Những câu hỏi phía sau vụ án oan Hồ Duy Hải

Nguyễn Ngọc Chu

DƯỚI CHÂN TƯỢNG THẦN CÔNG LÝ

Một phiên Giám đốc thẩm hiếm hoi diễn ra tại TAND tối cao. Do chính Ngài Chánh án làm Chủ tọa, để xem xét lại những bất thường và khuất tất trong vụ án Hồ Duy Hải.

Nói nó hiếm hoi, là bởi có lẽ đây là lần đầu tiên, Luật sư của bị cáo được có mặt trong phiên tòa này.

Theo quy định, khi kết thúc phần trình bày bản thuyết trình của thành viên Hội đồng và nội dung kháng nghị của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cũng như phần trình bày ý kiến của người bào chữa (Luật sư của Hồ Duy Hải) thì tiếp tục sẽ là phần Tranh tụng

Điều 386 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định rất rõ: “Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án”

Điều luật rất rõ ràng. Nếu không triệu tập Luật sư đến thì không nói làm gì. Nhưng đã triệu tập thì đương nhiên phải để Luật sư thực hiện đầy đủ quyền của mình theo luật định. Trong đó, đảm bảo cho Luật sư thực hiện quyền tranh tụng đầy đủ là quan trọng nhất, chứ không phải chỉ dừng ở chỗ ” trình bày ý kiến”.

Vậy nhưng thật bất ngờ, tại phiên tòa Giám đốc thẩm mở ra ngày hôm nay 06/5/2020, Luật sư Trần Hồng Phong – người đã theo đuổi nhiều năm với niềm tin là Hồ Duy Hải bị oan – được triệu tập tới phiên tòa và chỉ được “Trình bày ý kiến của mình” với Hội đồng.

Đến cuối buổi làm việc sáng, theo thông báo của ngài Chủ tọa, thì trong sáng nay Luật sư đã hoàn thành việc trình bày các chứng cứ mới trong khoảng 30 phút và đã được ghi nhận, do vậy Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét thấy không cần thiết phải có mặt Luật sư nữa, nên từ chiều trở đi Luật sư không cần tiếp tục tham dự.

Như vậy, có hai khả năng xảy ra trong dự đoán:

Thứ nhất: Phần tiếp theo của phiên tòa Giám đốc thẩm này sẽ không có phần “Tranh tụng” như quy định.

Thứ hai: Nếu có phần “Tranh tụng” thì chỉ diễn ra một cách hình thức, thực chất chỉ là mở rộng cho phần “Trình bày nội dung kháng nghị” của Đại diện Viện Kiểm sát.

Và như thế. Sẽ hoàn toàn không có ý kiến tranh tụng, tranh luận, bảo vệ cho những ý kiến, chứng cứ mới mà Luật sư của Hồ Duy Hải đã đưa ra.

Cho dù kết quả của phiên tòa Giám đốc thẩm này ra sao, thì sự việc này không khỏi khiến người ta đặt ra câu hỏi:

“Quy định tại điều 386 Bộ luật Tố tụng Hình sự là rất rõ ràng, vì lý do gì mà không thực hiện ???”

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, v
ăn bản

Ví thử như sự việc này diễn ra ở một nơi nào đó, thì người ta có thể hiểu được với một cái tắc lưỡi và lắc đầu ngán ngẩm. Nhưng khi nó diễn ra ngay nơi sắp đặt tượng thần Công Lý thì quả thật, lấy tượng ai ra làm thần Công Lý cũng giống nhau cả thôi.

LS Nguyễn Hà Luân

I. Trả lại tự do cho Hồ Duy Hải

Dù Tòa Giám đốc thẩm quyết định dưới hình thức nào thì nội dung mấu chốt đầu tiên – vẫn là tuyên Hồ Duy Hải vô tội và lập tức trả lại tự do cho Hồ Duy Hải. Tiếp theo đó là đền bù cho Hồ Duy Hải. Đó là những điều không bàn cãi.

II. Những câu hỏi phía sau vụ án

Điều phải bàn là những vấn đề phía sau án oan Hồ Duy Hải sẽ được giải quyết như thế nào? Có 5 câu hỏi quan trọng sau đây.

1. Kẻ phạm tội giết người có bị truy đuổi đến cuối cùng?
2. Những kẻ đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án có bị trừng trị?
3. Trách nhiệm của Thẩm phán xử phiên sơ thẩm năm 2008 tại Long An?
4. Trách nhiệm của Thẩm phán xử phiên phúc thẩm năm 2009 tại TP HCM?
5. Trách nhiệm của Viện trưởng VKSNDTC năm 2011 đã không kháng nghị vụ án?

Kẻ phạm tội giết người – không thể không bị trừng trị. Kẻ cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án – không thể không bị trừng trị. Thẩm phán xét xử phiên sơ thẩm đưa đến án oan tử hình – không thể không bị trị tội. Thẩm phán xét xử phiên phúc thẩm đưa đến án oan tử hình – không thể không bị trị tội. Viện trưởng VKSNDTC năm 2011 không kháng nghị án oan tử hình – không thể trốn tránh trách nhiệm.

Trả lời của 5 câu hỏi trên là thước đo mức độ công lý của Hội đồng Giám đốc thẩm. Điều có thể làm xuất hiện câu hỏi là Viện trưởng VKSNDTC năm 2011 không kháng nghị án oan cho Hồ Duy Hải – lại chính là Chánh ánh TANDTC Nguyễn Hòa Bình – đang giữ vai trò Chủ tọa phiên Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vào thời điểm hiện tại.

III. Làm thế nào để chấm dứt được đại nạn án oan?

Án oan không phải là cá biệt mà đã thành đại nạn vô số. Vụ án oan Hồ Duy Hải đã đạt mức ngang ngược về bất chấp công lý, cố tình làm sai lệch hồ sơ, cố tình chấp nhận chứng cớ bịa đặt – để đưa đến cái chết cho người vô tội, và để cho kẻ có tội thoát chết bằng tính mạng của người khác. Vụ án Hồ Duy Hải không đơn thuần là án oan, mà là tội ác giết người.

Nguyên nhân đưa đến án oan của Hồ Duy hải là sự KHÔNG ĐỘC LẬP của Tòa án. Muốn chấm dứt tình trạng án oan hiện nay cần sự ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN của Tòa án. Khi Tòa án ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN thì không có thế lực nào có thể chi phối được Tòa án.

Vụ án Hồ Duy Hải là tiếng oan dậy đất đòi hỏi một cuộc đại phẫu toàn diện ngành Tòa án nước CHXHCN Việt Nam. Trong số đó có nhân tố tiên quyết: Tòa án phải ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN với chính quyền.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

N.N.C.

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

This entry was posted in án oan, Luật sư và Tòa án CS, Tử tù Hồ Duy Hải. Bookmark the permalink.