Dân cần biết lúc khủng hoảng này Lãnh tụ Quốc Gia là ai?

Lưu Trọng Văn

Nguy hiểm hơn cả dịch Covid Tầu, vì nó hoàn toàn hết thuốc chữa.

Lao Ta


Tôi tuyệt đối tin tưởng chống đại dịch COVID-19 bằng khẩu hiệu nhất định sẽ đưa đến thắng lợi hoàn toàn!

Hoàng Dũng

Trong thời điểm có tính khẩn cấp như chiến tranh, thảm hoạ dịch bệnh, thiên tai, ở các QG người ta đều chú ý đến vai trò của lãnh tụ QG, lãnh đạo QG vượt qua khủng hoảng thế nào.

Thật bất lợi ở thể chế như thể chế ở VN không hề thấy vai trò lãnh tụ QG đó trừ trường hợp đặc biệt vai trò của cụ Hồ năm 1945-1946.

Khi có biến ảnh hưởng đến nước Mỹ thấy ngay vai trò của tổng thống Mỹ. Thường xuyên xuất hiện tuyên bố, ra lệnh trực tiếp điều hành QG đối phó khủng hoảng. Ở hầu hết các QG dân chủ, văn minh đều vậy- rất rõ ràng vai trò lãnh tụ QG đứng mũi chịu sào và chịu trách nhiệm chứ không có ai lẩn tránh hết.

Với Đất nước 97 triệu Dân ở vị trí địa chính trị chiến lược luôn bị các nguy cơ khủng hoảng an ninh, kinh tế, thiên tai, dân sinh đe doạ, rất cần một cơ chế lãnh tụ QG để công khai, chính danh lãnh đạo và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình.

Công, tội phân minh. Uy tín hay sức ép từ chức cũng rõ ràng.

Vì không có cơ chế lãnh tụ QG chính danh, Dân VN không thể thấy được vai trò của ai chịu trách nhiệm chính khi QG khủng hoảng như đại dịch hôm nay.

Toàn Dân được hô hào ra trận nhưng lại chả biết ai là tổng tư lệnh toàn quyền có những mệnh lệnh quyết đoán cấp thời về nhân sự tướng lãnh của mình, chịu trách nhiệm với các quyết định của mình.

QH ra nghị quyết trao toàn quyền cho thủ tướng chống dịch. Nhưng thực chất thủ tướng lại không thể qua mặt tập thể BCT và không thể qua mặt Tổng Bí thư cũng như càng không thể qua mặt quy trình nhân sự của đảng bấy lâu nay. Thủ tướng không được quyền trảm tướng của mình khi xung trận nếu tướng đó do Ban Bí thư hay BCT quản lý.

QH trao toàn quyền cho thủ tướng, thủ tướng vẫn phải bó tay trước nhiều quyết định mạnh mẽ liên quan đến tổ chức, đường lối, ngân khố khi chưa được BCT và đích thân Tổng Bí thư trao toàn quyền.

Một dẫn chứng rất rõ. Ông Nguyễn Thành Phong không đủ năng lực chỉ huy mặt trận chống dịch ở SG. Thủ tướng, ví dụ muốn thay tướng Phong bằng sắc lệnh mình kí ngay lập tức và đưa người mình chọn thích hợp tình thế nóng bỏng ngay lập tức thay thế, đều không được.

Đó là lý do vì sao tướng Phong chỉ huy chống dịch SG, sáng 20.8.2021 vẫn còn ung dung kí quyết định bổ sung ông Phạm Đức Hải làm phó ban chỉ đạo chống dịch của TP, kiêm người phát ngôn của ban chỉ đạo chống dịch, thì đến chiều tối 20.8 BCT ra thông báo chính thức cho ông Phong thôi tất cả chức vụ tại SG. Và ai thay thế làm tướng mặt trận lúc này chưa thể biết vì nó không nằm trong quyền hạn của thủ tướng tổng chỉ huy chống dịch.

Hoặc một ví dụ nữa rất rõ, để xảy ra tình trạng khan hiếm vaccine và thuốc chữa trị virus cũng như để dịch vượt sự kiểm soát là có trách nhiệm của các tư lệnh ngành y tế. Nhưng những người yếu kém không thấy một ai bị thay thế hết.

Thắng giặc phải nhờ các tướng giỏi.

Tướng giỏi không được cầm quân, tổng chỉ huy không được toàn quyền chọn tướng, trảm tướng thì làm sao thắng trận?

Nhờ có tình trạng khẩn cấp của đại dịch đã làm bộc lộ rõ những yếu kém của tổ chức bộ máy quản trị QG.

Đây rõ ràng là lỗ hổng rất lớn của thể chế mà những người tạo ra thể chế này phải chịu trách nhiệm.

Tình trạng khẩn cấp đại dịch là cú tập dượt xương máu cho QG để chuẩn bị có thể xảy ra Tình trạng Khẩn cấp chiến tranh mà áp lực của nó chắc chắc gấp nhiều lần.

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Quản lý nhà nước trong đại dịch. Bookmark the permalink.