“Đã phá sản Vinashin theo kiểu Việt Nam”

Có mấy câu hỏi đặt ra cho ông Kiên:

Phá sản theo kiểu Việt Nam là gì?

Theo ông “Phá sản nhưng người lao động không bị đẩy ra ngoài, phá sản nhưng các khoản nợ của Vinashin với các Ngân hàng thương mại cổ phần vẫn được bảo đảm và Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm để đảm bảo”. Tại sao không thể trợ cấp để lao động của Vinashin tìm việc làm mới, sẽ ít tốn kém và hiệu quả hơn? Theo ông các khoản nợ vẫn được đảm bảo, xin hỏi ông ai sẽ trả nợ? Về bản chất nó vẫn thế, Vinashin có tiếp tục hoạt động hay không thì nhân dân vẫn là người trả nợ thôi (tiền thuế).

Ông cho rằng “Ở đây không có gì là khó xác định trách nhiệm! Tất cả đều cùng một Bố, tất cả đều do Nhà nước chủ sở hữu, 3 con cùng 1 bố cả, có phải đắn đo gì.” Vậy theo ông, trách nhiệm không khó để xác định thì bây giờ nó thuộc về ai? Nếu cả 3 đứa con đều “làm ẩu, làm loạn” thì quy trách nhiệm cho ai?
Nói tóm lại: Lý do để tái cơ cấu Vinashin là gì?

Thanhhoankt

Trả lời phỏng vấn của phóng viên VietnamNet, TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: thực chất Vinashin đã phá sản, chỉ có điều mình không tuyên bố mà thôi, và đây là một “hình thức phá sản đặc thù của Việt Nam“; cũng theo TS Nguyễn Đức Kiên thì: “Trong sách lý thuyết về kinh tế thị trường người ta nói phá sản là sự tàn phá sáng tạo, phá cái cũ đi để tạo ra cái mới phù hợp với quy luật kinh tế ở thời điểm đó, thì hiện nay mình đang làm”.

Như vậy, cử tri có thể hiểu: Việt Nam (không biết nên quy trách nhiệm cho ai là chủ thể của hành vi tàn phá này: Chính phủ, lãnh đạo Tập đoàn Vinashin hay quy trách nhiệm cho “cái thằng” cơ chế đây?) đang tàn phá một cách sáng tạo hay nói cách khác: đang sáng tạo ra cách tàn phá theo hình thức đặc thù Việt Nam?

Cử tri rất mong “Cụ Nghị” Nguyễn Đức Kiên chỉ giùm cụ thể hơn, còn chỉ chung chung thì lại phải sáng tạo ra cách tàn phá mới?! Bởi nếu cứ dăm lần phải sáng tạo ra cách tàn phá kiểu Vinashin thì có khi cả nước vác rá đi ăn mày…

Câu trả lời của TS Nguyễn Đức Kiên có nên được đưa vào “sách đỏ” của Quốc hội, cùng với câu chỉ số IQ về xây dựng đường sắt cao tốc của đại biểu Hà Nam; câu dọn đường dư luận để thông qua chủ trương khai thác bauxite Tây Nguyên của ông Trần Đình Đàn?

Hu…hu…hu…

Hai Xe Ôm

(VNR500) – TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng, thực chất Vinashin đã phá sản, chỉ có điều phá sản không tuyên bố, và đây là một “hình thức phá sản đặc thù của Việt Nam”.

Báo chí đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên về câu chuyện Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ (Vinashin) bên hành lang Quốc hội ngày 21/10.

Các đại biểu Quốc hội cũng có lỗi

– Trong quá trình tái cơ cấu, một số ý kiến cho rằng tại sao không tiến hành kiểm toán độc lập cho rành mạch thực hư tình hình của Vinashin trước khi bàn giao một phần khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines, nếu không sau này khó xác định trách nhiệm?

TS. Nguyễn Đức Kiên: Chuyện đó là bình thường, chúng ta tưởng tượng, nhà có 3 đứa con trong đó 1 đứa bị ốm, ông bố bảo 2 đứa con còn lại thằng nào có tiền thì phải bỏ vào đây để nó đi bệnh viện thay thận.

Đằng nào cũng phải cho em vay tiền để chữa bệnh cho em khỏi bệnh trước đã. Không lẽ hai đứa kia lại hỏi, bố ơi, nhỡ giờ con bỏ tiền 10 triệu cho em đi thay thận sau này em không trả được thì sao?!

Ở đây không có gì là khó xác định trách nhiệm! Tất cả đều cùng một Bố, tất cả đều do Nhà nước chủ sở hữu, 3 con cùng 1 bố cả, có phải đắn đo gì.

Còn việc kiểm định, kiểm toán thì có thể tiến hành sau.

"Chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin thì về mặt khoa học coi như chúng ta đã chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là mình tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi".

"Chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin thì về mặt khoa học coi như chúng ta đã chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là mình tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi".

– Ông đánh giá thế nào về Báo cáo của Chính phủ vừa gửi Quốc hội về chuyện Vinashin?

