Category Archives: Pháp Luật

Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Gia đình sẽ tiếp tục kêu oan

Một tử tù ở Việt Nam mới được hoãn thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc ngay trước ngày bản án được thi hành, sau khi người sử dụng mạng xã hội mạnh mẽ lên tiếng về nhiều điểm bất thường trong bản án đối với tù nhân này.
TAND tỉnh Long An hôm 4/12 đã quyết định tạm hoãn thi hành ánh tử hình đối với Hồ Duy Hải – người bị cáo buộc giết hai nữ nhân viên bưu điện, sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Báo chí trong nước đưa tin, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo cho tạm dừng thi hành hình phạt tử hình đối với bị cáo Hải.
Bà Nguyễn Thị Rưỡi, dì ruột của Hải, cho biết bà đã cùng chị đi kêu oan cho Hải nhiều năm qua. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

TỪ BẢN ÁN TỬ HÌNH CHO HỒ DUY HẢI, NHỚ LẠI NHỮNG ÁN OAN ĐÃ CÓ…

Vụ Hồ Duy Hải cần phải được điều tra lại với tinh thần Trần Đăng Ninh, đó là trách nhiệm, là lương tâm của tất cả chúng ta.
Làm hồ sơ vụ án sơ sài, xét xử qua loa cho một án tử hình như vậy ở thời đại khoa học này sao? Cả xã hội đang nhìn vào Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao. Bà Nguyễn Thị Loan đi khiếu kiện bị xua đuổi mãi sao? “Dân chủ gấp vạn lần” các nền dân chủ khác như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã dõng dạc tuyên bố mà như vậy sao?
Nhân dân đang chờ câu trả lời từ các cơ quan pháp luật. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Pháp Luật | Leave a comment

‘Sẽ sửa luật hình sự và tố tụng hình sự’

Việt Nam đang cân nhắc sửa đổi các luật, trong đó có các bộ luật hình sự, tố tụng hình sự cho phù hợp với Hiến pháp sửa đổi 2013 và các công ước quốc tế đã ký kết liên quan nhân quyền, theo nhà nghiên cứu trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 30/11/2014, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, từ Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền Công dân, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nói: Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

Đừng để xảy ra một vụ xử tử nhầm người

Mới sáng nay tôi nhận được một cuộc điện thoại của một phóng viên Báo Tuổi Trẻ nói rằng phóng viên này có liên hệ với chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao nói là chưa hề đọc đơn nào của tôi và của gia đình Hồ Duy Hải gửi tới, nên đề nghị gửi đơn đó ra gấp để ông chánh án xem. Các đây khoảng vài phút tôi đã gửi đơn đó cho anh phóng viên báo Tuổi Trẻ với mong muốn gửi sớm đến ông chánh án. Còn lý do xem hay không xem thì tôi thật sự cũng không biết, nhưng mới nhất vào ngày 25 tháng 11 vừa qua, gia đình anh Hải có gọi điện thoại cho tôi và khóc lóc nói bên tòa án địa phương đến thông báo sắp thì hành án và gia đình có muốn đến để nhận xác hay không nên gia đình rất lo lắng, và gia đình có ra ngoài Hà Nội kêu oan, còn phần tôi mới gửi lại đơn. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Pháp Luật | Leave a comment

THỦ TỤC KHIẾU TỐ CÁC VI PHẠM NHÂN QUYỀN TẠI HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Trên phương diện này, luật pháp cấm mọi kỳ thị và bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được bảo vệ một cách bình đẳng và hữu hiệu chống mọi kỳ thị về chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Chế định “người làm chứng” trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cần phải bổ sung

Thực tế, nhiều vụ án oan sai, cơ quan điều tra không tìm ra chứng cứ xác định có tội nhưng vì động cơ khác họ đã tạo ra những chứng cứ giả. Trong đó, phải kể đến là hành vi tạo dựng lời khai của “người làm chứng cứ” để buộc tội bị can, bị cáo. Đặc biệt là các vụ án được khởi tố bắt nguồn từ việc “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp” theo điều 81 và “Bắt người phạm tội quả tang” theo điều 82 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Trong những trường hợp này nếu cơ quan điều tra có chủ đích trước thì việc trù dập, bỏ tù tùy tiện đối với một ai là hoàn toàn có thể mặc dù họ vô tội. Vì họ, cơ quan điều tra có thể tạo dựng lời khai từ chính những người thuộc lực lượng tham gia “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp”, “Bắt người phạm tội quả tang” là (công an, công an viên, dân phòng…) và coi đây là lời khai của “người làm chứng”. Những “người làm chứng” này chính là những người thi hành “công vụ” nhưng lại không phải là đối tượng bị loại trừ bởi quy định của khoản 2 điều 55 ở trên. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

TƯ TƯỞNG, NGÔN LUẬN KHÔNG PHẢI LÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Việc phát biểu quan điểm; bao gồm tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác (internet…) là quyền tự do của con người. Nội dung của các tư tưởng, tin tức là những giá trị phi vật chất, không thể đo lường được bằng một tiêu chuẩn kỹ thuật, phương tiện vật chất hay một chuyên môn nào. Nói cách khác tư tưởng, tin tức không phải là đối tượng của giám định tư pháp và không thể sử dụng làm chứng cứ cho việc giải quyết một vụ án. Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

Các tài liệu, thông tin điện tử không phải là chứng cứ để giải quyết vụ án

Nếu các tài liệu, thông tin của khách hàng do các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ điện thoại, điện toán, viễn thông, internet…cung cấp cho cơ quan điều tra chưa đăng ký tham gia giao dịch điện tử thì các tài liệu, thông tin đó không có căn cứ xác định họ là người chủ về mặt pháp lý. Các cơ quan điều tra muốn chứng minh các tài liệu, thông tin đó là của ai thì cần phải trưng cầu giám định.
Do vậy, việc các cơ quan điều tra căn cứ vào các tài liệu, thông tin do các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ điện thoại, điện toán, viễn thông, internet… làm chứng cứ để giải quyết vụ án là hoàn toàn trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Về nhận thức, tư tưởng, tối kỵ dùng biện pháp hành chính

Nếu chỉ dựa vào những điều ghi trong Hiến pháp VN mà kết luận nhân quyền, dân chủ có ở VN là không xác thực. Hiến pháp VN xưa nay ghi khá cụ thể: tự do chính kiến, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình… theo luật định. Tự do thì kê ra tràng giang đại hải, nhưng rồi lại khóa đít bằng 3 từ “theo luật định”. Luật thì không ra hoặc có ra thì vi hiến tứ tung, như luật hình sự hiện hành. Nếu ai hỏi dân chủ ở VN sao không giống ai? Sẽ có người trả lời: “Dân chủ ở VN mang tính đặc thù là dân chủ XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ta”. Vậy rốt cuộc là triền miên áp dụng hình thức xin – cho. Đảng ta cho gì nhận nấy, chưa cho làm ẩu liệu hồn. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

“Quyền im lặng” là một thước đo về dân chủ của một xã hội

Ghi nhận “Quyền im lặng” trong luật là cần thiết, là minh chứng quyết tâm đổi mới trật tự hiện hành và thực hiện nguyên tắc “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. “Quyền im lặng” cũng chính là thước đo của quá trình dân chủ hóa xã hội và là mục tiêu đấu tranh của người dân nói chung và giới luật sư nói riêng. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment