Việt Nam cởi mở về cuộc đụng độ trong quá khứ với Trung Quốc

Khánh Anh dịch

Mặc dù họ đúng khi cho rằng Việt Nam nên vượt qua quá khứ và hướng tới tương lai, nhưng các nhà lãnh đạo của Việt Nam giờ đây có thể nhận ra rằng việc bỏ qua hoặc che giấu lịch sử của đất nước – đặc biệt là một cuộc chiến lớn khi những ký ức vẫn còn sống động trong tâm trí của nhiều người Việt ngày nay là không khôn ngoan.

https://3.bp.blogspot.com/-lLGs2wP4pp4/XGz1qkM3GlI/AAAAAAAAAyM/vZthHQDPo6gHVE4Tdp7JgrXdSVyNa3iPQCLcBGAs/s640/ct-bic3aan-gie1bb9bi-1979.jpg

Các nhà kiểm duyệt Nhà nước Việt Nam đã thoải mái hơn một cách đáng chú ý đối về cuộc đụng độ trước đây với Trung Quốc vốn được coi là một chủ đề nhạy cảm mãi cho đến những năm gần đây.

Tháng trước, báo đài nhà nước đã đồng loạt nhắc lại Trận chiến Hoàng Sa tháng 1 năm 1974. Các tờ báo lớn như Thanh Niên, đã công khai nói rằng Trung Quốc sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa và từ đó đã sử dụng hàng loạt các chiến thuật bất hợp pháp nhằm chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Trong vài ngày qua, truyền thông nhà nước đã viết nhiều về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc, vốn từ lâu được coi là một chủ đề cấm kỵ.

Hầu hết các tờ báo và trang tin nổi tiếng, như Tuổi Trẻ, Thanh Niên và VietNamNet, đã đăng các bài có nội dung về cuộc xung đột và gọi đó là một cuộc chiến chính đáng của Việt Nam nhằm chống lại quân xâm lược Trung Quốc.

Vào ngày 13 tháng 2, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã công bố một ý kiến của một học giả tại Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng, khi gọi cuộc xâm lăng của Trung Quốc là vô nhân đạo, phi nhân văn và vô lương tâm.

Vào ngày hôm sau, đài phát thanh quốc gia đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Công Trực, cựu Chánh văn phòng Ủy ban Biên giới Chính phủ. Trong phần giới thiệu, VOV cho biết cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc Việt Nam là “một cuộc đấu tranh chống lại cuộc xâm lăng tàn khốc và bất công của Trung Quốc”.

Người phỏng vấn đã nhận xét đúng rằng người Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ tuổi, có quyền tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam nhưng trong một thời gian dài đã không có đủ thông tin. Ông Trực đồng ý với quan điểm này.

Trên thực tế, từ năm 1990 – khi hai đảng tổ chức hội nghị thượng đỉnh bí mật ở Thành Đô, Trung Quốc, dẫn đến việc tái chuẩn hóa quan hệ ngoại giao vào năm sau – cho đến nay, cuộc xung đột biên giới năm 1979 gần như bị bỏ qua. Cuộc chiến hiếm khi được nhắc đến trong sách giáo khoa môn lịch sử. Tại một hội nghị quốc gia để kỷ niệm 40 năm sự kiện tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 2, một số học giả Việt Nam đã nêu lên mối quan ngại về sự thiếu quan tâm đối với cuộc chiến.

Nhưng điều đó đã thay đổi trong năm nay. Tổng biên tập sách giáo khoa môn lịch sử đã cam kết tại Hội nghị, nơi thu hút các học giả từ khắp đất nước, rằng chiến tranh biên giới sẽ được dạy đúng đắn ở trường trong tương lai.

Thật vậy, trong ba thập kỷ qua, các phương tiện truyền thông và học viện nhà nước hiếm khi nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới rộng rãi, sống động và kịch liệt như vậy. Ở Việt Nam, một quốc gia bị kiểm duyệt chặt chẽ, tất cả những điều này chỉ có thể xảy ra với sự chấp thuận của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền (ĐCSVN).

Đánh giá về độ phủ sóng của truyền thông nhà nước, việc lên tiếng tại Hội nghị và nhiều hoạt động khác để đánh dấu sự kiện trong vài ngày qua, rõ ràng rằng Việt Nam – hay chính xác hơn là ĐCSVN – giờ đã cởi mở hơn rất nhiều về cuộc xung đột năm 1979. Đằng sau sự thay đổi về quan điểm này có nhiều lý do.

Một trong số đó là sự tàn bạo và hậu quả của cuộc giao tranh quân sự. Mặc dù chỉ kéo dài 27 ngày, nhưng sự tàn phá vô cùng to lớn. Con số thương vong vẫn còn chưa xác thực, vì Bắc Kinh hay Hà Nội chưa bao giờ công bố. Nhiều người ước tính rằng thương vong của Trung Quốc là từ 21.000 đến 63.000. Hàng chục ngàn người Việt Nam đã chết và bị thương, phần lớn là thường dân vì chiến tranh nổ ra đột ngột và chỉ diễn ra trên đất Việt.

Trận chiến biên giới đó cũng báo hiệu một thập kỷ thù địch giữa hai nước láng giềng, trong đó có một cuộc tấn công hải quân đơn phương vào năm 1988 dẫn đến sự hy sinh của gần 70 thủy thủ Việt Nam và Trung Quốc chiếm đóng một số đảo nhỏ và bãi đá ở Quần đảo Trường Sa.

Từ quan điểm của người Việt, như được các phương tiện truyền thông nhấn mạnh rằng với bất kỳ lý do gì mà Bắc Kinh sử dụng để biện minh cho hành động của mình, cuộc tấn công tàn bạo vào một đồng minh cộng sản và nước láng giềng nhỏ hơn là không thể chấp nhận được

Ngày 17 tháng 2 kỷ niệm 40 năm bắt đầu cuộc xung đột quân sự ngắn ngủi nhưng đầy chết chóc.

Mặc dù họ đúng khi cho rằng Việt Nam nên vượt qua quá khứ và hướng tới tương lai, nhưng các nhà lãnh đạo của Việt Nam giờ đây có thể nhận ra rằng việc bỏ qua hoặc che giấu lịch sử của đất nước – đặc biệt là một cuộc chiến lớn khi những ký ức vẫn còn sống động trong tâm trí của nhiều người Việt ngày nay là không khôn ngoan.

Vai trò những lãnh đạo đất nước trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm – Nhật Bản, Pháp và Mỹ – của Đảng vẫn là một nguồn quan trọng cho tính chính danh của Đảng.

Nguồn:Asia Times

VNTB gửi BVN

This entry was posted in 40 năm Chiến tranh biên giới, Quan hệ Việt - Trung. Bookmark the permalink.