Category Archives: giao thông

Sự chân thành đáng sợ

Ngày 3/3 The Straits Times có đăng bài viết của Giáo sư Lu Guangsheng – Đại học Vân Nam về công cụ “ngoại giao đường sắt” của Trung Quốc, trong đó chủ yếu phân tích về nguyên nhân các doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu trong các dự án đường sắt cao tốc tại các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian gần đây.
“Đó là một cuộc đua và Trung Quốc cuối cùng đã vượt qua đối thủ Nhật Bản trong tháng 10/2015, khi các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký một thỏa thuận liên doanh với các đối tác Indonesia về dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung.
Dự án này là một mốc quan trọng trong sự tiến bộ của chính phủ Trung Quốc trên lĩnh vực “ngoại giao đường sắt”. Trung Quốc đã đạt được thành công ban đầu với ngoại giao đường sắt của mình, trước hết bởi vì Trung Quốc rất coi trọng ngành đường sắt tốc độ cao của mình. Continue reading

Posted in giao thông, kinh tế | Leave a comment

Huyền thoại và vô danh

Nhà ga Kami-Shirataki, Nhật, sẽ đóng cửa vào tháng Ba này, và mở ra một ký ức văn minh hết sức ấm áp cho nước Nhật cũng như cho thế giới. Nhà ga nhỏ nằm ở thị trấn Engaru, thuộc vùng nông thôn của Hokkaido, đã đột nhiên lừng danh từ 3 năm nay với việc duy trì phục vụ cho một hành khách duy nhất, là một nữ sinh đi học hàng ngày.
Câu chuyện Cơ quan Đường sắt Nhật Bản họp và quyết định duy trì hoạt động đầy thua lỗ này với mục đích là giúp cho một nữ sinh không gặp khó khăn trên đường đến trường trở thành huyền thoại trong thế giới hiện đại, vốn đang nghèo khó sự chia sẻ và lòng bác ái. Nhìn về nhiều phía, nước Nhật quả là đầy huyền thoại, và con người ở đất nước này cũng rất thông minh để biết cách tạo nên những huyền thoại lưu danh hậu thế. Continue reading

Posted in Giáo dục, giao thông | Leave a comment

Cách chức Tổng giám đốc mua toa xe Trung Quốc đã sử dụng

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ký văn bản chỉ đạo cách chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội vì mua toa xe đã qua sử dụng 20 năm của Trung Quốc.
Bộ trưởng Đinh La Thăng ngày 3.2 đã ký văn bản số 1484/BGTVT-TCCB về kiểm điểm cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong việc giao cho các đơn vị đường sắt trực tiếp thương thảo, ký hợp đồng và làm thủ tục mua toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

“Trưng mua, trưng dụng” một thông tư vi hiến?

Thông tư này gây tranh cãi là vì nó đã trao cho cảnh sát giao thông (CSGT) một cái quyền lớn hơn cả nghị định và luật. Chẳng hạn như liên quan đến vấn đề trưng mua trưng dụng thì đã có luật trưng mua, trưng dụng năm 2008. Luật đó chỉ trao quyền cho Bộ trưởng và Chủ tịch Tỉnh được quyền ra quyết định trưng dụng và trưng mua mà thôi. Tuy nhiên cái Thông tư 01 này lại mở rộng việc phân cấp quyền xuống tận đến CSGT do Bộ trưởng công an có cái quyền trao cho. Như vậy nó đã vô tình mở rộng phạm vi áp dụng của luật mà lẽ ra một Thông tư phải tuân thủ luật hoặc nó chỉ đặt ra những thủ tục để hướng dẫn thi hành luật mà thôi chứ không được quyền sửa đổi luật theo cách như vậy. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

Thôi đi, đừng nhân danh tương lai nữa!

Ở ga trăm tỉ Hạ Long, PV một tờ báo “chộp” được hình ảnh “đàn bò nhẩn nha gặm cỏ trong sân ga, người chăn bò dựa lưng cây cột điện ngủ ngon lành”. Theo tính toán, mỗi chuyến tàu tới đây lỗ chẵn 10 triệu đồng do bộ máy cồng kềnh và gánh đủ các loại chi phí. Thậm chí, mỗi chuyến tàu dẫu hoành tráng nhưng doanh thu không bằng một… xe khách.
Nguyên do: Hàng hóa sẽ đội chi phí rất lớn nếu phải chuyển từ tàu chạy đường ray khổ 1m sang khổ 1,435m ở tuyến này.
Thành phố mới Bình Dương với công suất “125.000 người định cư và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc” thì thênh thang một chiếc cổng nhưng cỏ lác thì um tùm, đường sá thì heo hút đìu hiu không một bóng người. Nguyên do, nói một cách mỹ miều là vì “tầm nhìn quá xa so với thực tiễn”. Continue reading

