Đỗ Ngà
Hé lộ lý do người Việt tăng mua vàng, “vô địch” ASEAN vì “ôm vàng”
Trong thời điểm hiện nay, do lạm phát kỳ vọng cao, những cảnh báo về cung tiền kích thích tăng trưởng, đẩy rủi ro cho người có tiền, trong khi đó thị trường chứng khoán thiếu ổn định, bất động sản tăng giá hàng loạt đã đẩy những người có ý định mua vàng ngày càng quyết tâm tích trữ vàng nhiều hơn.
Thời điểm hiện nay, để mở cửa hàng kinh doanh, khôi phục hoạt động buôn bán hay khởi nghiệp khá rủi ro cho nhiều người, chính vì vậy, luồng tiền vào vàng tăng đột biến là điều khó tránh.
Dịch Covid làm nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, năm 2021 nước Mỹ đã bung đến 6000 tỷ đô la cứu trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Một lượng tiền khổng lồ bung ra kích thích sức mua chặn đà suy thoái. Đấy là giải pháp bắt buộc. Mà đã tiền nhiều thì ắt lạm phát. Chính sách nào cũng có 2 mặt, mặt lợi và mặt hại. Bung tiền hãm đà suy thoái nhưng lại gây lạm phát sau đó, mà lạm phát là cơn bão bào mòn túi tiền nên cuộc sống của người dân sẽ bị nghèo đi theo những cơn bão giá. Như vậy chống lạm phát là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để giải quyết hậu quả của chính sách bơm tiền.
Nếu nói bơm tiền là nới lỏng chính sách tiền tệ thì thu hồi tiền chống lạm phát là chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngân hàng Trung ương quốc gia nào cũng thế, biện pháp thắt chặt hữu hiệu nhất là nâng cao lãi suất và FED cũng thế thôi. Chống lạm phát là nhiệm vụ cấp bách, tuy nhiên, nếu FED nâng cao lãi suất thì các ngân hàng thương mại cũng nâng theo. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị khan vốn kéo theo sức sản xuất bị sụt giảm. Như vậy thắt chặt tiền tệ chống lạm phát thì doanh nghiệp lại khó thở hơn, chính nó cũng là một phần cản trở đà phát triển của nền kinh tế.
Trước áp lực lạm phát quá lớn, ngày 4/5 vừa qua, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ – FED đã nâng mức lãi suất lên 0,5%, mức nâng cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên, với nước Mỹ thì đây không phải là cách duy nhất để làm giảm lượng cung tiền cho nền kinh tế. Nên nhớ, đồng đô la Mỹ là “tiền của tiền” nó là đồng tiền được dùng để giao dịch quốc tế và được các ngân hàng Trung ương trên khắp thế giới dùng để cất vào kho dự trữ ngoại hối của họ. Nhu cầu đô la của thế giới rất lớn, vậy nên Chính phủ Hoa Kỳ còn có cách khác để hỗ trợ FED làm giảm lượng cung tiền cho nền kinh tế. Đấy là cách nào? Giảm thuế nhập khẩu để hàng hóa nhập vào Mỹ nhiều hơn nữa. Hàng đổ vào thì ắt đô la sẽ chảy ra, đó là điều đương nhiên. Đấy chính là cách mà Chính phủ Hoa Kỳ mở van tháo dòng cho đô la chảy ra ngoài làm giảm lượng cung tiền nhằm chống lạm phát.
Nếu nói chính sách thắt chặt tiền tệ nằm trong tay FED thì chính sách giảm thuế nằm trong tay Tổng thống Mỹ. Được biết, Trung Quốc là quốc gia có tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ lớn nhất. Vậy nên Chính quyền Biden đang có cân nhắc việc giảm thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc. Tuy nhiên nếu giảm thuế thì điều đó có nghĩa là Mỹ đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt mà Chính quyền Trump đã thực hiện trước đây. Hiện nay trong chính quyền Biden đang cãi nhau như mổ bò về vấn đề này. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo thì ủng hộ chính sách giảm thuế, trong khi đó Đại diện Thương mại Katherine Tai thì lại chống.
Đứng trên lập trường bảo vệ nền kinh tế Mỹ thì người ta ủng hộ giảm thuế hàng Tàu, còn đứng trên lập trường phải trừng trị Tàu thì lại nghiêng về việc giữ lệnh trừng phạt dưới thời Trump. Như đã nói, chính sách nào cũng có mặt trái của nó, tuy nhiên việc áp dụng nó như thế nào cho đúng thời điểm sẽ phát huy mặt ưu giảm sự tác hại mặt khuyết. Dưới thời Trump, áp lực lạm phát không cao nên phạt Tàu là đúng, còn bây giờ, nước Mỹ đang gánh áp lực lạm phát rất lớn từ việc bơm 6000 tỷ đô trước đó nên cần ủng hộ chính sách giảm thuế hàng Tàu nhằm kiểm soát lạm phát.
Nền kinh tế thế giới chưa bao giờ đối mặt với khó khăn liên hoàn như thế này. Vì covid mới bơm tiền, hậu quả của chính sách bơm tiền là lạm phát. Đang lo giải quyết vấn đề lạm phát thì lại xảy ra chiến tranh Nga – Ucraina làm nguồn cung dầu từ Nga bị gãy. Mà nguồn cung này bị gãy thì khó mà kìm giá dầu ở mức thấp. Mà giá dầu tăng thì vật giá leo thang, ắt bóng ma lạm phát lại trở lại. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế đầu tàu, sức khỏe của nó luôn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Vậy nên, rất khó tiên đoán cho tương lai. Nếu chiến trang Nga – Ucraina leo thang thì hậu quả rất khó lường.
Những khó khăn mà Hoa Kỳ đang gánh thì các quốc gia khác cũng gánh y hệt như vậy. Thời đại toàn cầu hóa, không một quốc gia nào thoát khỏi vòng xoáy của nó. Đấy là mặt trái của toàn cầu hóa, vậy nên, các nền kinh tế lớn trên thế giới cần điều chỉnh như thế nào để hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực khi một điểm nào đó trên thế giới xảy ra sự cố?!
Đ.N.
Nguồn: Thế Giới Kpop