Các cuộc biểu tình Hong Kong thách thức quan niệm ‘thế lực ngoại bang’ của Bắc Kinh

John SudworthBBC, Bắc Kinh

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Một vài tháng trước, một quan chức Trung Quốc đã hỏi tôi rằng tôi có nghĩ các cường quốc nước ngoài đang gây ra bất ổn xã hội ở Hong Kong không.

"Để khiến chừng này người xuống đường," ông trầm ngâm, "phải cần tổ chức, cần một khoản tiền lớn và các nguồn lực chính trị".

Kể từ đó, các cuộc biểu tình nổ ra vào đầu mùa hè nóng bức của Hong Kong đã kéo dài sang mùa thu và mùa đông. Các cuộc tuần hành quy mô lớn vẫn tiếp tục, xen kẽ với các cuộc đụng độ ngày càng dữ dội giữa các nhóm nhỏ những người biểu tình và cảnh sát.

Những con số thống kê liên quan gây sửng sốt khi nó đến từ một trong những thủ đô tài chính hàng đầu thế giới và một pháo đài về sự ổn định xã hội.

Hơn 6.000 vụ bắt giữ, 16.000 viên đạn hơi cay, 10.000 viên đạn cao su.

Khi khủng hoảng và chia rẽ chính trị ngày càng sâu sắc, Trung Quốc vẫn tiếp tục cho rằng có một bàn tay độc ác của các thế lực nước ngoài can thiệp đằng sau mỗi bước ngoặt.

‘Tê giác xám’

Vào tháng 1, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Tập Cận Bình triệu tập một cuộc họp của Đảng Cộng sản cấp cao tập trung vào "phòng ngừa những rủi ro lớn".

Ông nói các quan chức cấp cao phải cảnh giác với "thiên nga đen" – tức những sự kiện khó lường, không thể đoán trước có thể khiến một hệ thống rơi vào khủng hoảng. Nhưng ông cũng cảnh báo về cái ông gọi là "tê giác xám" – những rủi ro đã biết nhưng bị bỏ qua cho đến khi quá muộn.

Tập Cận Bình nâng ly mừng 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Nhân dân Trung Hoa, hồi 1/10 khi các cuộc biểu tình vẫn diễn ra ở Hong Kong. Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Trong khi truyền thông nhà nước luôn đưa tin về nhiều vấn đề như tình trạng bong bóng bất động sản đến an toàn thực phẩm, mà không có đề cập nào ở Hong Kong.

Tuy nhiên, những hạt giống đã được gieo mầm để trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với sự cai trị của Đảng Cộng sản trong một thế hệ trở lại đây.

Vài tuần sau cuộc họp hồi tháng 1, chính phủ Hong Kong với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Bắc Kinh, đã đưa ra dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc đại lục.

Sự phản đối dành cho dự luật này là gần như ngay lập tức, sâu rộng và lan rộng, do lo ngại rằng nó sẽ cho phép hệ thống pháp lý của Trung Quốc thâm nhập sâu vào Hong Kông.

Mặc dù được đảm bảo rằng "tội phạm chính trị" sẽ không nằm trong dự luật, nhiều người vẫn coi đó là một sự vi phạm cơ bản của nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ"

Không chỉ các nhóm nhân quyền và các chuyên gia pháp lý bày tỏ sự quan ngại, mà cộng đồng doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia và chính phủ nước ngoài cũng lo lắng rằng các công dân nước ngoài cũng có thể bị nhắm vào bởi luật này.

Và vì vậy, những tuyên bố đầu tiên về "sự can thiệp của nước ngoài" đã bắt đầu xuất hiện.

Các cuộc biểu tình bao gồm các hoạt động gia đình ôn hòa cho đến các cuộc biểu tình quy mô lớn, với tình trạng bạo lực đường phố. Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Vào ngày 9 tháng 6, một cuộc biểu tình khổng lồ và vô cùng ôn hòa chống lại dự luật đã diễn ra, với số người tham dự lên tới hơn một triệu người theo ban tổ chức.

