Hội Địa lý quốc gia Mỹ phát ngôn về vụ bản đồ Hoàng Sa

Bản đồ châu Á do Hội Địa lý Mỹ ấn hành ghi chú quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Bản đồ châu Á do Hội Địa lý Mỹ ấn hành ghi chú quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và Việt Nam tuyên bố chủ quyền

“Trong tương lai, chúng tôi sẽ cung cấp các chỉ dẫn giải thích đầy đủ kèm theo những bản đồ khác được mô tả chi tiết như đã đề cập bên trên, thậm chí xóa bỏ những ghi chú sai lệch. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ đánh giá đúng tình hình thực tế trong các ấn bản bản đồ của chúng tôi”.

I. Nguyên văn lá thư phổ biến cho báo chí của NGS do anh Nguyễn Hùng cung cấp cho Bauxite Việt Nam:

PARACEL ISLANDS STATEMENT

In pursuit of a consistent and accurate Map Policy over the National Geographic Society’s 122-year history as a not-for-profit scientific and educational institution, we strive to be apolitical, to consult multiple authoritative sources, and to make independent decisions based on extensive research. We do not seek to resolve or take sides in recognized disputes regarding territory or names, but to pursue a de facto policy — that is, to portray for any reader or viewer to the best of our judgment the current reality of a situation.

With respect to the Paracel Islands (the traditional name), National Geographic has recognized that this archipelago has been occupied and administered by the Chinese government since 1974, and as a result, the Society recognizes the Chinese name Xisha Qundao as the primary name. This is consistent with our Map Policy. On our regional and other maps of sufficient scale, we specifically also recognize and designate the alternative Vietnamese name Hoàng Sa, and the traditional name Paracel Islands, and include a note indicating that while China occupies and administers the archipelago, Vietnam claims the archipelago as its own. We believe that is the current reality from everything we know.

We have recently received complaints about the particular depiction on our World Map, the scale of which makes it difficult to include detailed information about a small land mass such as the Paracel Islands. We have carefully reviewed the situation and recognize that simply denoting the archipelago with the Chinese name and the word “China” in parenthesis without further explanation can be misleading and misinterpreted. In the future, we will either provide the additional explanation that is included on our other maps as described above, or we will omit any designation. We hope this better clarifies the de facto situation that is described on our other maps in greater detail.

###
Contacts:
Cindy Beidel
National Geographic
202-862-5286
cbeidel@ngs.org


II. Bản chuyển ngữ đăng trên Bee.net:

Thông cáo báo chí trên trang web chính thức của Hội Địa lý Mỹ.

Thông cáo báo chí trên trang web chính thức của Hội Địa lý Mỹ.

Nhằm mục tiêu thực hiện Chính sách mô tả bản đồ (Map Policy) một cách chính xác và nhất quán theo lịch sử 122 năm của National Geographic Society với tư cách là một tổ chức giáo dục khoa học hoạt động phi lợi nhuận, chúng tôi nỗ lực tham khảo các nguồn thông tin chính thống, tin cậy và đa phương để đưa ra những kết quả nghiên cứu độc lập dựa trên nền tảng việc nghiên cứu toàn diện với tư cách một tổ chức phi chính trị.

Chúng tôi không có chủ đích tham gia hay giải quyết những tranh chấp liên quan đến vấn đề lãnh thổ hay tên gọi của các quốc gia khác mà tôn chỉ hành động của chúng tôi là đem đến cho độc giả và những người cần tra cứu bản đồ những đánh giá chất lượng nhất của chúng tôi về bản chất hiện tại của một vấn đề.

Đối với Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands – tên gọi truyền thống của quần đảo), National Geographic đã thừa nhận rằng quần đảo này (của Việt Nam – PV) đã bị quân đội Chính phủ Trung Quốc chiếm đóng và quản lý từ năm 1974. Chính vì lẽ đó National Geographic National Society đang thừa nhận tên địa danh theo ghi chú của Trung Quốc: Quần đảo Tây Sa (Xisha Qundao). Điều này về bản chất tuân thủ chính sách Mô tả bản đồ của chúng tôi.

Trong bản đồ khu vực và một số bản đồ có tỷ lệ đầy đủ, chúng tôi đặc biệt đã công nhận và ghi chú rõ ràng tên địa danh Hoàng Sa của Việt Nam và tên truyền thống Paracel Islands như từ trước đến nay vẫn sử dụng kèm theo ghi chú giải thích rằng: Trong khi Trung Quốc đang chiếm đóng và quản lý quần đảo phía Việt Nam đã tuyên bố quần đảo trên thuộc chủ quyền của họ. Chúng tôi tin rằng đây là thực tế mà chúng tôi đã tìm hiểu.

Bản đồ châu Á do Hội Địa lý Mỹ ấn hành ghi chú quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Bản đồ châu Á do Hội Địa lý Mỹ ấn hành ghi chú quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Gần đây chúng tôi đã nhận được rất nhiều lời phàn nàn và đề nghị liên quan đến những mô tả của chúng tôi trên World Map vì tỷ lệ của ấn bản này rất khó để chúng tôi có thể ghi chú những thông tin chi tiết về quần đảo gồm rất nhiều đảo nhỏ như trường hợp quần đảo Hoàng Sa này. Chúng tôi đã cân nhắc cẩn trọng tình hình và thừa nhận rằng National Geographic đã chỉ chú thích đơn giản duy nhất tên địa danh theo Trung Quốc và từ “Trung Quốc” trong ngoặc đơn mà thiếu hẳn những chú thích chi tiết dẫn đến hiện tượng hiểu lầm và cắt nghĩa sai.

Trong tương lai, chúng tôi sẽ cung cấp các chỉ dẫn giải thích đầy đủ kèm theo những bản đồ khác được mô tả chi tiết như đã đề cập bên trên, thậm chí xoá bỏ những ghi chú sai lệch. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ đánh giá đúng tình hình thực tế trong các ấn bản bản đồ của chúng tôi.

Bình Nguyên

(Theo National Geographic)

Nguồn: http://bee.net.vn/channel/1983/201003/Hoi-Dia-ly-My-phat-ngon-ve-vu-ban-do-Hoang-Sa-1745246/

This entry was posted in biên giới, Hoàng Sa and tagged , . Bookmark the permalink.