Category Archives: Sử Liệu

Bạch Đằng: một chiến trường xưa hiển lộ dần

Ngày nay, vùng đất gần địa điểm sông Bạch Đằng đổ vào vịnh Bắc Bộ và Hạ Long ở miền Bắc Việt Nam nom như một mảnh vá chằng chịt ruộng lúa, làng mạc và ao nuôi cá nhân tạo. Nhưng cách đây 700 năm, trước khi nhiều thế hệ nông dân đến thay đổi cảnh quan nơi này, đấy là một dải đầm lầy duyên hải trải ra hàng chục cây số vuông, một vùng đất ẩm ướt biến đổi không ngừng, nơi con sông trải hình nan quạt thành những dòng suối màu mỡ quanh co. Các đảo nhô lên khỏi mặt nước để rồi biến mất theo từng con nước thủy triều, các cồn cát nhường chỗ cho các cửa sông sâu, và cả các mô đất cao lẫn các kênh lạch mà thuyền bè có thể qua lại cũng thường biến đổi khó lường. Vùng này dân cư thưa thớt, nhưng sông Bạch Đằng lại là cửa ngõ để đi vào trung tâm quyền lực của Việt Nam [tên nước lúc bấy giờ là Đại Việt – dịch giả]. Nó là một phụ lưu của sông Hồng, một con sông bắt nguồn từ Hoa Nam và đổ xuống Vịnh Bắc Bộ. Đi ngược dòng sông Bạch Đằng khoảng hơn 110 cây số vào nội địa, một thương thuyền – hay một lực lượng hải quân xâm nhập – có thể tiến sát thành Thăng Long, kinh đô Nhà Trần của Việt Nam. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Bằng chứng lịch sử về danh tướng được Nguyễn Huệ giao ấn chỉ huy tiên phong trong trận Mậu Thân (1788)

Theo sử liệu, chỉ trong vòng 4 năm (từ 1786 đến 1789) Tây Sơn đã ba lần đánh ra Bắc Hà tiến phạm Thăng Long vào các năm: Bính Ngọ (1786), Mậu Thân (1788) và Kỷ Dậu (1789). Diễn biến của ba trận đánh trên đã được Hoàng Lê Nhất thống chí (HLNTC) thuật lại với đầy đủ chi tiết diễn biến trận mạc cùng tên các võ tướng Tây Sơn đã giúp Nguyễn Huệ và sau này là Quang Trung làm nên chiến thắng từng trận. Với chiến thắng Mậu Thân (1788), lần đầu tiên Tây Sơn đã xóa ranh giới ngăn cách Bắc-Nam, tạo thêm các nhân tố Thiên, Địa, Nhân cho Quang Trung-Nguyễn Huệ tổ chức chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lừng lẫy, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược đầu năm Kỷ Dậu (1789). Theo HLNTC, nguyên nhân xảy ra trận Mậu Thân là do Nguyễn Huệ phát hiện Nguyễn Hữu Chỉnh sau khi được Lê Chiêu Thống tin dùng giao binh quyền, “Chỉnh mưu đồ giành lại đất Nghệ An phản lại Tây Sơn” . Nguyễn Huệ đã sai Vũ Văn Nhậm điều quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long để “hỏi tội” Lê Chiêu Thống-Nguyễn Hữu Chĩnh. Nhậm lĩnh ấn Tiết chế xuất binh từ cuối mùa đông năm Đinh Mùi (1787), tháng giêng năm Mậu Thân (1788) quân Tây Sơn tiến phạm Thăng Long, cha con Chỉnh phò vua Lê chạy về Hải Dương. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 41)

Khi những diễn biến trọng đại vừa kể đang xảy ra tại Ba Lan thì hầu hết giới lãnh đạo Liên Xô lúc đó đang đi nghỉ mát.
Gorbachev đang nghỉ ở một biệt thự ven biển Foros vùng Crimea. Ông lo lắng về các vấn đề nội bộ nhiều hơn về những diễn biến ở nước ngoài, kể cả những diễn biến đầy kịch tính và có tính cách mạng như đang diễn ra tại Ba Lan. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

1975-2015: Có thể bạn chưa biết

Cuộc chiến Việt Nam, cũng được sử gia nước ngoài gọi là Cuộc chiến Đông Dương lần hai, thường được tính bắt đầu từ 1959 hay 1960 với các hoạt động du kích ở miền Nam Việt Nam và Lào, và kết thúc ngày 30/4/1975.
Đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh, BBC giới thiệu 10 dữ kiện quan trọng liên quan cuộc chiến Việt Nam và quan hệ Việt – Mỹ. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Đôi điều lạm bàn về lịch sử hiện đại Việt Nam từ sau Tháng 8 năm 1945

