Hà Nội… sông!

Tai nạn chết người, nhà cửa, đường sá Hà Nội buổi sáng bỗng chốc thành sông vì một cơn mưa lớn, theo báo cáo của khí tượng thủy văn là 136mm. Kiểu “mưa lớn thì phải ngập” thì cần gì phải chờ đến vị lãnh đạo Xây dựng Hà Nội trả lời! Đó là cách trả lời đã thành “mốt” của các ngài quan chức nước ta, riêng trường hợp này nghe sao quen quen, hình như là một dạng thức “chế biến” từ câu nói của ngài Bí thư Thành ủy năm nào.

Thiên tai hẳn là một phần, nhưng rõ ràng đâu phải Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh chỉ mới bị mưa lớn gần đây thôi. Bao nhiêu năm rồi trời vẫn mưa theo quy luật tự nhiên, năm này bù năm khác, chứ có phải suốt từ mươi năm trở về trước thì lượng mưa giảm bớt hơn ngày nay đâu, thế nhưng vì sao chỉ trong mươi năm trở lại đây hai thành phố lớn nhất nước mới bị biến thành sông như vậy? Đành rằng dự báo của thế giới về biến đổi thất thường của trái đất là cần xét tới, song đâu có thể đột ngột tính bằng tháng bằng năm được, và cũng đâu có dành riêng cho một nước mình trong khi các nước khác chưa hề hấn gì. Hẳn phải có yếu tố “nhân tai” trong đó.

“Tôi tin rằng các chuyên gia thủy lợi đã cảnh báo rồi nhưng có lẽ tầm nhìn, sự tiếp nhận, khả năng giải quyết… ở lãnh đạo Hà Nội thì chưa có, hoặc là nhiều khi chỉ nhìn gần mà không nhìn xa nên đã dẫn đến tình trạng như bây giờ”, đó là lời của TS Nguyễn Văn Hùng , Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà nội.

BVN rất tán thành một lời nói thẳng và nghĩ thêm rằng, nếu như trong 100 tỷ đô la Mỹ vay nước ngoài để thực hiện dự án mở rộng và quy hoạch Hà Nội đến năm 2030  có xem xét đến 2050 – một con số chỉ nghe đã thấy sợ – nếu như một vị lãnh đạo Hà Nội không “ti hí mắt lươn” cứ thích vẽ rồng vẽ phượng để tiêu tiền mà hễ đưa ra cái nào là bị dân chúng la ó rầm trời cái đó, cứ dứt khoát trích lấy một phần ba thôi và dùng để cải tạo hệ thống cống ngầm của Hà Nội cho nó bằng một phần mười hệ thống cống ngầm Paris (mà Victor Hugo đã mô tả tỉ mỉ trong Những người khốn khổ), như một vị cố Phó Chủ tịch Hà Nội từng nhắc đến hồi giữa những năm 60 trong một cuộc họp tại Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật mà kẻ hèn này có được dự, thì đến nay chắc chắn Hà Nội đã khô ráo đường hoàng, không đến nỗi đứng trước nguy cơ bơi thuyền đón đại lễ 1.000 năm như tình cảnh hiện tại.

Bauxite Việt Nam

Mời bạn đọc xem bản nhạc “chế”: “Em đi bơi thuyền (trên phố Đại La)”, trong ngày Hà Nội… sông!

Chùm ảnh: Mênh mang… sông nước Thủ đô

Sa Tùng Sơn – Hồng Quang – Hoàng Giang – Thái Anh

Chùm ảnh nhiều tuyến phố Hà Nội biến thành sông sau cơn mưa kéo dài mấy tiếng đồng hồ sáng 13/7.