Những lời tuyên bố như của vị quan chức Trung Quốc kia là sự vang vọng của một câu chuyện liên tục được lặp lại trên truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Buổi sáng sau cuộc tuần hành, một bài xã luận tiếng Anh trên tờ China Daily đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về "sự can thiệp". "Thật không may, một số người dân Hong Kong đã bị phe đối lập và các đồng minh nước ngoài của họ che chở để ủng hộ chiến dịch chống dẫn độ", bài xã luận viết.

Từ cái nhìn của những người biểu tình, việc cho rằng những bất bình, những yêu cầu cầu của họ là do tác động từ bên ngoài có thể giải thích phần nào những gì xảy ra tiếp theo.

Giới tinh hoa chính trị của thành phố, vốn được Bắc Kinh hậu thuẫn và tách biệt với người dân Hong Kong bình thường bởi một hệ thống chính trị thiên về Bắc Kinh, và đã cho thấy một sự thất bại thảm hại trong việc thấu hiểu tâm tư của công chúng.

Ba ngày sau cuộc tuần hành, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam, khẳng định bà sẽ không lùi bước khi hàng ngàn người vây quanh tòa nhà Hội đồng Lập pháp nơi dự luật dẫn độ đang được tranh luận.

Cũng ngay chính nơi đó, chưa đầy 5 năm trước, những chiếc xe tải cần cẩu dọn dẹp những căn lều bị bỏ hoang trong tiếng gãy giòn của những thanh tre, những mảnh vụn vỡ còn sót lại của phong trào biểu tình Dù vàng 2014.

Bây giờ với dự luật dẫn độ, phong trào biểu tình đó đường như lại được nhóm thêm ngọn lửa.

Những người biểu tình đã ném gạch và chai lọ, cảnh sát đã bắn hơi cay và đến tối ngày 12 tháng 6, Hong Kong đã phải chứng kiến một trong những vụ bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

More than 6,000 people have been arrested through the months of increasingly violent unrest. Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Không ai có thể nghi ngờ rằng Phong trào Dù vàng, với những yêu cầu cải cách dân chủ hơn, đã trở lại như một sự báo thù.

Một vài sự nhượng bộ – đầu tiên là việc đình chỉ dự luật và cuối cùng là rút bỏ hoàn toàn – đã vẫn quá muộn để ngăn chặn chu kỳ bạo lực leo thang từ cả người biểu tình và cảnh sát.

Bắc Kinh đã đúng khi chỉ ra rằng có nhiều người Hong Kong phản đối những người đeo mặt nạ làm rào chắn đường, phá hoại tài sản công cộng và phóng hỏa.

Một số người trong số họ là những người ủng hộ nhiệt tình sự cai trị Trung Quốc, những người khác chỉ đơn giản là thực dụng, cho rằng bạo lực sẽ chỉ kích động chính quyền trung ương can thiệp mạnh mẽ hơn vào các vấn đề của Hong Kong.

First-time voters and candidates ousted seasoned veterans in some constituencies. Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Nhưng giới cầm quyền đã choáng váng vào tháng trước, sau cuộc bầu cử địa phương, phe dân chủ đã quét sạch số lượng ghế trong hội đồng quản trị cấp quận.

Cuộc thăm dò cho thấy các ứng cử viên dân chủ chiếm gần 60% tổng số phiếu bầu.

Lúc đầu, có một sự im lặng đáng kinh ngạc từ phía Trung Quốc đại lục, vốn thực sự nghĩ rằng phe thân Bắc Kinh sẽ giành chiến thắng.

Các bản tin ban đầu chỉ đề cập đến việc kỳ bầu cử đã kết thúc, không đề cập đến kết quả, nhưng sau đó thì một điệp khúc quen thuộc lại xuất hiện.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đổ lỗi cho "những kẻ bạo loạn" âm mưu với "lực lượng nước ngoài".

