Giáo dục ở Việt Nam chỉ nhằm đào tạo cán bộ cho đảng cộng sản

Thảo Vy

Nhân Quốc hội đang bàn về Dự thảo Luật Giáo dục, xin đặt vấn đề "Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,

khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng" (Luật Giáo dục 2005, khoản 1 điều 3).

Đồng bào là tín đồ các tôn giáo có được hưởng nền giáo dục Việt Nam không?

Nếu có thì họ buộc phải "lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng", tức là nhà nước buộc họ phải từ bỏ niềm tin tôn giáo của mình, hoặc nhà nước muốn tạo ra một thứ cốc tai Công giáo + Chủ nghĩa xã hội, Tin Lành + Chủ nghĩa xã hội, Cao Đài + Chủ nghĩa xã hội, Hòa Hảo + Chủ nghĩa xã hội, v.v.

Những người biên soạn ra Luật Giáo dục này chắc được khuyến khích bởi sự kiện nhà nước thành công trong việc cài đặt mấy chữ "Chủ nghĩa xã hội" vào phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bên cạnh "Đạo pháp" và "Dân tộc".

Cần nhớ rằng phương châm của Giáo hội Phật giáo chỉ là của một tổ chức tôn giáo, chứ không phải của chính tôn giáo. Tuy thế, nó đã đủ phá nát Phật giáo.

Hoàng Dũng

Ngày 31-5, trước tuyên bố ‘nhận trách nhiệm’ của bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ở nghị trường Quốc hội, nhưng không nêu rõ ‘nhận xong thì thế nào’, thầy Trần Chút, cựu chủ tịch Hội Ngôn ngữ học (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM), đặt vấn đề, phải chăng đây là hệ lụy tất yếu của nền giáo dục Việt Nam vốn chỉ nhằm đào tạo cán bộ cho đảng cộng sản?


https://1.bp.blogspot.com/-j4nS6V6Us0o/XPKyn91fgfI/AAAAAAAACVM/MtG2KCt1jaYZY-rJ5A3zHO8NAVUoyeBMgCLcBGAs/s640/2428125-15325122163881783509517.jpg

Với một nền giáo dục ‘vì đảng’ đến như vậy, chỉ xét từ năm 2004 đến nay, gần như tất cả những lần bộ trưởng rời khỏi chức vụ đều là do Quốc hội phê chuẩn đề nghị từ Thủ tướng với xuất phát điểm từ yêu cầu cụ thể của Bộ Chính trị; kể cả trường hợp gần đây của ông Trương Minh Tuấn. Chỉ có số ít trường hợp Quốc hội (hoặc cơ quan thuộc Quốc hội) chủ động xoá bỏ tư cách của một người do mình bầu. Đó là khi Quốc hội xoá bỏ tư cách nguyên bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng và ông Nguyễn Bắc Son (do Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm). Và cũng xuất phát từ chỉ đạo mang tính bắt buộc từ Bộ Chính trị.

Lần thứ hai là khi Quốc hội chủ động miễn nhiệm… các đời chủ tịch nước để dọn đường cho chủ tịch nước mới lên. Ông Trương Tấn Sang được miễn nhiệm khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị miễn nhiệm để ông Trần Đại Quang lên thay. Bãi nhiệm thì chưa xảy ra.

Luật sư Phạm Công Út, diễn giải thêm câu chuyện của nền giáo dục ‘vì đảng’: “Vụ việc ở Sơn La, Lào Cai… phải do thường trực tỉnh uỷ chỉ đạo, UBND tỉnh triển khai. Có lẽ cấp dưới họ vẫn chờ ý kiến chỉ đạo đấy thôi. Kiểm điểm rút kinh nghiệm. Thanh tra xử lý kỷ luật. Khởi tố vụ án. Đình chỉ chức vụ từ trưởng ban chỉ đạo kỳ thi cấp tỉnh, giám đốc sở, thư ký hội đồng thi, giám khảo, chuyên viên… Cuối cùng là ban nội chính tỉnh uỷ có đề nghị xử lý với các phụ huynh hay không”. Nhận thức tới đâu ý kiến tới đâu đều có thường trực cân nhắc. Cấp thi hành chờ cho ý kiến chỉ đạo.

Tất nhiên là với tư cách người đứng đầu ngành giáo dục, ông Nhạ có thể phải có công văn yêu cầu điều tra, xác định phạm vi xử lý, đề nghị đại biểu quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội cùng vào cuộc giám sát, kêu nài phó thủ tướng, thủ tướng chỉ đạo, đề nghị ban nội chính trung ương, ban chỉ đạo chống tham nhũng, ban bí thư, tổng bí thư đưa vào chương trình trọng điểm phòng chống tham nhũng…

Tất nhiên, ông Nhạ tin tưởng tổng bí thư chưa chỉ đạo hẳn còn cân nhắc chuyện gì đó. Chứ tổng bí thư đã chỉ đạo thì cũng chưa tới phiên ông Nhạ có việc…”.

Như vậy, liệu trách nhiệm của người đứng đầu đảng cộng sản sẽ được quy kết thế nào, và liệu có ai dám đứng ra kêu gọi ông Nguyễn Phú Trọng hãy tự trọng từ chức, giống như làn sóng yêu cầu bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ở hiện nay?

T.V.

VNTB gửi BVN

This entry was posted in Giáo dục. Bookmark the permalink.