Nước ống cống sục đen ngòm rất mất vệ sinh. Ảnh: Hồng Quang

Nước ống cống sục đen ngòm rất mất vệ sinh. Ảnh: Hồng Quang

Mưa ngập hết khu để xe trên con ngách vào khu chung cư Giảng Võ. Ảnh: Hồng Quang

Mưa ngập hết khu để xe trên con ngách vào khu chung cư Giảng Võ. Ảnh: Hồng Quang

Mưa ngập hầm chứa bình ga trên phố Núi Trúc nổi lềnh phềnh trong biển nước. Ảnh: Hồng Quang

Mưa ngập hầm chứa bình ga trên phố Núi Trúc nổi lềnh phềnh trong biển nước. Ảnh: Hồng Quang

Công nhân thoát nước bất lực nhìn các con phố biến thành sông. Ảnh: Hồng Quang

Công nhân thoát nước bất lực nhìn các con phố biến thành sông. Ảnh: Hồng Quang

Hầm biến thành "dòng sông ngầm". Ảnh: Hồng Quang

Hầm biến thành "dòng sông ngầm". Ảnh: Hồng Quang

Người dân lội nước đi chợ. Ảnh: Hồng Quang

Người dân lội nước đi chợ. Ảnh: Hồng Quang

Xe chết máy giữa phố. Ảnh: Hoàng Giang

Xe chết máy giữa phố. Ảnh: Hoàng Giang

Ảnh: Hoàng Giang

Ảnh: Hoàng Giang

Ảnh: Hoàng Giang

Ảnh: Hoàng Giang

Ảnh: Hoàng Giang

Ảnh: Hoàng Giang

Chặn ở cửa hầm Kim Liên và đoàn xe ùn ứ kéo dài. Ảnh: Thái Anh

Chặn ở cửa hầm Kim Liên và đoàn xe ùn ứ kéo dài. Ảnh: Thái Anh

Chặn ở cửa hầm Kim Liên và đoàn xe ùn ứ kéo dài. Ảnh: Thái Anh

Chặn ở cửa hầm Kim Liên và đoàn xe ùn ứ kéo dài. Ảnh: Thái Anh

Ảnh: Thái Anh

Ảnh: Thái Anh

Ảnh: Thái Anh

Ảnh: Thái Anh

Chân dài dạo... sông!  Ảnh: Thái Anh

Chân dài dạo... sông! Ảnh: Thái Anh

Phố Nguyễn Công Trứ bị ngập nặng. Ảnh: Thái Anh

Phố Nguyễn Công Trứ bị ngập nặng. Ảnh: Thái Anh

Phố Nguyễn Công Trứ bị ngập nặng. Ảnh: Thái Anh

Phố Nguyễn Công Trứ bị ngập nặng. Ảnh: Thái Anh

"Hỏa" gặp "thủy"!  Ảnh: Sa Tùng Sơn

"Hỏa" gặp "thủy"! Ảnh: Sa Tùng Sơn

Ô tô bơi trên phố Nguyễn Công Trứ. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Ô tô bơi trên phố Nguyễn Công Trứ. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Ô tô chết máy trên phố Nguyễn Công Trứ. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Ô tô chết máy trên phố Nguyễn Công Trứ. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Loay hoay giữa biển nước. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Loay hoay giữa biển nước. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Ô tô và xe đạp có "giá trị" như nhau trong cảnh mưa ngập. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Ô tô và xe đạp có "giá trị" như nhau trong cảnh mưa ngập. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Cậu bé bán hoa giữa biển nước. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Cậu bé bán hoa giữa biển nước. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Cậu bé bán hoa giữa biển nước. Ảnh: Sa Tùng Sơn

Cậu bé bán hoa giữa biển nước. Ảnh: Sa Tùng Sơn

STS – HQ – HG – TA

Hà Nội: Ba người chết vì điện giật trong trận mưa sáng nay

Chí Hiếu

Sau trận mưa sáng nay ở Hà Nội, 3 người phụ nữ đã bị điện giật chết.

Căn nhà số 56 ngõ 158 Ngọc Hà, nơi chị Mai bị điện giật chết

Căn nhà số 56 ngõ 158 Ngọc Hà, nơi chị Mai bị điện giật chết

Một trong số này là chị Nghiêm Thị Xuân Mai (sinh năm 1990, quê Thanh Hóa, hiện là sinh viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội,) bị điện giật chết trong căn nhà số 56 ngõ 158 phố Ngọc Hà (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình).

Thông tin ban đầu cho thấy nhiều khả năng do rò điện trong nhà. Theo quan sát của chúng tôi, đến 11h trưa nay, sàn tầng 1 của ngôi nhà 2 tầng nơi Mai ở vẫn sâm sấp nước.

