Gạc Ma – Lê Đức Anh lệnh không bắn?

Phan Trí Đỉnh

Chi tiết Ng Văn Linh “không nói gì” rất đúng với tính cách ông ta: vô chính kiến, ba phải. Lê Đức Anh, là Bộ trưởng QP khi ấy, nhưng không lo đánh giặc, mà lo
móc nối đầu hàng giặc. Hai năm sau vụ thảm sát bộ đội ta ở Gạc Ma (và cũng mới 1 năm sau vụ đàn áp đẫm máu chà nát hàng nghìn sinh viên ở Thiên An Môn – Hè 1989), y lén lút gặp Đại sứ TQ tại Hà Nội là Trương Đức Duy để “dò đá qua sông” cho chuyến triều kiến ô nhục Thành Đô 9/1990, do hoảng sợ trước cơn bão dân chủ ở Đông Âu.

Để được TQ đồng ý gặp, Nguyễn Văn Linh đã phải nhờ cậy đến Hoàng Nhật Nam, con trai tên phản quốc lưu vong Hoàng Văn Hoan, cầu cạnh phía TQ.

Tại Thành Đô 1990, TQ trịch thượng nêu yêu sách tiên quyết: quan hệ Việt – Trung chỉ trở lại bình thường một khi VN loại Nguyễn Cơ Thạch khỏi Bộ Chính trị. Và VN đã tuân phục quá nhục nhã, đê hèn.

Một lũ khốn bán nước như Lê Chiêu Thống, hòng duy trì chế độ vua tập thể cùng đặc quyền đặc lợi ích kỷ và bẩn thỉu của chúng, trên sự trì trệ của đất nước, lầm than của nhân dân!

Võ Văn Tạo

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Bạn Đông Hà Trần chú ý nhé.

Sáng 28/7, tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của cụ Võ Văn Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương… và nhiều vị tiền bối khác.

Thảo luận nhiều vấn đề, nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gạc Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận.

Trước cuộc họp này, tôi đã nói chuyện nhiều với các cựu binh còn sống sót của Gạc Ma 1988. Tôi đã hỏi chuyện cụ Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Tham mưu phó, kiêm Trưởng phòng Tác chiến Quân chủng HQ giai đoạn đó.

Cuốn sách "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử" do AHLLVT Lê Mã Lương làm chủ biên, sau 4 năm thực hiện và xin cấp phép. Đây là cuốn sách đặc biệt, được First News do anh Nguyễn Văn Phước làm Giám đốc khởi xướng, để tri ân và kể lại câu chuyện ít được nhắc đến về 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì biển đảo Tổ quốc vào ngày 14-3-1988, trên bãi đá san hô Gạc Ma và lân cận, thuộc quần đảo Trường Sa.

Suốt 4 năm qua, cuốn sách thu hút 68 người tham gia biên soạn. Họ là các tướng lĩnh, nhà nghiên cứu sử học, nhà báo, cựu chiến binh Gạc Ma. Nhóm biên soạn đã tổ chức các cuộc phỏng vấn trực tiếp 22 người lính Gạc Ma còn sống sót và 9 cựu chiến binh Gạc Ma bị bắt vào ngày 14-3-1988, như Thượng úy Nguyễn Văn Chương, Trương Văn Hiền, Dương Văn Dũng, hồi ký viết tay của cựu binh Lê Hữu Thảo…
Cuốn sách cũng phải trải qua quá trình chỉnh sửa hàng trăm lần, với 48 lần biên tập, cập nhật, qua 14 nhà xuất bản, mới chính thức ra mắt bạn đọc. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử xuất bản Việt Nam, khi một hội đồng thẩm định cấp nhà nước phải được thành lập để thẩm định tác phẩm này. Và đây cũng là cuốn sách được báo chí trong và ngoài nước, cũng như mạng xã hội, đề cập và tranh luận nhiều nhất, trước khi được cấp phép…

Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý xuất bản cuốn sách này, cho rằng những người làm sách là trở cờ, là theo giặc, là nói xấu quân đội và nhân dân ta. Những ý kiến này cũng có sự tham gia của cả các tướng lĩnh quân đội, chứ không chỉ những người dân, người trẻ tuổi.

Tôi dài dòng một chút để các bạn nắm thêm chút thông tin, trước khi tôi kể về cuộc họp.

Mọi người đều đồng thuận rằng: sự thật đã bị bưng bít lâu quá. Người còn, người mất. Rồi nhiều thông tin không rõ ràng, nên mọi người loay hoay giữa sự hỗn độn đó. Nhưng nói chung là đã tố cáo tội ác của quân Trung Quốc dã man tàn sát bộ đội Hải quân ta.

Vấn đề không làm rõ được là mệnh lệnh “KHÔNG BẮN“ hay là “KHÔNG BẮN TRƯỚC", CÓ LỆNH KHÔNG? CÓ THÌ AI RA LỆNH???

Đó là khúc mắc của nhiều người, nhiều năm. Khi tôi hỏi thì Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nói rằng: "Bắn trước hay bắn sau, không quan trọng, mà là tinh thần giữ đảo của chiến sỹ ta là tuyệt vời. Bây giờ “ NHÉT “ (chữ cụ dùng) câu đó vào mồm thằng Lanh binh nhất 19 tuổi rồi trách cứ nhau". Cụ nói tiếp: Tôi gọi thằng Lanh về, hỏi “Họ phỏng vấn thì mày nói gì ?” Lanh, một con người như thất thần sống sót sau loạt nã pháo tàn bạo của quân Trung Quốc, thưa: "Dạ! Nói gì, con cũng không nhớ. Con cứ lựa theo họ hỏi là con nói”.
Cụ Lâm than: "Thôi chết rồi! Bọn nhà báo vô lương tâm. Nó vào phỏng vấn tôi, hỏi xiên xẹo. Tôi đuổi thẳng cổ. Tôi bảo cô nhà báo: Chị muốn viết gì theo ý chị thì viết chứ lừa tôi để viết theo ý chị thì mời chị ra khỏi nhà".

"Thực ra, ngày đó Quân chủng HQ không có kế hoạch tác chiến chống cướp đảo. Tàu tên lửa, tàu hộ vệ, tất cả nằm ở Cam Ranh, với mệnh lệnh cấm ra khơi. Và mấy con tàu vận tải nhằm Trường Sa chở theo vật liệu xây dựng. Mà cũng không ngờ TQ nó tàn bạo thế".

Chuyện tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to: “Tôi biết người ra lệnh KHÔNG BẮN", làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại, thì đó là ông Lê Đăng Doanh.

Tôi may mắn ngồi gần, nên quay sang nói: Bác kể xem nào.

Ông Doanh kể: "Hôm ấy tôi với vai trò là người giúp việc TBT Nguyễn văn Linh, ngồi ngay sau TBT nên tôi theo dõi hết.

Ông Nguyễn Cơ Thạch ĐẬP BÀN, NHƯ LÀ GẦM LÊN, RUNG CẢ CỬA KÍNH: "Ai ra lệnh KHÔNG BẮN?“, thì ông Lê Đức Anh trả lời: “TÔI“. Ông Thạch quay sang ông Linh, thì ông Linh ngồi im, không có ý kiến gì".

Có ai đó chen vào: "Họ đã chuẩn bị cho Thành đô 1990 từ lúc này".

Tôi nhắc lại là theo yêu cầu của vài người bạn thân thiết, tôi chỉ chép lại những gì tôi nghe được. Còn đúng sai là việc quá xa vời, tôi không khẳng định. Các bạn thấy xem được thì xem. Không hợp ý các bạn thì tôi nhận là kẻ chém gió bốc phét ba lăng nhăng. Các bạn biết tôi mà, tôi không trách gì các bạn.

Kèm một số ảnh chụp hôm đó, toàn người quen cả.

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

+5

P.T.D.

Nguồn: https://www.facebook.com/tao.vovan.1/posts/2211313332218204

2211313332218204

This entry was posted in Gạc Ma, Thảm sát Gạc Ma. Bookmark the permalink.