Posted in giao thông, kinh tế, Lên Tiếng | Leave a comment

Báo cáo 2035: VN bị thách thức về kinh tế, dồn ép về xã hội

Việt Nam sẽ phải đối diện với những rủi ro lớn về kinh tế, và dồn ép về xã hội – đây là cảnh báo của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, những người là thành viên xây dựng Báo cáo 2035 mà Ngân hàng Thế giới đang giúp Chính phủ Việt Nam thực hiện.
Báo cáo này mới ở dạng dự thảo, và rất quan trọng để vạch ra đường hướng phát triển cho Việt Nam với tầm nhìn 20 năm – khoảng thời gian mà một số quốc gia ở Đông Á đã tận dụng được để phát triển vượt bậc. Continue reading

Posted in giao thông, kinh tế, Xã Hội | Leave a comment

Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Nợ nhân dân hay bắt nhân dân nợ?

Sau nhiều năm, cơ chế đầu tư công liên tục được “nâng lên một tầm cao mới” với tỷ lệ thất thoát bị dư luận mổ xẻ đến ít nhất 30%, năm 2013 lần đầu tiên ngân sách thâm thủng đến 6,3% và kéo theo hậu quả năm 2015 cũng có thể tệ hại ngang bằng như vậy, cùng hiện tượng tiếp biến tiêu cực quá lộ liễu và man rợ từ hàng chục công trình “trụ sở hành chính ngàn tỷ”, tượng đài cũng ngàn tỷ và bảo tàng lên đến hàng chục tỷ…, hậu quả thê thảm không tránh khỏi là ngân sách đã không còn đủ tiền để nâng lương cơ bản cho gần 3 triệu cán bộ công chức như đã được hứa hẹn từ những năm trước.
Thậm chí từ giữa năm 2015, những nhà điều hành thất bại của Chính phủ đã phải hé lộ kế hoạch dùng Bộ Tài chính để vay mượn ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối và từ Ngân hàng nhà nước để “tạm thời giải quyết khó khăn ngân sách”. Continue reading

Posted in giao thông, kinh tế | Leave a comment

Tại sao đường sắt Cát Linh – Hà Đông có đoạn nhấp nhô như vậy?

Đường sắt đô thị rất quan trọng trong thiết kế đô thị vì nó an toàn, tiết kiệm thời gian đi lại của người dân, giảm ô nhiễm và giảm tiêu thụ năng lượng của toàn quốc, người dân, xí nghiệp cũng như chính quyền. Khi xây xong thì người dân phải sử dụng tối đa để tận dung những ưu điểm đó. Chúng tôi học và tốt nghiệp ở Pháp từ bốn chục năm nay mà lại không rành về công nghệ đường sắt Trung Quốc. Chúng tôi xin các vị hữu trách giải thích những “uốn lượn tối ưu” này4 để chấm dứt những bình luận hài hước trên các mạng xã hội. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

Vay tiền Trung Quốc: lợi bất cập hại

Người Hà Nội từng vui mừng vì sắp có tàu điện chạy trên cao như bên Thái Lan, nhưng họ đã từ chỗ ngỡ ngàng chuyển sang giận dữ hoặc bất bình. Tổng thầu Trung Quốc thiếu trách nhiệm, các nhà thầu phụ thi công không an toàn gây nhiều tai nạn kể cả tai nạn chết người và hủy hoại tài sản của người dân. Cụ thể vào ngày 6/11/2014 máy cẩu của đơn vị thi công đứt cáp rơi bó thép xuống đường; đến ngày 28/12/2014 giàn giáo chống bị sập khi đổ bê tông đè nát một chiếc taxi. Trong hai vụ tai nạn do thi công này đã có 1 người chết, 2 người bị thương, một taxi, ba xe máy bị hư hại. Trước khi chính phủ Việt Nam chấp thuận tăng vốn, dự án này có lúc đình trệ, tổng thầu Trung Quốc nợ tiền các nhà thầu phụ. Continue reading

Posted in giao thông, kinh tế | Leave a comment

Đôi điều về ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

Tương lai của ông cũng như tương lai của tôi, đều nằm trong tương lai của đất nước.
Mạnh mẽ, quyết đoán, thậm chí quyết liệt, là những điều người đời nói về ông, nhưng cũng xin ông nhìn lại một chút về quá khứ sau lưng, để thấy rằng không phải quyết định nào của ông đưa ra cũng là hợp lý. Tất nhiên, sai thì sửa, nhưng cũng có những cái không bao giờ có cơ hội để sửa chữa. Ông hãy là một vị quan thanh liêm trị dân trị nước chứ đừng nên là một quân nhân, nữa là một vị tướng, một vị Tư lệnh, vì hình như ông không hiểu hết sự “nhanh – chậm” ở cuộc đời. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment