75 năm sau Cách mạng, chị Dậu vẫn đang bán chó chạy bữa lúc năm cùng tháng tận (*)

Theo facebook Hoàng Linh, bức ảnh này chụp ở chợ Thanh Chương, Nghệ An trong một ngày cận tết. Từ mảnh đất này, ông Hồ Chí Minh đã ra đi tìm kiếm con đường cho dân tộc ông thoát khỏi cảnh nô lệ bần cùng. Ông đã đến Pháp, đệ trình bản yêu sách 8 điểm đòi hỏi nhiều quyền cho dân tộc ông. Nhưng cho đến nay, phần lớn những yêu sách mà ông đọc tại Pháp vào 100 năm trước, nhân dân Việt Nam cũng đang đọc hàng ngày để yêu sách với thể chế chính trị do ông lập ra.

Đây là 8 yêu sách ngày xưa của ông Hồ Chí Minh:

1.Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.

2.Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.

3.Tự do báo chí và tự do ngôn luận.

4.Tự do lập hội và hội họp.

5.Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.

6.Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.

7.Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

8.Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.

Cả 8 yêu sách của ông Hồ Chí Minh hiện nay không có yêu sách nào được chính quyền thực hiện. Một hai yêu sách về hình thức thì có thực hiện nhưng chỉ là qua loa, không đúng theo yêu cầu của ông Hồ Chí Minh năm xưa.

Đó là chưa kể khi ông Hồ Chí Minh đọc 8 yêu sách vào năm 1920 thì ông thống kê không chính xác vì một số đã được người Pháp cho thực hiện tại Đông Dương như cho tư nhân ra báo, cho lập hội và hội họp…

Năm 1937 nhà văn Ngô Tất Tố viết tác phẩm “Tắt đèn” mô tả cảnh chị Dậu đi bán chó, ông đâu có biết rằng gần 80 năm sau cảnh này cũng còn.

Thực tế ở nhiều miền quê Việt Nam bây giờ có hàng vạn gia đình còn khổ hơn gia đình chị Dậu ngày xưa.

FB Trần Đình Thu

(*) Đầu đề do BVN thêm. Theo chúng tôi, nếu tác giả ví hình ảnh này với Lão hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao thì gần gũi hơn.

This entry was posted in Mặt thật XHCN. Bookmark the permalink.