"Các chính trị gia đằng sau họ là những người chống Trung Quốc và muốn gây rối ở Hong Kong để gặt hái những lợi ích chính trị đáng kể", tờ này viết.

Để chứng minh cho sự can thiệp, Trung Quốc trích dẫn các chính trị gia nước ngoài, những người đã lên tiếng ủng hộ dân chủ hoặc thể hiên quan điểm lo ngại về sự xói mòn của nền dân chủ dưới sự cai trị của Trung Quốc.

Nó cũng đổ lỗi cho Washington vì đã thông qua một đạo luật bắt buộc phải đánh giá hàng năm về các quyền tự do chính trị của Hong Kong như một điều kiện tiên quyết để tiếp tục các điều khoản giao dịch đặc biệt với lãnh thổ này.

Những người Hong Kong đã sử dụng cụm từ ‘Chinazi’ để thể hiện quan điểm của họ về Bắc Kinh. Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Tân Hoa Xã đã tố cáo đạo luật của Mỹ là "một sự thao túng chính trị độc hại, can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề Hong Kong".

Nhưng không có bằng chứng nào được đưa ra về bất kỳ lực lượng bên ngoài nào phối hợp hoặc chỉ đạo các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

Trên thực tế, những người biểu tình trẻ tuổi, cực đoan, xịt dòng chữ "Chinazi" trên khắp đường phố của họ, có vẻ như bị tác động bởi chính những lời tuyên bố của cả Bắc Kinh lẫn Washington.

Chính các thể chế – tòa án độc lập và báo chí tự do – vốn được cho là được bảo vệ bởi hệ thống "một quốc gia, hai chế độ", đã đang bị Đảng Cộng sản cầm quyền cho là những khái niệm nước ngoài nguy hiểm.

Người Hong Kong từng hi vọng rằng sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc sẽ mang lại các quyền tự do chính trị cho đại lục và liên kết chặt chẽ hơn với các giá trị của họ, nhưng giờ đây nhiều người lo sợ điều ngược lại.

Các trại giam tập thể ở Tân Cương, một cuộc đàn áp mạnh mẽ đối với xã hội dân sự và việc bắt cóc công dân Hong Kong vì cho rằng phạm tội chính trị đã làm gia tăng sự lo ngại rằng thành phố của họ hiện đang bị cai trị bởi những bậc thầy chính trị vốn thù địch với chính những giá trị khiến Hong Kong trở nên đặc biệt.

Bất chấp những lo ngại trước đó, chính quyền trung ương dường như không thể gửi quân đội vào Hong Kong – một động thái chắc chắn sẽ gây ra sự phản đối mạnh mẽ hơn nữa của quốc tế.

Mainland Chinese soldiers deployed in Hong Kong have remained in their barracks throughout the protests. Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Nhưng nó cũng không thể đưa ra một giải pháp chính trị.

Giá trị của Trung Quốc là sự ổn định và kiểm soát, chứ không phải tự do và dân chủ, và nó đang phải tìm cách hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng chọn cái sau thay vì cái trước.

Vì vậy, Bắc Kinh thấy mình bị ràng buộc bởi ý thức về vận mệnh lịch sử đối với một lãnh thổ mà nó phần lớn là có một đối lập ý thức hệ sâu sắc.

Và sự căng thẳng này chắc chắn đã được những nơi khác trong khu vực để ý, đặc biệt là ở Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng trải nghiệm của Hong Kong về một quốc gia, hai chế độ cho thấy rằng chủ nghĩa độc đoán và dân chủ không thể cùng tồn tại.

Đề cập đến viễn cảnh về một công thức tương tự được đưa ra ở Đài Loan, bà đã đăng dòng tweet bằng tiếng Trung Quốc, cụm từ bu ke neng có nghĩa là – "Không đời nào".

J.S.

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-50798543

This entry was posted in Hong Kong, Nhu cầu Tự do Dân chủ. Bookmark the permalink.