Ông Nguyễn Xuân Thăng (nhà số 103, ngõ 158 Ngọc Hà) cho hay, vào khoảng 9h30 ông nghe thấy những tiếng kêu cứu thất thanh phát ra từ ngôi nhà 2 tầng đối diện, đã khép cửa trước mặt. Lúc đó, trong nhà còn có 3 người khác.

“Khi tôi chạy sang thò tay vào mở cửa thì sàn nhà lúc đó nước ngập sâu khoảng hơn 30cm. Tôi hỏi mấy bà cháu đã ngắt cầu dao chưa, rồi lội xuống nước để kéo con bé lên. Lúc lội xuống nước thì không sao nhưng cầm vào cổ chân con bé thì tôi cũng bị điện giật nảy người” ông Thăng nhớ lại.

Ông Thăng cho biết thêm: “Sau khi ngắt cầu dao, kéo được cháu lên, mắt cháu vẫn lờ đờ, nhưng môi tím tái. Mọi người đã sơ cứu, song cháu vẫn không tỉnh lại”. Cô gái đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu song đã không qua khỏi.

Cũng trong sáng nay, tại cửa hàng ga số 67 phố Trương Định, người dân phát hiện hai người phụ nữ bị chết với nguyên nhân ban đầu cũng được cho là do điện bị rò, gây giật.

Hiện danh tính và nguyên nhân cái chết của hai người phụ nữ xấu số trên vẫn chưa được xác định.

CH

Nguồn: Vietnamnet

Hà Nội lụt vì “nhân tai” cộng với thiên tai

Vân Anh

Hà Nội lụt, phận người mong manh giữa dòng nước. Ảnh VNN

Hà Nội lụt, phận người mong manh giữa dòng nước. Ảnh VNN

“Tôi tin rằng các chuyên gia thủy lợi đã cảnh báo rồi nhưng có lẽ tầm nhìn, sự tiếp nhận, khả năng giải quyết… ở lãnh đạo Hà Nội thì chưa có, hoặc là nhiều khi chỉ nhìn gần mà không nhìn xa nên đã dẫn đến tình trạng như bây giờ” – PGS TS Nguyễn Văn Hùng nói.

Vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hiệu trưởng Trường đại học Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng quy hoạch của Hà Nội đang thiếu hẳn tầm nhìn, làm theo kiểu “rách đâu vá đấy”. Vỉa hè, lòng đường đều bị bê tông hóa, các hồ điều hòa bị thu hẹp. Ông Hùng kiến nghị phải tạo diện tích đất tự ngấm và bể ngầm.

Hệ quả thiếu quán xuyến quy hoạch tổng thể Hà Nội của nhiều “đời” lãnh đạo

– Thưa ông, là một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, ông lý giải như thế nào về trận lụt nghiêm trọng của Hà Nội mấy ngày hôm nay?

– Có lẽ đây là hệ quả của cả một quá trình mà quy hoạch tổng thể Hà Nội không được quán xuyến qua nhiều đời lãnh đạo.

Ngày xưa Hà Nội có rất nhiều hồ điều hòa, nhiều diện tích đất tự ngấm, còn bây giờ, khi Hà Nội phát triển lên rồi, lòng đường, vỉa hè thì bị bê tông hóa, mặt đất nhiều nơi là bê tông hết, khu đất nhiều nơi ngày xưa là hồ ao thì lấp đi, san nền bán, giải quyết tính kinh tế trước mắt nhưng không nhìn thấy hậu quả.

Và khi mà lượng nước nhiều lên, đường thì bê tông không thấm nước, lượng nước đổ vào không có chỗ chứa thì phải dồn ra kênh mương, muốn thoát được nước thì phải có độ chênh mặt nước để có thể chuyển từ nơi này sang nơi khác theo nguyên tắc bình thông nhau.

