Hãy cho Trump một cơ hội về Bắc Hàn

Daniel DePetris

Mai Hưng dịch 

Với mỗi ngày trôi qua, thế giới lại càng gần hơn với hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội, Việt Nam, điều này sẽ xác định xem liệu tám tháng ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên có thành công hay không.

https://4.bp.blogspot.com/-LoF2epvqFMk/XHUJaL-QDgI/AAAAAAAAA38/jNJqFlOcSZYOUBkdbHrX7g9Xvehl4SauACLcBGAs/s640/Unknown.jpeg

Nếu cuộc gặp Donald Trump-Kim Jong-un đầu tiên ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái là một nỗ lực phá băng và thiết lập mối quan hệ cá nhân, thì phần tiếp theo tại Việt Nam tuần này sẽ là cơ hội cho cả hai người sử dụng mối quan hệ mới của họ để thực hiện một điều kỳ diệu: một tình trạng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn.

Đó là một phiên bản lạc quan. Còn phiên bản bi quan – và phổ biến hơn nhiều của câu chuyện là hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sẽ hoàn toàn lãng phí thời gian, đầy những bức ảnh vô nghĩa, cử chỉ trống rỗng và những cuộc chuyện trò màu hồng không có chất thực tế kèm theo. Washington, DC, một thị trấn đầy ắp những con diều hâu đối với Bắc Hàn từ các tổ chức, cả tả và hữu, đều cho rằng cuộc gặp đã gần như một thất bại.

Sự khôn ngoan thông thường sẽ diễn tiến như thế này: Kim Jong-un không phải là một cái gì khác hơn là một sự lặp lại có hiểu biết về công nghệ của người cha và ông nội của ông ấy (a technologically-literate iteration of his father and grandfather). Kim Jong-un là một kẻ xảo quyệt và đầy mánh khóe (He is crafty and manipulative) và đã quyết định sử dụng sức hấp dẫn của hoạt động ngoại giao trong 12 tháng qua như một công cụ để xoa dịu các yêu cầu của Washington về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, ngay lập tức và kiểm chứng được mà không thực sự có ý định từ bỏ các khả năng đó. Trump, với mong muốn thuyết phục mọi người bằng một thành công của chính sách đối ngoại để đánh lạc hướng khỏi các vấn đề pháp lý và chính trị tại quê nhà, sẽ đảo xáo, sẽ chơi xấu khi ông ta ngồi vào bàn với nhà lãnh đạo Bắc Hàn (Trump will be played like a fiddle when he sits down with the North Korean leader). Và hội nghị thượng đỉnh Việt Nam, giống như hội nghị ở Singapore, tất cả sẽ chỉ là những hiện tượng quang học và sẽ không có một kết quả nào.

Ngay cả đến các trợ lý an ninh quốc gia của chính Trump cũng nghi ngờ khả năng đàm phán của Tổng thống. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton chưa bao giờ ủng hộ các cuộc đàm phán với Triều Tiên và thường nhìn nhận bất kỳ một sự nhượng bộ nào từ phía Hoa Kỳ đều là một sự cầu hòa giống như của Neville Chamberlain (“as Neville Chamberlain-like appeasement”. Neville Chamberlain, 1869 – 1940, Thủ tướng Anh từ 1937 đến 1940, được biết đến với chính sách ngoại giao cầu hòa với Đức quốc xã – người dịch). Ngoại trưởng Mike Pompeo, người đã gặp gỡ các quan chức cấp cao của Triều Tiên tại Bình Nhưỡng, Washington và New York trong gần một năm, lo ngại ra mặt rằng ông chủ của mình sẽ bị ông Kim qua mặt và cho trượt vỏ chuối (is reportedly worried that his boss will get outplayed and “outmaneuvered” by Kim). Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, vốn được đào tạo để trở nên hoài nghi và thận trọng đối với bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến Triều Tiên, không thấy có nhiều bằng chứng cho thấy rằng Bình Nhưỡng quan tâm đến việc xử lý vấn đề này. Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats khi ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện hồi tháng trước đã nói rằng “hiện chúng tôi đánh giá rằng Bắc Hàn sẽ tìm cách duy trì các năng lực vũ khí giết người hàng loạt của mình và khó có thể từ bỏ hoàn toàn khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân vì các nhà lãnh đạo Bắc Hàn trước sau đều nhìn nhận các vũ khí hạt nhân là điều quan trọng đối với sự sống còn của chế độ (because its leaders ultimately view nuclear weapons as critical to regime survival)”.

Các quân bài đều được đảo xáo để nhằm triệt hạ đối tác (The decks are stacked against success), một sản phẩm phụ của hai mươi lăm năm của nền ngoại giao một lần (a byproduct of twenty-five years of one-and-off diplomacy) với Bình Nhưỡng dường như không tạo ra được gì nhiều ngoài những căng thẳng “xưa như diễm” và những cảm giác tồi tệ.

Một sự khôn ngoan thông thường thì tỏ ra thận trọng. Sự bi quan trường cửu vốn vẫn ám ảnh Washington không hẳn đã là sai. Rốt cuộc, đây là Bắc Hàn. Sẽ không có gì trơn tru. Sẽ là một sự thương lượng căng thẳng tại bàn và một số trận đấu ầm ĩ giữa các nhà đàm phán Hoa Kỳ và Bắc Hàn. Có khả năng cao là một số phiên đàm phán sẽ bị đình chỉ trong sức nóng của thời điểm hoặc nếu các quan điểm trở nên không thể dung hòa được. Chế độ Kim sẽ yêu cầu sự tôn trọng và có đi có lại tại mỗi bước đi của quy trình này. Nếu Washington bắt đầu ra lệnh cho Bắc Hàn hoặc yêu cầu nhượng bộ trước để chứng minh sự chân thành của họ, thì Bắc Hàn sẽ trở nên thất vọng và bắt đầu chống lại chính mình. Như nhà cựu đàm phán Hoa Kỳ và quan chức tình báo cấp cao của Bộ Ngoại giao Robert Carlin đã nhận xét “đối với Bắc Hàn, những điều kiện tiên quyết là một sự bắt nạt, dường như đưa họ vào vòng trói buộc ngay trước khi cuộc đàm phán bắt đầu”. Điều kiện tiên quyết duy nhất mà Bình Nhưỡng sẽ chấp nhận là rằng sẽ không có một điều kiện tiên quyết nào cả, chấm hết (is that there will be no preconditions, period).

Nhưng Tổng thống Trump và đặc phái viên của ông, Stephen Biegun, xứng đáng có được một khoảng thời gian và không gian để đàm phán với đối thủ cứng rắn nhất này của Hoa Kỳ. Những người mong đợi những nhượng bộ hạt nhân lớn từ Bắc Hàn hoặc cho toàn bộ quá trình này sẽ đi đến một kết cục thành công chỉ sau một vài cuộc họp cấp cao đều là những người đang hành hoạt trong thế giới của riêng họ hoặc đang cố tình hy vọng cho ngoại giao thất bại. Rất có thể Hà Nội là một con người đần đụt (It could very well be that Hanoi is a dud), con tàu phi hạt nhân hóa đã rời bến, và bản tuyên bố hòa bình mà mọi người đang nói đến đã bị trì hoãn để cho ngày hôm sau. Chúa Trời vẫn biết các cuộc đàm phán trước đây với chế độ Kim đã chết một cách chậm chắc và đau đớn.

Tuy nhiên, bất chấp lịch sử, cũng có khả năng hội nghị thượng đỉnh sẽ tạo ra một động lực cho các cuộc thảo luận căng thẳng hơn trong tương lai. Đối với tất cả các lỗi lầm của mình, Donald Trump rất mong muốn trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, người chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên và kiến tạo một nền hòa bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi những người tiền nhiệm của ông đặt không gian giữa họ và Bắc Hàn trong các cuộc đàm phán trong quá khứ, Trump đã chọn cách đi sâu vào đó. Đích thân Tổng thống đầu tư vào quá trình này, điều này cho thấy ông Trump đã đầu tư nhiều hơn vào một kết cục (được kỳ vọng là) thành công.

Sẽ có nhiều những than phiền, kêu ca, trách móc này nọ cả từ hai phía (tả và hữu) về việc liệu Trump có quá sẵn sàng để thực hiện một thỏa thuận với Kim hay không. Những người ở Washington, những người mà không thể vượt qua những trường hợp thông thường và không quen với điều gì khác ngoài những thất bại mang tính chính sách trong một phần tư thế kỷ qua, những người đó sẽ không hài lòng với bất kể những gì mà Trump có thể gặt hái được.

Cách đây 18 năm,  lần đầu tiên kể từ khi cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright bay đến Bình Nhưỡng để gặp Kim Jong-il, có một cơ hội – tuy là rất mong manh – đối với Hoa Kỳ và Bắc Hàn để thiết lập một mối quan hệ được xếp vào phạm trù không thuộc loại thù địch và đối thủ. Chúng ta nên để cho chính quyền Trump một khoảng tự do để chứng minh rằng nhiều người trong số chúng ta đã sai.

M.H.

* Daniel DePetris là thành viên của Tổ chức Ưu tiên Quốc phòng, một tổ chức chính sách đối ngoại tập trung vào việc thúc đẩy một chiến lược tổng thể thực tế để đảm bảo an ninh và thịnh vượng của Mỹ.

Nguồn bản gốc:  Give Trump a Chance on North Korea

VNTB gửi BVN

This entry was posted in Thượng đỉnh Trump - Kim. Bookmark the permalink.