Quốc Ấn Mai
Có lẽ không làm đường sắt Cát Linh – Hà Đông nữa mà để đó làm biểu tượng của tình hữu nghị 2 ĐCS Việt – Trung.
“Đó là, cứ mỗi một công đoạn, đặc biệt là khâu lắp đặt thiết bị, Ban Quản lý dự án với vai trò là chủ đầu tư và nhà thầu đã không thực hiện việc cung cấp hồ sơ chứng nhận xuất xứ thiết bị, và chất lượng của từng công đoạn lắp đặt. Đến khi hệ thống được vận hành thử tư vấn kiểm định độc lập của Pháp vào và nói rõ là họ không thể đưa ra chứng nhận an toàn nếu thiếu hồ sơ lắp đặt của từng công đoạn thì Bộ GTVT Việt Nam mới phát hiện ra lỗ hổng này.” (Trích)
13 km đường sắt trên cao ở ngay giữa trung tâm chính trị quốc gia lại có thể kéo dài 10 năm chưa xong. Nó đắt hơn cả con đường xuyên biển từ Cuba sang Mỹ dài tận 142 km. Và những phi lý nói trên chỉ là nột trong các ví dụ về sử dụng vốn vay ODA.
Đã là tiền vay ODA, dù ký vay là Chính phủ, thì bản chất con nợ chính thức luôn là nhân dân. Nhân dân nào chỉ có một đường sắt Cát Linh-Hà Đông để làm bài học về việc các “đầy tớ nhân dân” đã xài tiền của “chủ” một cách không chỉ vô trách nhiệm. Những vết nứt trên sân Mỹ Đình chỉ sau một thời gian ngắn bàn giao từ gần 20 năm trước đến những sụt lún, ổ gà của cao tốc Quảng Ngãi gần đây. Bạn cần bao nhiêu ví dụ?
Ngoài những chuyện kiểu mỉa mai đội kỵ binh và phân ngựa hay cây cột điện Mỹ cần chạy về Việt Nam theo trend; thực sự đám đông vẫn chưa có đủ một số lượng lớn dám nhìn thẳng vào vấn đề lõi là bất cập thể chế. Không đủ lượng thì không thể thay đổi được chất của thể chế chứ đừng nói là chất của tầng lớp thống trị.
Nhưng chắc chắn quá trình tích tụ về lượng là có, đang diễn ra. Nên ý định “kéo đám mây Pha tê búc” hay thông qua luật An ninh mạng (thay vì cho phép biểu tình hay trưng cầu dân ý) cho thấy các yếu tố củng cố, đảm vảo “sự lãnh đạo tuyệt đối”, là một hình thái lạc quan của việc tích tụ về lượng đó.’’
Bài học đầu tiên của những quan chức không nghĩ cho dân chính là nói lái chữ “đầu tiên” kèm theo dấu hỏi. Nhưng bài học của nhân dân hẳn đắt giá hơn nhiều bởi có kêu lên thì vẫn cứ bị “vặt lông” đều đặn qua thuế phí đầy vô lý.
Hồi còn nhỏ, hình như ai cũng nghe câu hát “bài học đầu tiên có bóng hình núi sông…”. Nói cách khác, Tổ quốc trên hết là bài học mỗi người cần phải nhớ. Quên điều đó hay không muốn nhớ bài học ấy, là những kẻ giả người. Nên nếu ai đó đắm chìm vào quá trình tìm kiếm sự an toàn tạm thời của bẫy thu nhập trung bình, của lệ thuộc chủ nghĩa tiêu dùng; sẽ khó mà nhận ra sự tự do được bày tỏ chính kiến, bày tỏ quyền làm người và cống hiến cho đất nước có giá trị ra sao.
Bài học đầu tiên của bạn là gì?
M.Q.A.
Nguồn: FB Mai Quốc Ấn