Vũ Kim Hạnh
Không tin được dù đó là sự thật. Thiếu tướng Lê Văn Cương đang phân thây Trung Quốc cho bà con sáng mắt sáng lòng: "Từng lỗ chân lông của Đặng Tiểu Bình thấm máu người Việt Nam".
Tập Cận Bình! Hãy cởi mặt nạ ra!
Sáng nay tôi đọc được một kết quả nghiên cứu đáng quan tâm. Ngày 30/9/2019, Trung tâm nghiên cứu Pew Research Center của Hoa Kỳ đã công bố kết quả cuộc khảo sát dư luận thế giới “Global Attitudes Survey” với người dân 32 nước, thực hiện trong 4 tháng, vừa xong ngày 29/08, về quan điểm của họ đối với Trung Quốc, cho thấy tỷ lệ người thiếu thiện cảm với Trung Quốc gia tăng đáng kể, đặc biệt là tại các nước gần TQ nhất.
Nhìn chung vẫn có bình quân 41% cư dân thuộc 32 nước trên thế giới có quan điểm tích cực về Trung Quốc, so với 37% có cái nhìn tiêu cực. Nhưng đi vào chi tiết thì tâm lý ghét và ngán ngại Trung Quốc đang càng lúc càng gia tăng: 60% người được hỏi tại Mỹ, và 67% tại Canada coi Trung Quốc là đất nước “không được ưa thích”, một kết quả xấu nhất đối với Trung Quốc từ năm 2007 đến nay. Ở Tây Âu thì 70% người được hỏi tại Thụy Điển, và 53% tại Tây Ban Nha không thích TQ.
Các nước láng giềng thì tỉ lệ dân không thích họ càng nặng nề hơn. Năm nay khảo sát 5 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và nước Úc thì tỉ lệ không thích cao nhất là ở Nhật Bản với 85%, rồi đến Hàn Quốc 63%, Úc 57%, Philippines 54%.
Hồng Kông vẫn nóng hầm hập. Ngày 4/10, chuẩn bị đối phó ngày biểu tình “thường xuyên” là thứ bảy cuối tuần, bà Carrie Lam đã sử dụng một luật khẩn cấp có từ thời thực dân để cấm người biểu tình đeo mặt nạ.
Cũng cùng ngày, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói tại họp báo là bà ta nên từ chức, sau nhiều tháng biểu tình kéo dài, bởi “là đặc khu trưởng, bà ta phải phục tùng chủ nhân (tức người dân) và đồng thời phải hỏi lương tâm mình. Lương tâm bà ấy biết dân đúng khi bác bỏ luật dẫn độ…”
Trên twitter, có những câu chuyện cảm động. Những dòng chữ viết sẵn trên nón bảo hiểm của một nhân viên y tế khi anh len lỏi vào đám đông biểu tỉnh để ứng cứu người bị thương (và biết là khi cảnh sát nhắm bắn thì cũng chẳng tha cho mình). "Đừng cố gắng cứu sống tôi nếu vết thương quá nặng và tôi không còn cử động. Di chúc viết tay để ở trong túi." Và : "Tổ chức thu hồi cơ quan nội tạng. Không tiền sử dị ứng thuốc. Không tôn giáo (không cần các nghi thức)". Vậy đó, xuống đường cứu người với một bản di chúc viết tay để sẵn trong túi. Và nói rõ luôn, tự nguyện hiến dâng các cơ quan nội tạng nếu không may tử thương.
Còn đây là câu chuyện thường nghe của một cổ động viên khác cũng hết lòng “đoàn kết”, ủng hộ biểu tình. Mandy là 1 chủ quán bar có tiếng. Ông vui vẻ kể chuyện. Tháng 7 vừa qua, lúc đang có biểu tình, nhiều bạn trẻ bị đàn áp bằng lựu đạn cay và bị kẹt lại không thể về nhà được. Tôi kêu họ vô quán ẩn náu, chắc tại vậy tôi bị xếp loại "ủng hộ biểu tình". Nghĩ xem chúng tôi còn có chọn lựa nào? Lúc này, nói mình là «trung lập» thì đó cũng là lập trường nhằm tránh phiền phức. Nhưng bây giờ gắn với phong trào, tôi biết chắc: nếu tôi bị phe thân Bắc Kinh tấn công, tôi lấy app ra, thậm chí nhờ người qua đường, chỉ trong 5 phút, sẽ có nhiều người đến ứng cứu tôi.
Nhiều người Hoa đại lục qua HK làm việc cũng ủng hô biểu tình. Nhưng…người TQ lục địa thì sao?…
Tờ New York Times cuối tuần có 1 bài phân tích dài thú vị về “vì sao người TQ phản đối HK biểu tình”. Bạn hãy đọc và tự ngẫm….
“…Nền kinh tế của Hồng Kông sẽ trở nên tồi tệ sau tất cả các cuộc đình công. Không thể nào hiểu nổi khi họ cứ làm điều không có lợi cho họ. Nhiều người Trung hoa lục địa bất bình chuyện “bạo loạn” ở HK như vậy.
Họ chỉ đọc những tin tức mà các nhà kiểm duyệt Bắc Kinh cho họ xem. Trong số những người Trung Quốc có học thức, có đi du lịch thế giới và có sử dụng internet toàn cầu, một số lượng lớn tin rằng những người biểu tình HK đang phí phạm thời gian, sức lực cho chuyện không đâu, lại còn tự hủy hoại sự giàu có thịnh vượng của mình.
Đánh giá này cho thấy một quan điểm chính thống và một đường lối cứng rắn của Trung Quốc chống lại Hồng Kông là vượt ra ngoài tuyên truyền. Nó cho thấy một cách nhìn của người TQ về đất nước họ. Và nó phản ánh niềm tin sâu xa vào sự thành công của “Mô hình Trung Quốc”: tăng trưởng kinh tế trả bằng chi phí là quyền cá nhân. Nhà nước TQ từ lâu đã thúc đẩy người dân Trung Quốc nhìn thế giới qua lăng kính lợi ích kinh tế, và có vẻ quan điểm này đã bắt rễ vững chắc.
Tự do không thể lấp đầy dạ dày. Các quyền cá nhân – kiểu của người dân Hồng Kông, thách thức chính phủ trên báo chí, tại tòa án và trên đường phố – sẽ dẫn đến sự hỗn loạn ở Trung Quốc, ắt mang lại nghèo đói. Muốn sung sướng đủ đầy vật chất, muốn thế giới kính nể, phải giảm quyền cá nhân và tăng sự kiểm soát xã hội.
Chỉ được phép đọc thông tin đã kiểm soát, nghĩ và hành động theo đúng những gì được phép để có điểm tín nhiệm xã hội cao, nhiều người dân TQ không hiểu nổi ý nghĩa của cuộc chiến người HK đòi tự do, độc lập và quyền sống của con người. Họ chỉ nhìn thấy đó là những kẻ …ly khai vô ơn, những kẻ gây rối.
Còn cả thế giới thì thấy khác. Như người Việt Nam thì đang thấy quá rõ. Tự xưng yêu hòa bình mà luôn bắt nạt, cướp bóc, chiếm đoạt biển trời, đất đai và cá nguồn lực, sự sống của các dân tộc khác, đó là dối trá. Họ phải lột cái mặt nạ "Yêu hòa bình" đó xuống.
Ảnh: 1. NV cứu thương tình nguyện ghi sẵn lời "trối" trên nón. 2. Người HK biểu tình mừng quốc khánh TQ bằng quan tài ngày 1/10. 3. Biểu tình ngày 4/10, sau lệnh cấm che mặt. 4. Thiếu nữ HK biểu tình bày tỏ cám ơn thế giới. 5. TN Taiwan biểu tình ủng hộ HK.
V.K.H.
Nguồn: FB Vũ Kim Hạnh
______
Cư dân các nước láng giềng ngày càng ghét Trung Quốc
Đăng ngày 04-10-2019 Sửa đổi ngày 04-10-2019 17:45
Pháo hoa tại Quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc, nhân ngày Quốc Khánh 01/10/2019.REUTERS/Jason Lee
Vào lúc Bắc Kinh rầm rộ phô trương thanh thế nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một cuộc khảo sát quan điểm về Trung Quốc của người dân thuộc 32 quốc gia, công bố hôm 30/09/2019 cho thấy tỷ lệ người thiếu thiện cảm với Trung Quốc gia tăng đáng kể, đặc biệt là tại các láng giềng ở châu Á, từ Nhật Bản cho đến Indonesia.
Theo kết quả cuộc khảo sát dư luận thế giới mới nhất Global Attitudes Survey, do trung tâm nghiên cứu Mỹ có uy tín Pew Research Center thực hiện từ ngày 13/05 cho đến ngày 29/08 vừa qua, nhìn chung vẫn có bình quân 41% cư dân thuộc 32 nước trên thế giới có quan điểm tích cực về Trung Quốc, so với 37% có cái nhìn tiêu cực.
Tuy nhiên, nếu đi vào chi tiết, có thể thấy là tâm lý ghét Trung Quốc đang càng lúc càng gia tăng tại các nước, khi so sánh với những kết quả thăm dò trong những năm trước đây. Theo cuộc thăm dò vừa công bố, hiện có đến 60% người được hỏi tại Mỹ, và 67% tại Canada coi Trung Quốc là đất nước “không được ưa thích”, một kết quả xấu nhất đối với Trung Quốc từ năm 2007 đến nay.
Tâm lý chung của người dân Tây Âu cũng rất tiêu cực đối với Trung Quốc, với tỷ lệ không có thiện cảm lên đến 70% tại Thụy Điển, hay 53% tại Tây Ban Nha. So với năm ngoái 2018, thiện cảm đối với Trung Quốc đã giảm mạnh ở Thụy Điển với tỷ lệ -17%, cũng như tại Anh Quốc, hay Hà Lan, -11%. Chỉ có tại Hy Lạp và Ý thì số người thích Trung Quốc có đông hơn một chút.
Điều đáng ghi nhận nhất có lẽ là việc Trung Quốc không hề được các láng giềng ưu ái chút nào. Bản khảo sát của Pew Research Center đã tập trung tại năm nước vùng châu Á Thái Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, ở Đông Bắc Á, Philippines, Indonesia ở Đông Nam Á, và Úc ở châu Đại Dương.
ADVERTISING
Tại hầu như toàn bộ 5 quốc gia này, đa số người được hỏi đều xác nhận là họ không thích Trung Quốc, cao nhất là Nhật Bản với 85%, kế đến là Hàn Quốc, 63%, Úc 57%, Philippines 54%.
Riêng Indonesia thì không rõ ràng, với tỷ lệ người yêu và người ghét ngang nhau là 36%, nhưng tỷ lệ người thích Trung Quốc từ năm ngoái đến năm nay đã giảm 17%.
Một điểm đáng chú ý trong bản khảo sát của Pew Research Center, là đà tăng của tỷ lệ người ghét Trung Quốc tương ứng với đà tụt giảm của tỷ lệ người thích. Khi đối chiếu với tất cả các cuộc thăm dò từ trước đến nay, thì tỷ lệ người có thiện cảm với Trung Quốc tại tất cả 5 nước láng giềng của Trung Quốc đã giảm xuống mức kỷ lục, hay gần như là kỷ lục trong năm nay.
Tại Philippines, từ 63% người thích năm 2002, tỷ lệ này hiện chỉ còn là 42%. Cũng trong hai thời điểm 2002-2019, tỷ lệ người thích Trung Quốc ở Úc giảm từ 52% xuống 36%, tại Indonesia, từ 73% xuống 36%, tại Hàn Quốc từ 66% xuống 34%, và tệ hại nhất là tại Nhật Bản, từ 55% xuống còn vỏn vẹn 14% trong năm nay.
Theo giới quan sát, nếu tại châu Mỹ và châu Âu, những hành vị bị tố cáo là không hay của Trung Quốc bị vạch trần trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra là một trong những lý do khiến người dân mất đi thiện cảm với Trung Quốc, thì tại châu Á, các hành vi bức hiếp láng giềng đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc là nguyên do khiến người dân các nước không còn thích Trung Quốc.
Năm 2014, Việt Nam đứng đầu thế giới về quan điểm ghét Trung Quốc
Việt Nam không nằm trong danh sách các nước châu Á được Pew Research Center khảo sát trong bản Global Attitudes Survey 2019. Nhưng vào năm 2014, trong một bản thăm dò ý kiến tại ở 44 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thì Việt Nam đứng đầu danh sách về thái độ thiếu thiện cảm đối với Trung Quốc.
Có đến 78% người được hỏi cho biết là không thích Trung Quốc, một tỷ lệ chỉ thua có Nhật Bản với 91% người ghét Trung Quốc, nhưng hơn xa Philippines, chỉ có 58% không có thiện cảm với Trung Quốc.
Về câu hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất, 74% người Việt Nam đã trả lời rằng đó là Trung Quốc, một tỷ lệ cao hơn người Nhật (68%) hay người Philippines (58%) cũng xem Trung Quốc là kẻ nguy hiểm.
Tâm lý ghét Trung Quốc của người Việt Nam ngày nay có lẽ vẫn không thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh từ năm 2014 đến nay, các hành vi bức hiếp Việt Nam của Trung Quốc chỉ có tăng chứ không hề giảm.
T.N.