Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định ô nhiễm không khí tại thủ đô do các nhà máy nhiệt điện là không chính xác, các đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, mức độ ảnh hưởng lớn nhất của nồng độ bụi (chỉ khoảng 10 mg/m3 bụi mịn PM10) thường xuất hiện ở khoảng cách nhà máy từ 2,6 – 2,8km, hiện tất cả nhà máy đều đã đầu tư và lắp đặt hệ thống ESP với hiệu suất xử lý bụi đạt trên 99,6%….
Vâng, 10 mg/m3 bụi mịn PM10 mà có thể đen đặc, phủ nhiều lớp bụi đen thui ở nhiều con đường, nhà dân tôi đến? máy đo của tôi cũng cho biết bụi mịn PM2.5 ở nhiều nơi tưởng trong lành nhưng luôn đạt ngưỡng nguy hại, trong khi xung quanh chỉ có mỗi nhà máy nhiệt điện, tôi tin với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm của Tàu, các ống khói cao hàng trăm m sẽ thải ra lượng bụi siêu mịn – thải trộm không thông qua hệ thống lọc tĩnh điện nhiều khủng khiếp vào ban đêm, theo hướng gió bụi siêu mịn phát tán hàng trăm km, tới Hà Nội vào buổi sáng là đương nhiên.
Hiệu suất xử lý 99,6% mà nhiều ngôi làng kêu trời khấn đất, thi nhau chết vì các bệnh liên quan đến đường hô hấp, rất nhiều người bị viêm mũi viêm xoang à? các ông căn cứ vào đâu? Trong khi nhóm nghiên cứu của đại học Harvad công bố số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở VN là 4.300 người mỗi năm, nếu các dự án đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành, con số này có thể tăng lên đến 25.000 người, các ông có năng lực chứng minh, phản bác, kiện lại họ bằng những chứng cứ khoa học? Hay chưa được tiếp cận phương pháp nghiên cứu nào đã vội lấp liếm, phủ nhận? Người dân sống gần các nhà máy nhiệt điện chính là nạn nhân, là chuyên gia đánh giá khách quan nhất, nếu cứ tin vào bản báo cáo của các ông dân ta chỉ còn con đường chết. Độc quyền – khốn nạn là không giới hạn.
Tại sao điện gió, mặt trời không gây ô nhiễm lại bị o ép, rồi ưu ái cho EVN dồn dân vào chỗ chết bằng điện nhiệt than?
Tường Lâm
Sau khi tăng giá điện một cách phi mã, EVN bị bóc phốt lừa đảo người tiêu dùng, đe dọa Chính phủ, lộng ngôn chốn nghị trường… nhưng lạ là những tội trạng ấy cuối cùng cũng được cho qua như chưa có chuyện gì xảy ra. Để rồi mới đây, tập đoàn này lại dùng uy quyền của bà mẹ công thương triệt hạ đối thủ cạnh tranh, đó là các dự án điện gió, điện mặt trời nguồn năng – lượng sạch mới manh nha. Câu hỏi đặt ra ở đây là, trong khi thủy điện và nhiệt điện than của EVN không cung cấp đủ điện năng cho người dùng, thậm chí đây là những kẻ giết người thầm lặng thì tại sao lại ưu ái cho phát triển, còn nguồn năng lượng thân thiện với môi trường lại bị triệt tiêu?
Chỉ gần chục năm mà EVN tăng giá điện hơn chục lần, để rồi khi bị phản ứng dữ dội ông Thứ trưởng Bộ Công thương mới trần tình: “Nếu giá điện không tăng, EVN sẽ phá sản!”. Khi bị Thanh tra Chính phủ vào cuộc, ông Đinh Quang Tri Phó tổng EVN lớn giọng đe dọa: “Giá điện sẽ tăng gấp đôi nếu giải tán EVN”.Những tưởng từ những sai phạm bị thanh tra vạch trần, EVN sẽ bị cho vào lò nhưng không, EVN vẫn ngồi chễm chệ thu hàng chục ngàn tỷ đồng từ tiền tăng giá điện mỗi tháng.
Để rồi hôm nay, cái thói độc quyền muốn gì được nấy của EVN lại được nước lộng hành, đó là “ép các dự án điện gió ở Bình Thuận và điện mặt trời phải giảm công suất phát điện” với lý do là đường dây không đáp ứng đã gây quá tải lưới điện. Thật không tin nổi, EVN lại lấy cớ này ngăn chặn các đối thủ vượt mặt mình. Bản thân EVN luôn tìm mọi cách tăng giá điện, nào là do thời tiết nắng nóng phải chạy thêm máy phát điện, nào là do các nhà máy không đáp ứng được công suất…Thế nhưng khi các dự án điện gió, điện mặt trời sản xuất ra lượng điện năng lớn thì lại ngăn cản. Vì sao EVN và các bộ ngành có liên quan không tận dụng nguồn điện này, hòa vào lưới điện toàn quốc phục vụ cho người tiêu dùng, nhằm giải quyết vấn nạn thiếu điện từ nhiều năm qua? Câu hỏi đặt ra ở đây là, nếu buộc các dự án này giảm công suất thì thiệt hại của các chủ đầu ai sẽ bồi thường? Liệu có đổ lên đầu dân?
Việc ép các nhà máy giảm công suất chẳng khác nào là hạ sách. Nếu đã cho phép đầu tư điện gió, điện mặt trời thì nên thay mới hay nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sự phát triển này, chứ không thể đợi đến hôm nay “nước tới chân rồi mới nhảy”. Nhưng nhảy kiểu gì, thay vì phải tạo điều kiện cho năng lượng sạch, thân thiện với môi trường mà các nước tiên tiến trên thế giới đang đẩy mạnh, thì Việt Nam lại kìm hãm nó.
Ở đâu ra cái kiểu tư duy yếu kém đi ngược lại với xu hướng của loài người như thế? Nếu bắt buộc các nhà máy điện gió, điện mặt trời giảm công suất, thì bao giờ vấn nạn thiếu điện mới giải quyết? Bao giờ nguồn năng lượng sạch mới thay thế được điện nhiệt than và thủy điện? Rồi đây, tình trạng ô nhiễm môi trường của VN có được cải thiện, nếu chúng ta nói không với nguồn năng lượng sạch? Liệu ép dự án điện gió, điện mặt trời giảm công suất, có phải cách giải quyết duy nhất vấn đề này hay có âm mưu gì khác chăng?
EVN vận hành nhiều nhà máy nhiệt lẫn thủy điện, nhưng vẫn không hề cung cấp đủ điện năng cho người tiêu dùng. Lúc nào người dân cũng trong tâm thế lo lắng tăng giá điện vì thiếu điện. Có ai thử hỏi rằng, sao EVN không chuyển sang đầu tư điện gió, hay mặt trời nguồn năng lượng sạch mà cứ mãi mãi trung thành với thủy điện, nhiệt than?
Trong khi, nhiệt điện than tàn phá môi trường một cách kinh khủng, hiện những bãi tro xỉ than của những nhà máy nhiệt điện than chất cao hơn cả đỉnh núi. Chôn vùi, hay đổ xuống biển đều hủy hoại môi trường. Khói bụi tro xỉ, khiến môi trường ngày càng ô nhiễm, khiến con người phải đối diện với nguy cơ bệnh tật, chết chóc. Theo số liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 60.000 người chết vì ô nhiễm không khí.
Còn thủy điện thì sao, thủy điện cũng là thần chết hung dữ hơn cả nhiệt điện. Cứ mỗi mùa mưa về là những trận vỡ đập lại xảy ra, khiến biết bao ngôi làng bị chìm trong biển nước. Tiền bạc, tài sản, con người nam nữ lão ấu đều bị dòng nước lũ vô tình cuốn trôi. Sau mỗi trận vỡ đập thủy điện, là bấy nhiêu nỗi tang thương cho người ở lại. Vấn đề này không hề được khắc phục, hầu như năm nào cũng để xảy ra, nhưng người ta bảo đó là đúng quy trình.
Đấy EVN độc quyền về nhiệt điện, thủy điện nhưng mang lại lợi ích gì cho dân? Suốt ngày với điệp khúc cung không đủ cầu, để tăng giá điện bù lỗ, phục vụ cho những cuộc ăn chơi thác loạn… Tăng giá từ hàng chục năm nay, cuối cùng cũng chẳng thấy EVN có thay đổi gì? Cũng là thủy điện, nhiệt điện, cũng là cơ sở hạ tầng ấy, cũng máy móc ấy. Thật khó hiểu khi, thừa điện tái tạo phải hạn chế, tại sao lại cứ đổ tiền để xây nhà máy nhiệt điện, thủy điện để đẩy dân vào chỗ chết? Phải chăng EVN đang sợ thế độc quyền bị lung lay? Còn Bộ Công thương thì sợ mất đi con gà đẻ trứng vàng? Tiếp tục duy trì thế độc quyền EVN là “nối giáo” cho ngành điện lực giết chết dân nghèo.
T.L.