Tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, được wikipedia (1) giới thiệu nguyên văn như sau:
“Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai dài 264 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14.
Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng. Điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2, điểm cuối tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu (Trung Quốc).
Dự án này khởi công từ quý 3 năm 2008 và hoàn thành vào năm 2012. Theo thiết kế, đoạn Hà Nội-Yên Bái có 4 làn xe cho phép đạt vận tốc thiết kế tối thiểu 100 km/h; đoạn Yên Bái-Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối thiểu 80 km/h.
Việc xây dựng tuyến đường cao tốc này dự kiến tốn 1,216 tỷ dollar Mỹ trong đó có 896 triệu dollar là nguồn vay thương mại, 200 triệu dollar vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển châu Á và còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam huy động bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Dự án này dự kiến sẽ phải giải phóng hơn 19,96 km² diện tích mặt bằng và tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 30.000 hộ.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Mặt cắt ngang giai đoạn I đoạn Nội Bài-Yên Bái đi qua thành phố Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái gồm 4 làn xe, tốc độ thiết kế tối đa 100 km/giờ; đoạn Yên Bái-Lào Cai gồm 2 làn xe, tốc độ thiết kế tối đa 80 km/giờ./.”
Đường Cao tốc Hà Nội-Lào Cai trên maps.google.com
Ngày 19.3.2014, dẫn nguồn từ voatiengviet.com, Bauxite Việt Nam (http://boxitvn.blogspot.com/), trong bài viết “Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía Bắc?”, ở đoạn cuối, tác giả Lê Anh Hùng viết:
“Mặc dù là một dự án hết sức nhạy cảm về an ninh-quốc phòng nhưng một nhà thầu Trung Quốc vẫn được giao gói thầu A7 dài đến 27,7 km (18 cây cầu) trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với những tai tiếng cố hữu như việc “lập thôn, lập xóm” tại địa bàn dự án hay việc tự ý đưa cỏ lạ từ Trung Quốc sang trồng ở mái taluy dự án. Xin trích một đoạn trong bài “Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979” trên trang Wikipedia Tiếng Việt để quý vị có thể hình dung ra những hệ luỵ tai hại về an ninh – quốc phòng ở đây:
Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có “lực lượng thứ năm” gồm những người Việt gốc Hoa trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với “lực lượng thứ năm” này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.
Trung Quốc là bậc thầy trong việc lựa chọn thời cơ và khai thác điểm yếu của đối thủ. Vì vậy, người ta có đầy đủ lý do để tin rằng, một khi chiến sự với Trung Quốc nổ ra, Lào Cai chính là tử huyệt lớn nhất của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc./.”
Từ các thông tin nêu trên, việc đầu tư Đường cao tốc Hà Nội-Lao Cai, có thể thấy những hệ lụy mà nó mang lại, đó là:
1. Tỉnh Lào Cai đã có thống kê về số người Trung Quốc lấy vợ ở Lao Cai khi họ thực hiện gói thầu A7 nêu trên hay chưa? Trong khi công trình chậm tiến độ so với dự kiến đến nay đã là 2 năm (dự kiến hoàn thành năm 2012), và rất có thể còn chậm hơn nữa. Ở những vị trí xây cầu (18 cái) là rất đáng nghi ngờ. Việt Nam đã có rất nhiều bài học đau xót khi để Trung Quốc tập trung ở một vị trí quá lâu, như cách mà họ đã “làm đường”, nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình… ở miền Bắc trước đây.
2. Dễ thấy rằng, mục đích trước mắt của con đường này là để hàng hóa Trung Quốc xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết (hẳn) nền sản xuất của Việt Nam (thực tế hiện nay đã trả lời đúng như vậy rồi); Ngược lại, cũng là để vơ vét tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn… Ngoài ra, mục tiêu lâu dài chính là để “đoàn quân xâm lược” có thể tiến về Hà Nội một cách nhanh nhất.
3. Phần trích dẫn Vikipedia trên đây có nói rằng: “… trong đó có 896 triệu dollar là nguồn vay thương mại”, ở đây không nói là vay của nước nào. Không nghi ngờ gì nữa, đây là nguồn vay từ Trung Quốc. Nếu đúng như vậy, thì rõ ràng, lợi cho Việt Nam thì ít, mà lợi cho Trung Quốc thì nhiều.
4. Nhớ lại, năm 2012, giữa Việt Nam và Trung Quốc ký một hiệp ước, theo đó, xe khách, xe tải được chạy sâu vào lãnh thổ của nhau tới 1.300 km (3). Theo bài báo này thì:
“Năm 2011, khối lượng vận tải bằng đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị lên đến 1 triệu tấn hàng hóa và khoảng 726.000 khách đi qua biên giới hai nước. Khối lượng vận tải dự kiến sẽ tăng khi hiệp định vận tải đường bộ mới được thực hiện. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, số lượng giấy phép của năm 2013 sẽ được tăng lên tương ứng”.
Cùng với việc, Trung Quốc đã đưa người vào khắp nơi trên đất nước Việt Nam, thì tuyến đường Cao tốc Hà Nội-Lao Cai, như là một giải pháp mạnh để qua đó tăng nhanh sự hiện diện của Trung Quốc trên một số lĩnh vực: di dân và phân phối hàng hóa của Trung Quốc trên địa phận miền Bắc của Việt Nam.
5. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển, đặc biệt là về giao thông là điều dễ nhận thấy. Tuy nhiên, một khi xuất phát từ ý đồ của Trung Quốc thì lại là một vấn đề khác. Hy vọng, giới quân sự Việt Nam cũng biết “tương kế tựu kế” đối với tuyến đường Cao tốc Hà Nội-Lào Cai này.
19.3.2014
H. M.
Bài tham khảo:
(1) Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai
(2) Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía Bắc?
http://boxitvn.blogspot.com/2014/03/lao-cai-tu-huyet-cua-phong-tuyen-bien.html#more
(3) Xe khách, xe tải Việt – Trung được chạy sâu vào lãnh thổ của nhau
http://www.tinmoi.vn/xe-khach-xe-tai-viet-trung-duoc-chay-sau-vao-lanh-tho-cua-nhau-011018542.html
Tác giả gửi trực tiếp ch BVN.