Nhưng ở Hà Nội bây giờ, các kênh thoát nước và nhất là các trạm để bơm từ các hồ chứa ra ngoài không còn độ chênh mặt nước nữa khiến nước ứ lại. Chưa kể xây dựng thì không có quy hoạch, xây thì lấp cả dòng chảy của nó, bản thân các con đường không theo quy hoạch gì cả, có những chỗ giống yên ngựa, lõm xuống, nước sẽ tụ vào đấy, và khi độ chênh lệch mặt nước giữa hồ ao chứa và những dòng kênh chính thoát ra ngoài không có thì đương nhiên thành phố sẽ ngập hết khi lượng mưa lớn.

Bê tông hóa, nước Hà Nội chảy về đâu?

– Như vậy, bài toán đặt ra là phải tạo độ chênh mặt nước cho Hà Nội?

Đúng như vậy. Nếu chúng ta không biết cách tạo độ chênh mặt nước và nếu chỉ có giải pháp giai đoạn 1 làm hết 2.500 tỷ thì đến giai đoạn 2 nếu không giải được bài toán làm sao xử lý được lượng nước đổ ra kênh mương thì chúng ta sẽ còn chịu lụt.

Hà Nội hiện nay mới làm xong việc thoát nước giai đoạn 1. Hà Nội đã bê tông hóa hết rồi, vậy nước chảy đi đâu? Chỉ chảy ra sông Hồng, hoặc sông Kim Ngưu… Bây giờ chỉ thấy dùng máy bơm, mỗi giờ chỉ được 160.000 mét khối/giờ, thế thì liệu có giải quyết được bài toán ấy không? Cho nên có lẽ trong từng khu đô thị, vài tòa nhà là phải tạo ra một bể ngầm chứa nước.

Ở những vườn hoa, phải tạo ra những bể ngầm lấy nước dùng để cứu hỏa, tưới cây, rửa đường vừa là để chống mất nước mặt, giảm độ thất thoát nước ngầm, đồng thời Hà Nội sẽ đỡ sụt lún và sẽ đỡ ngập. Cộng với việc làm thêm những kênh mương và khơi thông dòng chảy.

Hiện công nhân thoát nước Hà Nội mỗi khi thành phố ngập chỉ đi khơi thông dòng chảy, như thế thì không giải quyết được nhiều nếu như không giải quyết được độ chênh của mặt nước. Và nếu Hà Nội không tạo được độ chênh giữa mặt nước đường phố và mặt nước các sông như Kim Ngưu thì thoát đi đâu, chỉ có thể ngập thôi.

– Để giải bài toán này, điều kiện tiên quyết là gì?

Giải quyết bài toán úng ngập của Hà Nội có lẽ cũng giống như chống úng ngập trong kinh tế hay trong giáo dục, là phải có giải pháp đồng bộ, tổng thể, nhất quán và khách quan.

Hà Nội phải làm sao tìm ra giải pháp để nước chảy ra kênh mương, đồng thời cải tạo các cống, các ống thoát nước làm sao cho thông thoáng. Chứ khi sông Kim Ngưu hay các hồ điều hòa như hồ Tây, hồ Thuyền Quang, hồ Hoàn Kiếm, Ba Mẫu bị thu hẹp hoặc biến mất, thì chúng ta phải làm bể ngầm, rồi làm những đường thoát nước ra sông Hồng, không thì Hà Nội sẽ trở thành “Hà Lội”.

Sông Tô Lịch lại có cá. Ảnh Đoàn Kết

Sông Tô Lịch lại có cá. Ảnh Đoàn Kết

Trách nhiệm tập thể?

– Các chuyên gia như ông đã bao giờ từng kiến nghị những việc này với Hà Nội chưa?

– Tôi tin rằng các chuyên gia thủy lợi đã cảnh báo rồi nhưng có lẽ tầm nhìn, sự tiếp nhận, khả năng giải quyết… thì chưa có, hoặc là nhiều khi chỉ nhìn gần mà không nhìn xa nên đã dẫn đến tình trạng như bây giờ.

– Trách nhiệm thuộc về ai? Ông Chủ tịch TP, ông Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc hay Giám đốc Sở Xây dựng?

– Có lẽ nói về trách nhiệm thì ta hay nói đến trách nhiệm tập thể, từ Đảng, chính quyền đến các cơ quan chuyên môn tham mưu.

Tính từ khâu quy hoạch thì đâu đến nỗi!

