111 của Luật này do Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có tránh nhiệm phối hợp với Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, bảo vệ, chống lấn, chiếm đất.
2. Đất thuộc quỹ đất được giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ đất chưa giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư thì Tổ chức phát triển quỹ đất được cho các tổ chức, cá nhân thuê ngắn hạn để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả theo quy định của Chính phủ.
Điều 5. Tổ chức phát triển quỹ đất
1. Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công hoặc doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng thực hiện các dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này; thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các dự án khác; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; quản lý, khai thác quỹ đất; tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp và các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
4. Chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạo quỹ đất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; định giá đất; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; quản lý quỹ đất sau tạo lập được khấu trừ vào tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất trước khi nộp vào ngân sách nhà nước.
5. Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất quy định tại khoản 3 Điều này và chi phí thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều này được sử dụng từ Quỹ phát triển đất.
6. Chi phí tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp được cấp từ ngân sách nhà nước; ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Đọc mà hiểu hết những điều mới thêm vào này đòi hỏi phải có nghị lực và trí thông minh hơn người!
Lý do tại sao việc phát triển quỹ đất của dự thảo lại dài như vậy?
Những điều khoản mới thêm vào này có gây hại cho quyền lợi của nông dân không?
Nếu đồng soạn thảo, Hội Nông dân sẽ biết, vì Bộ Tài chính phải nêu lý do đưa ra từng điều khoản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường mặc tình thay đổi phát triển quỹ đất nhằm mục đích gì nông dân không biết, nay kêu nông dân góp ý khác nào góp ý cho sự đã rồi?
Mà, giả sử Hội Nông dân và nông dân góp ý thì căn cứ vào đâu mà Hội Nông dân và nông dân biết Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét thật khách quan ý kiến của mình để thay đổi, hay quăng vào sọt rác?
H.K.
Nguồn: FB Nông Dân Hoàng Kim