Tôi thấy báo cáo đã phản ánh đúng được sự việc xảy ra. Bây giờ mình hình dung khi dòng tiền đang đi như vậy, một là em ngăn nó lại, tiến hành bắt tất cả và lập một tổ mới, toàn bộ DN phá sản, toàn bộ nhân công bị đẩy ra, hình thành các khoản nợ xấu của ngân hàng.

Cách thứ hai là vẫn để dòng tiền tiếp tục chạy nhưng đặt nó dưới sự giám sát đặc biệt của Nhà nước, của các cơ quan chuyên môn. Và bây giờ chúng ta đang làm như thế.

Ở đây tôi nghĩ hai bên phải thông cảm với nhau. Và từng đại biểu Quốc hội phải thấy trách nhiệm của mình trong câu chuyện của Vinashin.

Vì trong báo cáo giám sát việc quản lý vốn của Tập đoàn năm 2009, để phục vụ cái đó thì tôi có viết một quyển sách về Tập đoàn kinh tế: Đổi mới và hoàn thiện. Trong đó đã nói rõ phải tiến hành cơ cấu lại và phải xây dựng Luật quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.

Vì vậy, nhiều đại biểu Quốc hội cũng có lỗi vì khi chúng tôi có báo cáo giám sát, chúng tôi đã đề nghị làm một Luật đó nhưng Quốc hội biểu quyết không làm, không thông qua, vậy thì Quốc hội cũng có phần lỗi chứ!

– Nhưng công luận băn khoăn về vấn đề trách nhiệm quản lý nhà nước?

Trách nhiệm quản lý nhà nước chúng ta đang làm, làm sao làm rõ trong một ngày được?

Khi đặt vấn đề chúng ta phải đặt một cách biện chứng, nó phải tôn trọng những quy luật khách quan của nền kinh tế và chúng ta phải tôn trọng cái thực tế con người với nhau.

Chứ không phải bây giờ chúng ta thích là chúng ta nói một cách vô bổ, như nói là phải bắt hết, nếu thế ai sẽ đi thu nợ?!

Việc chuyển một số khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines cũng không hẳn chỉ để giảm gắng nặng nợ. Nó cũng là một hình thức thực hiện chuyên môn hóa, Vinashin kinh doanh đa ngành, bây giờ phải quay trở lại với ngành chính của mình.

Tuy nhiên, chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin thì về mặt khoa học coi như chúng ta đã chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là mình tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi.

Không thể thành đống sắt vụn

– Vậy theo ông thì tại sao chúng ta không tuyên bố phá sản được?

Nếu tuyên bố phá sản thì không ai chịu trách nhiệm hoàn toàn về lỗ của doanh nghiệp ấy nữa cũng như bất cứ phát sinh nào khác xảy nữa. Nhưng ở đây, chúng ta tiến hành cho nó phá sản theo một hình thức đặc thù của Việt Nam.

Phá sản nhưng người lao động không bị đẩy ra ngoài, phá sản nhưng các khoản nợ của Vinashin với các Ngân hàng thương mại cổ phần vẫn được bảo đảm và Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm để đảm bảo.

Trong sách lý thuyết về kinh tế thị trường người ta nói là Phá sản là sự tàn phá sáng tạo, phá cái cũ đi để tạo ra cái mới phù hợp với quy luật kinh tế ở thời điểm đó, thì hiện nay mình đang làm.

Hiện nay, chúng ta đã thay Chủ tịch HĐQT, thay cả Giám đốc điều hành, rồi đang tiến hành kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, chúng ta xác định được lỗ, lãi từng khâu một.

Chúng ta sẽ kiếm toán lại, vấn đề là lỗ ở khâu nào, có thể những khâu đầu tiên nó không lỗ, nhưng các khâu sau, như chào giá bán bị lỗ?

Cũng cái tàu đó, bán năm 2007 thì được 27 triệu USD, nhưng bây giờ bán 13 triệu không ai mua, vì vậy không thể đổ lỗi hoàn toàn cho anh em Vinashin tại thế là ông lỗ 14 triệu.

Phải xác định trong cái lỗ như thế đâu là do khách quan, đâu là lỗi điều hành, đâu là lỗi cố ý thì chúng ta mới xác định để kỷ luật anh em chính xác được.

– Vậy ông nghĩ sao về phát biểu của Phó thủ tướng Nguyên Sinh Hùng từng nói nếu cho Vinashin phá sản thì chúng ta chỉ còn lại đống sắt vụn?

Đúng rồi, chúng ta nhìn lại năm 1990, khi cả một nước CH Dân chủ Đức sáp nhập lại với CH Liên Bang Đức có những nhà máy hóa chất bán chỉ có 1 Mác, chúng ta có thực hiện lại phương án ấy không? Lúc đó hàng nghìn công nhân bị đẩy ra hưởng lương thất nghiệp.

Chúng ta có thể làm thế được không? Không làm được!

Nguồn: http://vnr500.vn/2010-10-21-da-pha-san-vinashin-theo-kieu-viet-nam-

This entry was posted in kinh tế and tagged . Bookmark the permalink.