– Những việc như ông nói: làm bể thấm, dành diện tích hợp lý cho cỏ ở vỉa hè… để thấm nước có tốn kém nhiều cho Hà Nội không?

– Nếu ngay ban đầu khi quy hoạch từng khu đô thị đã tính đến thì đâu đến nỗi. Chúng ta vẫn thường làm đi làm lại vỉa hè, ngay cả Công viên Thống Nhất cũng đổ toàn bộ vỉa hè bê tông nhựa… thì chúng ta phải làm lại, tất nhiên khắc phục khó hơn nhưng thà muộn còn hơn không bao giờ.

Giải quyết thì chúng ta có thể làm từng khu một, từng nhà một có bể… thì sẽ chia sẻ gánh nặng xã hội. Mà xét cho cùng, nếu là Nhà nước làm chăng nữa thì chi phí cũng là của dân cả. Quan trọng nhất là phải có quy định: mỗi nhà diện tích mặt mái là bao nhiêu, mặt bể bao nhiêu, một khu đô thị phải có bể chứa là bao nhiêu.

Hiện Hà Nội đang chống ngập bằng cách gì? Cứ đắp đường lên cao, nhà lại thấp hơn, thành ra những khu như Bạch Mai không những ngập ngoài đường mà còn ngập trong nhà nữa. Chuyện này các nước khác không bao giờ có.

Quy hoạch chắp vá, rách đâu vá đấy

– Nhiều người Hà Nội thắc mắc rằng ở khu vực do người Pháp làm thì không hề lụt?

– Có lẽ là khu trong thì khả năng thoát nước lớn hơn. Khu ngoài thì còn đang xây dựng ngổn ngang và có lẽ diện tích ống cống thì người ta tính toán đủ hết rồi.

Các chuyên gia hồi đó đã nhìn xa, làm lớn, trông rộng, với cái nhìn của những kinh tế gia. Nó giống như ở phương Tây, đường phố họ nhìn xa trông rộng thiết kế quy hoạch đâu ra đấy, chứ không làm như ta, theo kiểu chắp vá, rách đâu vá đấy.

Lắm lúc tắc đường chúng ta cứ đổ cho dân trí nhưng thực ra cũng phải nói đến trách nhiệm của những người hoạch định chính sách, những người làm công tác quy hoạch.

Ta thì giật gấu vá vai chăng, hay là đầu óc nông dân, làm một cái nhà ra nhà, cống ra cống thì cũng khó.

Hà Nội lụt: Thiên tai cộng với nhân tai. Ảnh Đoàn Kết.

Hà Nội lụt: Thiên tai cộng với nhân tai. Ảnh Đoàn Kết.

Muộn còn hơn không…

– Theo ông, sau trận lụt này, lãnh đạo Hà Nội có nên gặp các chuyên gia, nghe chuyên gia nói và lắng nghe họ không?

– Tôi cho rằng chúng ta tổ chức hội thảo thì cũng nhiều, chuyên gia cũng không phải thiếu, trí tuệ VN thừa sức giải quyết vấn đề. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học cùng các nhà thực thi vấn đề mà phối hợp với nhau thì tôi nghĩ là làm được.

Nhưng nhiều khi người ta nghĩ đến kinh phí. Trong khi lẽ ra phải biết nghĩ đến việc dồn kinh phí cho việc nào lớn. Khi mà thấy trách nhiệm với người dân càng lớn thì càng phải thấy phải có chính sách để làm sớm và làm nhanh.

Thiệt hại đợt lụt này tổn hại lớn nhất đến tâm lý người dân, họ cảm thấy cuộc sống của họ không được đảm bảo, chưa kể tổn hại kinh tế là phải nghỉ việc, đi muộn, xe máy, ô tô hỏng… Người dân cảm thấy lãnh đạo chưa quan tâm đến cuộc sống của họ, làm sao bộ máy lãnh đạo phải thấy đó là trách nhiệm và giải quyết.

Tôi xin nhắc lại, gIải pháp phải đồng bộ, tổng thể, nhất quán và khách quan.  Tôi từng nói với một lãnh đạo của Hà Nội là trách nhiệm của lãnh đạo Hà Nội với người dân cần cao hơn. Làm thủy lợi không làm mà làm thủy hại, lỗi này là do nhân tai cộng với thiên tai.

VA

Nguồn: Tuần Việt Nam

‘Chúng tôi đã làm hết biện pháp, nhưng mưa quá lớn’

Đoàn Loan ghi

Ông Đỗ Xuân Anh. Ảnh: Đoàn Loan.

Ông Đỗ Xuân Anh. Ảnh: Đoàn Loan.

10h sáng nay, khi Hà Nội vẫn đang mưa to, ông Đỗ Xuân Anh, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, các biện pháp tiêu thoát nước đã được sử dụng hết nhưng không thể đáp ứng trận mưa lớn tới 136mm.

Cơn mưa lớn sáng nay đã gây úng ngập trên nhiều tuyến phố, ông nói gì về hệ thống thoát nước của Hà Nội?

– Trận mưa sáng nay quá lớn, tới 136 mm (báo cáo lúc 9h) thì khả năng thoát nước của Hà Nội chưa đáp ứng được.

Chúng tôi đã làm hết biện pháp có thể để phòng ngừa, như các hồ nước nạo vét tối đa, dung lượng các hồ đã được tăng cường. Hồ Bảy Mẫu đã nạo vét hơn 400.000m3 đất tương đương 400.000m3 nước. Tuy nhiên, cơ bản là khả năng thoát nước vẫn bị hạn chế, hệ thống thoát nước tính cho lượng nước nhất định. Khi nước lớn quá thì khả năng tiêu thoát kéo dài.

Mưa ngập, cây đổ trên phố Bà Triệu sáng 13/7. Ảnh: Đoàn Loan

Mưa ngập, cây đổ trên phố Bà Triệu sáng 13/7. Ảnh: Đoàn Loan

Nếu trận mưa hôm nay rơi vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm thì sẽ thế nào thưa ông?

– Mưa lớn thì đều lo ngại, chúng ta phải tìm biện pháp để khắc phục một cách tối đa. Toàn bộ tiến độ dự án thoát nước giai đoạn 2 đang nhanh hơn dự kiến rất nhiều. Ví dụ dự án cải tạo hồ Bảy Mẫu dự kiến làm trong 2 năm thì hiện làm có hơn một năm.

Cụ thể, thành phố đã làm gì để hạn chế thấp nhất khả năng úng ngập thời gian tới?

– Thành phố đang cải tạo hệ thống thoát nước giai đoạn 2, khả năng sẽ tăng gấp đôi công suất thoát nước vào cuối năm nay. Khi hoàn thành dự án thoát nước giai đoạn 2, trạm bơm Yên Sở tăng gấp đôi công suất thì sẽ giải quyết được lượng mưa trên 300mm. Hiện trạm bơm này đã cơ bản gần xong, cuối năm sẽ có thể vận hành từng phần.

Có ý kiến cho rằng, một số công trình dịp 1.000 năm đang thi công gây cản trở tiêu thoát nước. Ông nói gì về vấn đề này?

– Những công trình gây cản trở thoát nước thì trong khi thực hiện đã khơi thông dòng chảy. Ví dụ đê bao Yên Sở, cống Hào Nam được khơi thông ra để đảm bảo dòng chảy trong lúc mưa, khi nào hết mưa lại đóng cống. Các hồ đào gần xong rồi khi mưa sẽ tháo chảy vào. Ưu tiên số một vẫn dành cho thoát nước chứ không phải cho thi công.

ĐL

Nguồn: VNExpress

Nhìn Hà Nội Lụt sáng nay 13-7-2010, nghĩ về một bản quy hoạch kiến trúc Thủ đô

Sát Thát

Hà Nội sáng nay 13-7-2010 mưa lớn  ngập thành sông, dẫn đến thiệt hại kinh tế, tài sản và tính mạng người dân. Cụ thể sáng nay đã có 3 phụ nữ bị chết vì điện giật, điện rò rỉ truyền trong nước gây tai nạn thương tâm. Sẽ còn có những thiệt hại ghê gớm hơn nhiều nếu tình trạng úng ngập phố phường khi mưa về không được triệt để. Đến một lúc nào đó người dân sẽ hết sạch niềm tin. Hà Nội biến thành sông, gợi nhớ đến bản kiến nghị mới của Kiến trúc sư Trần Thanh Vân về Quy hoạch Thủ đô đã gửi cho Chính phủ. Trong bản kiến nghị này, tầm nhìn khoa học vĩ mô , những góp ý chân thành tâm huyết, những ý tưởng sắc sảo của một nhà kiến trúc hết lòng vì vận mệnh quốc gia được thể hiện rất rõ. Có cả một đoạn đặc sắc trình bày ý tưởng về quy hoạch cải tạo phục hồi hệ thống sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Thiên Phù và Hồ Tây nối với sông Hồng đã đưọc TS Đặng Thì Hảo tổng thuật và luận bàn trên BVN 6-6-2010 như sau:

“2/ Phục hồi hệ thống sông Nhụê, sông Thiên Phù, sông Tô Lịch và Hồ Tây nối với sông Hồng (sơ đồ kèm theo)

Theo KTS, sông Thiên Phù bị lấp dần trong quá trình xuất hiện đê sông Hồng, từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX thì người Pháp xây thành phố Hà Nội lấp gần hết sông Tô Lịch. Long mạch Thăng Long bị triệt phá trầm trọng. Việc phục hồi các dòng sông và cải tạo các hồ như Thủ tướng đã chỉ thị trong một số Hội nghị về QH Thủ đô là hoàn toàn cần thiết và đúng lúc.

KTS cho biết, để thực hiện hai kiến nghị trên, bà và các cộng sự đã hợp tác với các Kiến trúc sư người Pháp đưa ra ý tưởng quy hoạch Tây Hồ Tây theo trục phong thủy, hướng Tây Bắc Đông Nam dựa vào dòng chảy sông Hồng (khác với QH trục Đông Tây Hà Nội đã duyệt năm 2008), đề xuất ý tưởng nối các kênh mương tạo ra một tuyến Du lịch ca-nô như một Vernice của nước Ý ngay trong lòng Thủ đô.

Về thiện chí của ông Tổng thống Hàn quốc giúp ta cải tạo sông Tô Lịch và hệ thống sông hồ Hà Nội, KTS Trần Thanh Vân cho rằng đó là là hảo ý đáng quý, nhưng bà cũng bày tỏ quan ngại các nhà thiết kế Hàn Quốc không thể có ý tưởng và hiểu biết địa lý, phong thủy đặc biệt phương diện ý nghĩa tâm linh, tình cảm… của người Việt như nhóm nghiên cứu Pháp và Việt kiều Pháp đang hợp tác với bà. Hiện tại nhóm của bà đang làm việc hoàn toàn tình nguyện, chưa xin Nhà nước cấp kinh phí. Hơn nữa, nếu Thủ tướng cho phép, Nhóm của bà sẽ hoàn tất công việc và sẽ trình bày rất sớm ý tưởng kiến trúc trên; Nguồn tiền đầu tư cũng đã sẵn sàng từ  phía Việt kiều Mỹ”.

Ngoài các ý tưởng tốt đẹp như trên, khi hệ thông sông nội thành và Hồ Tây được nối với huyết mạch sông Hồng thì chắc chắn sẽ giải quyết đuợc bài toán ngập lụt trong TP khi mưa lớn đổ về, ý tưởng sắc sảo của Kiến trúc sư ví thử được Chính phủ chấp nhận thành một dự án chắc chắn sẽ được sự ủng hộ nhiệt thành của nhân dân cả nước. Nếu như thiết kế cộng thêm cả một số kênh mương, trạm xử lý nước thải kết hợp với hệ thống sông hồ của Kiến trúc sư Trần Thanh Vân thì bài toán ngập lụt của Hà Nội sẽ có lời giải hay.

Cảnh nước ngập cả thành phố Hà Nội và những thiệt hại về người, về kinh tế, những hiểm họa khôn lường từ ách tắc giao thông trong nội thành, từ những con sông lũ trên đường phố, là hình ảnh buồn thảm của Thủ đô hôm nay. Ngưòi dân Việt Nam biết tin Hà Nội lụt đều buồn và suy nghĩ.

ST

This entry was posted in Môi Trường. Bookmark the permalink.