Nếu không có cuộc Cách mạng Tháng Tám (CMT8) thì rất có thể các đảng phái khác nhau, các thành phần khác nhau của dân tộc VN đã đoàn kết trên một mặt trận đối phó với Pháp. Hoàn cảnh đó, thực lực đó, Việt Nam có thể giành được độc lập mà không phải trả giá bằng cuộc chiến 9 năm. Nhà sử học và nhà hoạt động văn hóa chính trị đáng kính của Việt Nam, người từng nghiêng về ủng hộ cuộc kháng chiến 9 năm, ông Hoàng Xuân Hãn, nhớ lại: “Chiến tranh sở dĩ xảy ra vì bên ngoài ta không thuyết phục được Pháp tôn trọng chúng ta hơn, bên trong ta không dẫn dắt được dân chúng đấu tranh hòa bình”.
Dù sao cuộc chiến cũng đã nổ ra. Truyền thống chống ngoại xâm được hun đúc ngàn năm đã biến Việt Nam thành một chiến trường toàn diện. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Bản chụp công văn số 1832/BNG-ĐBA ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ Ngoại giao

Ngày 29/6/2014, trang mạng Diễn Đàn công bố công văn số 1832/BNG-ĐBA của Bộ Ngoại giao (xem ở đây). Để bảo vệ nguồn tin, Diễn Đàn buộc phải cắt một phần nội dung công văn. Điều đó khiến một số … Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Những văn kiện oan nghiệt

Có lẽ không có gì cay đắng hơn phải làm công dân của nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhất là trong những ngày này. Phải ngồi nhìn sự nhu nhược của lãnh đạo trước … Continue reading

Posted in Biển Đông, Sử Liệu | Leave a comment

Người đặt quá khứ cộng sản sau vạch đậm lịch sử

“Chúng ta có thể khác nhau, chúng ta có thể tranh cãi, nhưng chúng ta không thể căm thù nhau. Chúng ta không cần thiết đi tìm kẻ thù, mà sẵn sàng hợp tác với nhau trong công việc.” Tổng … Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Tướng Giáp, người anh hùng của độc lập Việt Nam, đã qua đời

Đạt đến 100 tuổi năm 2011, cơ thể rất yếu, đôi khi phải nhập bệnh viện, trên thực tế ông Giáp không xuất hiện nữa. Thời gian đó, giống như mọi người Việt Nam đã sống một cuộc đời mẫu mực, ngay từ khi còn sống, ông Giáp đã bắt đầu trở thành một thần tượng. Ông đã là thành hoàng. Để không bị tụt hậu, năm 2012 chính phủ phải quyết định lập cho ông một bảo tàng.
Ông Hồ Chí Minh đã có một phản xạ thiên tài. Khi đến gặp ông tháng sáu 1940 ở miền nam Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp chỉ mới 29 tuổi và không được đào tạo tí gì về quân sự. Làm sao một nhà cách mạng từng trải – Bác Hồ lúc đó đã 50 tuổi – lại dám phán đoán rằng người chiến sĩ trẻ tuổi đó có cốt cách của một nhà chỉ huy lớn? Ông Hồ đã giao cho ông Giáp việc tổ chức lực lượng tự vệ, rồi thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ năm 1949, ông đã phong ông Giáp làm Đại tướng, cấp bậc ông giữ cho đến khi qua đời. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Nhân vật lịch sử Phan Châu Trinh và những bài học cho hôm nay

Nói về tinh thần đánh Pháp và đi đến thành công thì nổi bật nhất là Hồ Chí Minh, rồi đến Phan Bội Châu, rồi mới đến Phan Châu Trinh, vì hai vị trên chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp ngay, còn Phan Châu Trinh lại bắt đầu bằng sự tiếp xúc ôn hòa với Pháp. Ấn tượng Phan Châu Trinh để lại trong đầu chúng tôi chỉ là hình ảnh một nhà nho nghĩa khí không sợ Côn Lôn (nhà tù của Pháp), một bức thư “thất điều” kể tội vua Khải Định, một cái án tử hình sau giảm thành lưu đày chung thân, vài hoạt động nhân quyền ở Pháp, một số văn thơ yêu nước, và đặc biệt là đám tang lịch sử khơi dậy một cao trào đấu tranh toàn quốc, thế thôi, chẳng mấy ai chú ý đến vấn đề tư tưởng. Phan Châu Trinh mặc dù vẫn được kính trọng song đối với chúng tôi quả thực chưa có gì thu hút lắm.
Nhưng từ khi biết vươn ra khỏi “tháp ngà” chuyên môn của mình để suy nghĩ và viết ra những ưu tư về tình hình đất nước, chúng tôi mới thực sự để tâm tìm đọc cụ Phan. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment