Nên cho tiểu thương ở các khu chợ truyền thống bị đóng cửa bày hàng hóa trên lề đường để buôn bán như chợ hoa ngày Tết

Trần Đình Thu

Trong đại dịch luôn có doanh nghiệp sân sau hốt bạc!

Đại dịch cúm gia cầm H5N1 khởi phát từ Trại giống Gia cầm Thụy Phương vào tháng 6/2003 đến năm 2010 mới thuyên giảm và thay thế bằng đại dịch Heo tai xanh!

Nhân cơ hội H5N1, TPHCM cấm triệt để nuôi gia cầm, mặc cho nông dân tổn thất kép, từ gia cầm đến chuồng trại!

Tai họa cho người này là phước lộc cho người khác. Dân TP vẫn ăn gia cầm, nên hai DN sân sau của TP ra đời năm 2004: Huỳnh Gia Huynh Đệ (HGHĐ – mua vịt các tỉnh về giết mổ, đóng gói) và Phú An Sinh (PAS – mua gà các tỉnh về giết mổ, đóng gói).

Cháo vịt Thanh Đa không thể mua nguyên liệu từ HGHĐ (không đặc sản) bèn lên Trảng Bàng (Tây Ninh) xin giấy phép giết mổ, đóng gói vịt mang về Thanh Đa nấu cháo. HGHĐ cay mà không làm gì được, vì giấy phép của tỉnh cũng giá trị như của TP.

Năm 2006, đội QLTT Q.12 bắt một lô hàng gà của PAS (mua của gà C.P thay bao bì P.A.S) đem xét nghiệm có H5N1. Tôi được QLTT Q.12 cho photo biên bản tạm giữ lô gia cầm, viết tin độc quyền trên báo P.N.

PAS lồng lộn lên kiện tôi ra Tòa Q.3. Mụ chánh án Q.3 mời tôi lên hòa giải, nhưng dằn mặt tôi trước nguyên đơn PAS: “Anh nên nhớ rằng, các tờ báo lớn SGGP, TT, TN, VNN, NLĐ đều đóng trên Q.3, nên tôi đã xử rất nhiều vụ đôc giả kiện báo chí, vì vậy tôi khuyên, nếu anh thấy mình sai thì đính chính và xin lỗi, còn nếu anh có chứng cứ mình đúng thì nộp cho tôi.

Tôi nói: “Để đỡ mất công, chị coi như hòa giải bất thành và lên lịch xử, tôi sẽ trình chứng cứ tại tòa!”

Tôi rủ các nhà báo đàn em: Ngô Sơn, Cao Hùng, Hoài Bắc, Sơn Định… chuẩn bị dự và tường thuật phiên tòa.

Không thấy Tòa mời xử, cận Têt Nguyên đán, mụ chánh án mời tôi đến thông báo PAS rút đơn kiện và bắt chuyện: “Báo Xuân PN năm nay hay hôn anh?”. Tôi nói: “Tôi chưa đọc!”.

Vừa độc quyền vừa sân sau của Sở NN&PTNT và UBND TP, PAS được tham gia chương trình bình ổn giá (như Vissan, Co-opmart, Cầu Tre…), tức đi buôn có TP đưa vốn, không lấy lãi và chậm trả (12 tháng sau khi giải ngân, DN phải hoàn trả vốn cho TP).

Chương trình bình ổn Tết năm 2008, PAS nhận 15 tỷ đồng và năm 2009 nhận 13 tỷ đồng. Năm 2010, PAS đăng ký nhận vốn là 30,35 tỉ đồng, nhưng do lượng hàng không đáp ứng theo tiến độ đăng ký nên chỉ được giải ngân chưa đến 15 tỷ.

Do quá chậm trả vốn bình ổn giá năm 2010, năm 2011 PAS không được vay ưu đãi!

Thấy bầu sữa TP bớt béo, Năm 2010, PAS chạy ra Bà Rịa (bà có nhiều vú) vay của Sở NN-PTNT 35 tỷ đồng; và vay chương trình bình ổn giá Tết 2011 là 16 tỷ.

Đến ngày 18/7/2012, PAS còn nợ gần 40 tỉ đồng (của Sở NN và Sở CT), nên Công an tỉnh đã bắt tạm giam Phạm Văn Minh – GĐ PAS, để điều tra làm rõ về hành vi sử dụng trái phép tài sản.

Trong Đại dịch cúm Vũ Hán, trước mắt CDC các tỉnh có lời nhờ nâng giá thiết bị, nên đồng lòng xin ân xá cho GĐ CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm ; thứ hai DN bán test kid lời vô số kể!

Ba Kiem Mai

TPHCM nên trưng dụng các lề đường rộng rãi để họp chợ kiểu như chợ hoa ngày tết, cho các tiểu thương bày kệ bán hàng dọc theo lề đường vừa tiện dụng vì có sẵn hệ thống thoát nước thải vừa có thể giãn cách tốt.

buon-ban-le-duong-1625834451.jpg

Buôn bán lề đường có thể giãn cách tốt

Tính đến ngày 9.7, TP.HCM đã đóng cửa đến 151 chợ truyền thống, chiếm hơn 50% số lượng chợ truyền thống trên toàn thành phố.

Số lượng chợ bị đóng cửa lớn như vậy dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung hàng hóa, đặc biệt là nhu yếu phẩm phục vụ người dân trong vùng dịch.

Chiều 9-7, tại buổi họp báo thông tin về các nội dung liên quan đến việc giãn cách toàn TP theo chỉ thị 16, phóng viên các báo đã hỏi Sở Công thương TPHCM có phương thức nào khác để tổ chức cho người dân mua bán hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm trong điều kiện nhiều chợ truyền thống đóng cửa, việc bán hàng mang đi bị tạm ngưng?

Ông Nguyễn Nguyên Phương – phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho biết hiện nay có 151 chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM tạm ngưng hoạt động nên chắc chắn ảnh hưởng đến cung ứng hàng hóa, đặc biệt là ảnh hưởng tới những người dân có thu nhập thấp, không có khả năng dự trữ mà phải mua thực phẩm sử dụng hằng ngày.

Đại diện Sở Công thương TP.HCM cho biết họ đã yêu cầu các quận huyện lên phương án tìm mặt bằng mới để thay thế các chợ truyền thống đã và sẽ bị đóng cửa.

Đây là một giải pháp chữa cháy tuy nhiên tôi cho rằng giải pháp này không nên áp dụng bởi 2 vấn đề:

Thứ nhất, khó có thể tìm được mặt bằng họp chợ trong một thời gian rất ngắn vừa có diện tích đủ rộng để họp chợ vừa có các hệ thống chiếu sáng, thoát nước… phục vụ cho việc bán hàng. Đặc biệt là ở các quận nội thành TP.HCM, việc tìm kiếm các mặt bằng như vậy là khá khó khăn.

Thứ hai, nếu tìm kiếm được những địa diểm mới họp chợ theo kiểu một khu vực khép kín rồi cho bày các quầy hàng san sát nhau thì cũng không khác gì các khu chợ cũ, vì khả năng lây nhiễm cũng cao như thế. Không khéo họp chợ mới được vài ngày rồi cũng lại đóng cửa tiếp vì có ca dương tính mới.

Như vậy phương án của Sở Công thương TP.HCM rất không nên áp dụng.

cho-gian-cach-mua-dich-covid19-1625889254.jpg

Chợ giãn cách mùa dịch ở Myanmar

Theo tôi, cách hay nhất hiện nay là trưng dụng một số lề đường rộng rãi gần các khu chợ truyền thống để họp chợ kiểu như chợ hoa ngày tết, cho các tiểu thương bày kệ bán hàng dọc theo lề đường. Cách này vừa tiện dụng vì có sẵn hệ thống thoát nước thải vừa có thể giãn cách tốt.

Vả lại đang trong thời gian giãn cách xã hội, hầu hết các tuyến đường đều vắng vẻ, ít xe cộ qua lại, việc trưng dụng một số lề đường để bày bán thực phẩm nhằm phục vụ những người dân có thu nhập thấp không ảnh hưởng gì đến giao thông đi lại.

Các quầy hàng có thể bố trí cách xa nhau, người mua hàng không phải chen chúc nhau như trong một khu vực chật chội. Có thể bố trí khoảng giãn cách giữa các quầy hàng cách nhau đến vài chục mét vẫn không sợ thiếu mặt bằng.

Mặt khác các quầy hàng bố trí trên lề đường như vậy thì khả năng thông gió tốt hơn nhiều so với trong một khu vực khép kín. Yếu tố này phù hợp với khuyến cáo của WHO về khả năng chống dịch do không khí luôn được làm sạch.

Hơn nữa quầy hàng bố trí ngoài trời thì ánh nắng sẽ góp phần tiêu diệt virus rất tốt.

Vì vậy tôi đề nghị Sở Công thương TP.HCM nên nghiên cứu phương án này thay vì yêu cầu các quận huyện tìm mặt bằng thay thế các khu chợ bị đóng cửa hiện nay.

*Tác giả là cựu phóng viên Kinh tế – Chính trị- Xã hội báo Thanh Niên, là luật gia.

T.Đ.T.

Nguồn: The Manager

This entry was posted in Giãn cách dịch virus Vũ Hán, Sống chung với dịch virus Vũ Hán. Bookmark the permalink.