Tại sao Triều Tiên không thể sao rập Việt Nam

Diên Vỹ lược dịch

VNTB – Trước hội nghị thượng đỉnh Kim-Trump, Cả Trum lẫn Pompeo đều ve vãn Triều Tiên rằng họ có thể mô phỏng cải cách thị trường của Việt Nam để trở thành “tên lửa kinh tế” và nhiều người cũng có cũng nhận định như vậy.

https://1.bp.blogspot.com/-el9PUCJKFG4/XHPvCyJujnI/AAAAAAAAA3g/lvVBdDGtZ9IZuDwiPFELxMUeKWzW_Z4fwCLcBGAs/s640/Kim-Jong-Un-expected-to-visit-industrial-sites-in-Vietnam-ahead-of-summit.jpg

Kim Jong Un chuẩn bị khởi hành đi Việt Nam

Nhưng hai quốc gia cộng sản này lại có nhiều sự khác biệt về chính trị, kinh tế nên để được như Trump nói là không thể.

Đây là mô hình không mới và phía Triều Tiên đã có các cuộc thảo luận trực tiếp với Việt Nam từ những năm 1990. Năm 2012 ông Kim đã gửi một phái đoàn đến Hà Nội để nghiên cứu kinh nghiệm cải cách Việt Nam và việc chuyển hướng sang chủ nghĩa xã hội định hướng thị trường

Những điểm tương đồng

Triều Tiên có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam đêm trước đổi mới. Ví dụ “ Chính phủ đàn áp nhất thế giới” mà Washington dành cho Việt Nam năm 1983 thì “danh hiệu” đó giờ được chuyển sang cho Bắc Hàn.

Cả hai đều ở thời điểm tương ứng về lịch sử cũng lạc hậu kinh tế. Năm 1984, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia nghèo nhất thế giới; thu nhập bình quân đầu người chỉ là 160 đô la Mỹ, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào thời điểm đó.

Lạm phát thường đạt gần 1.000%, trong khi xuất khẩu không đáng kể, mặc dù Liên Xô đã mua chúng với giá tăng cao. Hà Nội đã phụ thuộc vào nhập khẩu từ khối Xô Viết, và nợ công bị tê liệt. Việt Nam cũng phải chịu các lệnh trừng phạt do một số quốc gia phương Tây áp đặt.

Đối với các nhà kinh tế bên ngoài Bắc Triều Tiên – và có lẽ đối với hầu hết các chuyên gia bên trong cũng vậy – gần như không thể đánh giá chính xác tình trạng của nền kinh tế Triều Tiên.

Một ước tính gần đây của một nhóm nghiên cứu của người Bắc Triều Tiên làm việc tại ngân hàng trung ương Hàn Quốc, ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ vào năm 2017 ở mức 32,3 tỷ đô la.

Hà Nội đã phi quân sự hoá từ những năm 1980 vì Hà Nội không còn khả năng trả lương cho quân nhân và nhiều người quay sang tham gia buôn bán nhỏ, việc này đã cứu vãn Việt nam thoát khỏi nạn đói. Theo Bill Hayton, đây là điều Triều Tiên nên học hỏi Việt Nam vì Bình Nhưỡng hiện là một quốc gia quân sự.

Tuy nhiên những điểm khác biệt đáng kể làm cho Triều Tiên không dễ gì mô phỏng kinh nghiệm cải cách của Hà Nội được

Khác biệt về chính trị 

Triều Tiên hiện đang được yêu cầu từ bỏ kho vũ khí hạt nhân với phạm vi có thể nhắm vào các thành phố của Mỹ trong khi đó vào cuối những năm 1980, cộng đồng quốc tế chỉ đơn thuần yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi nước láng giềng Campuchia sau khi xâm chiếm đất nước này vào năm 1979.

Đảng Công nhân cầm quyền Triều Tiên ngày nay được xem là một triều đại độc tài hơn cả một Đảng Cộng sản thông thường nào khi mà Triều tiên đã được ba thế hệ trong gia đình Kim cai trị. Và do đó bất cứ ai từ bên ngoài gia đình Kim đều không có cơ hội sử dụng bất kỳ quyền lực chính trị quan trọng nào.

Trong khi đó, từ đầu năm 1986 Việt Nam có sáu lãnh đạo đảng khác nhau và cũng như nhiều Thủ tướng trong hệ thống độc đảng độc tài của Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn luôn đi theo cái gọi là “tập trung dân chủ” từ những năm 1970 khi Đảng thống nhất rằng 4 vị trí chính trị cao nhất không bao giờ được giao cho một người nắm giữ một lúc.

Quy định này chỉ bị huỷ đi vào năm ngoái khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch nước. Tuy nhiên, các lãnh đạo cao cấp bị giới hạn hai nhiệm kỳ, dự kiến sẽ rút lui sau đó khi họ trên 65 tuổi.

Như vậy, sự phân chia quyền lực này không chỉ thường xuyên làm trẻ hóa Đảng với các quan chức trẻ tuổi, mà còn đảm bảo không ai giành được quyền kiểm soát độc tài.

Một sự đổi mới chính trị như vậy là không tưởng ở Triều Tiên ngày nay vì “Tập trung dân chủ” của Việt Nam, gần như chắc chắn sẽ tiêu diệt Đảng Công nhân Triều Tiên của Kim, một nhà độc tài đơn độc lãnh đạo hàng đất nước chục năm.

Trong khi cả hai đảng cộng sản cầm quyền về cơ bản đã từ bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ gần đây. Nhưng Hà Nội chuyển từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, họ cũng ưu tiên cải thiện quan hệ quốc tế để tạo thuận lợi cho thương mại. Thêm bạn bớt thù là một phương châm được Đảng nghĩ ra từ đầu năm 1988. Bắc Triều Tiên tuy đã chính thức loại bỏ từ “chủ nghĩa cộng sản” ra khỏi hiến pháp năm 2009, nhưng thay vào đó là hệ tư tưởng “ưu tiên hàng đầu cho quân sự” của nhà lãnh đạo tối cao.

Ngoài ra hơn 90% người Việt Nam được hỏi ủng hộ thương mại tự do, tỷ lệ cao hơn đáng kể so với các quốc gia Đông Nam Á khác theo như khảo sát gần đây của FT Confingu Research, một dịch vụ nghiên cứu của Thời báo Tài chính – Financial Times.

Trong khi đó cộng sản ở Triều Tiên lại nhấn mạnh về sự thuần khiết chủng tộc Triều Tiên và đoàn kết chống Mỹ. Vì vậy để tạo ra ý kiến khác biệt, kể cả loại bỏ ý tưởng bài Mỹ sẽ rất khó khăn.

Khác biệt về lịch sử

Năm 1986, Chính phủ do Đảng Cộng sản Việt Nam có thể huênh hoang rằng chỉ trong 40 năm, họ đã đánh bại chủ nghĩa thực dân, thống nhất đất nước, chiến thắng các cuộc xâm lược nước ngoài, của cả Mỹ lẫn Trung Quốc, và thậm chí giải phóng nước láng giềng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Khả năng khoe khoang của Đảng Cộng sản về những thông tin quốc gia đó đã xoa dịu phần nào những bất ổn kinh tế sâu sắc của họ vào thời điểm đó.

So với Việt nam, Triều Tiên ngày nay đã thất bại trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-53 và đã không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột quân sự quan trọng nào kể từ khi bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt giữa Bắc và Nam. Trong khi đó kinh tế Triều Tiên là một trong những nền kinh tế lạc hậu nhất thế giới với những năm đói khát dai dẳng.

Những thiếu sót trong lịch sử của Triều Tiên có thể được bù đắp bằng vũ khí hạt nhân mà họ đã phát triển và khiêu khích Hoa Kỳ, nhưng phi hạt nhân hóa rõ ràng là cách duy nhất có thể bắt đầu đổi mới theo kiểu Việt Nam.

Khi Hà Nội bắt đầu cải cách thị trường tự do vào năm 1986 khi hầu hết các nước láng giềng đều lạc hậu về kinh tế, kể cả Trung Quốc. Điều đó làm cho họ dễ dàng để bắt kịp hơn.

Nếu Triều Tiên muốn lập thực hiện quá trình chuyển đổi kinh tế tương tự, họ sẽ bị Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc bao vây, các nền kinh tế lớn thứ hai, thứ ba và thứ 12 tương ứng, và theo một trật tự kinh tế toàn cầu tinh vi và chặt chẽ hơn nhiều.

Tuy nhiên để Triều Tiên có thể dễ dàng tái tạo kinh nghiệm cải cách Việt Nam, phần lớn phụ thuộc việc Bình Nhưỡng có tin rằng việc chuyển đổi kiểu như vậy là có thể hay không và kể cả khả năng thành công của hội nghị thượng đỉnh Kim-Trump này.

Nguồn: Why North Korea won’t be the next Vietnam

VNTB gửi BVN

This entry was posted in Thượng đỉnh Trump - Kim, Triều Tiên. Bookmark the permalink.