- Sáng lập:
Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng
Điều hành:Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]
Liên lạc: bauxitevn@gmail.com
boxitvn.blogspot.com - boxitvn.online - FB Bauxite Việt Nam -
Các bài mới đăng:
- Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 24/11/2024 25/11/2024
- Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024
- Tinh gọn cái tên 25/11/2024
- Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024
- Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn trong giám sát học thuật 25/11/2024
- Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024
- Chúc mừng bác Đinh Thế Huynh 24/11/2024
- Trump, Tập và Putin: mối tình tay ba bất ổn với những rủi ro mang tầm quan trọng toàn cầu 24/11/2024
- Ukraine: sau 1.000 ngày chiến tranh, Âu châu phải chuẩn bị cho một thỏa thuận hòa bình do Trump làm trung gian, bằng cách khẳng định lợi ích của riêng mình 24/11/2024
- Musk Tổng thống ngầm đằng sau 24/11/2024
- Nghĩa của “quan họ” như một làn điệu dân ca Việt Nam 24/11/2024
- Không có gì mà Trump không dám 22/11/2024
- Mong giải một nỗi oan trễ tràng 22/11/2024
- Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh 22/11/2024
- Thư ngỏ gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm 22/11/2024
- Dạy thêm học thêm 22/11/2024
- Những người treo cờ 21/11/2024
- Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng? 21/11/2024
- Nhà báo Phạm Chí Dũng mới chỉ đi qua 1/3 chặng đường 15 năm lao tù 21/11/2024
- Vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Thứ trưởng khai nhận ‘quà’ hàng chục nghìn USD 21/11/2024
Tìm kiếm bài cũ
-
Các bài mới đăng:
- Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 24/11/2024 25/11/2024
- Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024
- Tinh gọn cái tên 25/11/2024
- Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024
- Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn trong giám sát học thuật 25/11/2024
- Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024
- Chúc mừng bác Đinh Thế Huynh 24/11/2024
- Trump, Tập và Putin: mối tình tay ba bất ổn với những rủi ro mang tầm quan trọng toàn cầu 24/11/2024
- Ukraine: sau 1.000 ngày chiến tranh, Âu châu phải chuẩn bị cho một thỏa thuận hòa bình do Trump làm trung gian, bằng cách khẳng định lợi ích của riêng mình 24/11/2024
- Musk Tổng thống ngầm đằng sau 24/11/2024
- Nghĩa của “quan họ” như một làn điệu dân ca Việt Nam 24/11/2024
- Không có gì mà Trump không dám 22/11/2024
- Mong giải một nỗi oan trễ tràng 22/11/2024
- Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh 22/11/2024
- Thư ngỏ gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm 22/11/2024
- Dạy thêm học thêm 22/11/2024
- Những người treo cờ 21/11/2024
- Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng? 21/11/2024
- Nhà báo Phạm Chí Dũng mới chỉ đi qua 1/3 chặng đường 15 năm lao tù 21/11/2024
- Vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Thứ trưởng khai nhận ‘quà’ hàng chục nghìn USD 21/11/2024
Category Archives: văn hoá
Cái tôi độc lập của Trần Đĩnh trong Đèn Cù
Tôi nghĩ tâm tư có lẽ chính là sự lắng đọng của những điều ta từng sống hết mức, từng lăn lóc lâu dài với chúng. Tới mức lắng đọng nào đó, tâm tư của người viết sẽ trở thành hơi thở của hắn và khi được thể hiện thì tâm tư đó sẽ ra tự nhiên, bình thản như hơi thở. Việc nhào nặn ở vô thức và ý thức này chính là công trình làm giả – hay đúng hơn, sáng tạo – vì nó là hậu-trải nghiệm, sống lại, và về chất, nó có khác đôi phần với diện mạo ban đầu vốn dĩ thường thô mộc của trải nghiệm. Trong điện ảnh có diễn viên đóng thế nhưng không ai chê bộ phim là giả. Viết bình lặng nỗi đau cũng là một kiểu đóng thế. Thế cho tiếng khóc, tiếng gầm. Chắc hẳn nhiều người đọc thấy tôi có lúc đuối giọng. Đã từ lâu, chả hiểu sao khi nghĩ, khi nhìn, tôi luôn cố tìm sự bình lặng. Continue reading
Posted in văn hoá
Leave a comment
‘Đèn Cù có tư tưởng và nhận thức lớn’
Để nói về Đèn Cù, điều đầu tiên tôi muốn bàn là về tính chân thật của một tác phẩm lịch sử. Điều này nhiều người đã bàn, nhưng tôi không hẳn đồng ý, và vì thế vẫn xin phép được nói ý kiến cá nhân ở đây.
Thật hay không thật – tất nhiên đó là vấn đề cần đánh giá đầu tiên khi nói về một tác phẩm phản ánh một giai đoạn lịch sử. Về vấn đề này, tôi chỉ muốn góp thêm một bình luận là lịch sử được ghi lại là lịch sử của người viết ra nó. Tất nhiên đây chỉ là một cách nói.
Nói điều này, tôi chỉ có hàm ý rằng chúng ta cần thừa nhận một sự thật là không có cái gì được ghi lại một cách khách quan hoàn toàn, trừ khi đó là dữ liệu (fact). Continue reading
Posted in Lên Tiếng, văn hoá
Leave a comment
Phóng sự: “Việt Nam nhìn từ bên trong” của G. Márquez, viết sau chuyến thăm Việt Nam tháng 7-1979
Chuyến thăm Việt Nam năm 1979 của một nhà văn lớn, thế mà không lưu lại dấu vết nào trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam? Thậm chí, một nhà báo của TTXVN, thạo tiếng Spanish, được dự buổi làm việc tại Hội Nhà văn, cũng không có máy ảnh để ghi lại vài tấm ảnh lưu niệm. Thật tiếc! Đúng là chuyện buồn không thể tin được… như tên một truyện ngắn của G. Márquzz! Continue reading
Posted in văn hoá
Leave a comment
Ngày về
Quả thật có những nghệ sĩ lớn đã nhỏ hẳn đi khi làm chiến sĩ tư tưởng và ngược lại. Người ngưỡng mộ nhà thơ Pablo Neruda ước gì bài tụng ca Stalin của đồng chí đảng viên cộng sản Pablo Neruda chỉ là một cơn ác mộng lạc đường. Người yêu thơ Lê Đạt muốn tống khứ 626 dòng Trường ca Bác năm 1970, viết ngày giỗ đầu Hồ Chủ tịch (Mây trắng đền Hùng/Râu Bác ung dung. Suối Lê Nin/ Núi Mác… Ôi/ Đến cả hình hài/ Bác/ cũng chẳng mang đi… Bác để lại/ cho ta/bốn biển/ sâu xa/ tình đồng chí. Bác để lại/ cho ta/ tất cả/ Bác Hồ), sau tất cả những sỉ nhục dành cho Nhân văn-Giai phẩm. Biết đâu một ngày nào hậu duệ của Tố Hữu sẽ đòi đốt sạch di sản của cha, một nhà thơ không phải là không có năng khiếu, chỉ giữ lại bài thơ “Khi con tu hú”, với tên tác giả là Lê Tư Lành, để giữ gìn nghệ thuật chân chính. Continue reading
Posted in văn hoá
Leave a comment
Nam Dao
Cho đến hôm qua, tôi vẫn chưa dám tin Thu Tứ đã hạ bút viết “Trường hợp Võ Phiến”. Đọc và cảm tưởng văn bản này có vẻ như của đám đánh hôi tên “biệt kích văn hoá” thời “hồ hởi” chống Mỹ cứu nước, tôi điện thoại hỏi một ngườibạn văn có giao tình với gia đình Võ Phiến. Anh bảo, bài đónằm trong http://gocnhin.net,số 295của chính Thu Tứ, khôngphải là Tuyên huấn Tuyên giáo gì, dẫu đăng trên tờ Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh. Tôi lặng người, và hiểu nhữngnhà văn hải ngoại đã dùng những chữ như vô luân, nghịch tử, đấu tố cha…để đánh giá con người và hành động của Thu Tứ. Bạn tôi thở dài:“Bà Võ Phiến chỉ khóc, thật tội nghiệp!” Continue reading
Posted in văn hoá
Leave a comment
Thảo luận “Thoát Trung về văn hoá” trên Văn Việt
Văn Việt: Buổi hội thảo “THẢO LUẬN “THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ” TRÊN VĂN VIỆT” tại trụ sở Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam do Quỹ Phan Châu Trinh và NXB Tri Thức tổ chức chiều 15/8/2014 đã có sự tham dự đông đảo, đặc biệt là thành phần trẻ có tỷ lệ đáng kể. Nhà thơ Hoàng Hưng thay mặt Văn Việt đã tóm lược những ý kiến chính đã đăng tải trên Văn Việt về chủ đề “Thoát Trung về Văn hoá”.
Các ý kiến phát biểu sôi nổi khá đa dạng, đa chiều, đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ và tiếp tục đào sâu, cụ thể hoá. Đây cũng là dịp Văn Việt công khai xuất hiện chính danh như một diễn đàn văn hoá nghiêm túc, có trách nhiệm xã hội, có vị trí trong công chúng văn hoá nước nhà. Continue reading
Posted in văn hoá
Leave a comment
Từ nền “văn hoá quỳ lạy” đến văn hoá “thảo dân”
Trong bài “Giã từ nền văn hoá quỳ lạy” tôi đã nói đến do ảnh hưởng của Khổng Mạnh, trí thức Việt Nam chỉ cốt đi học để làm quan. Để được quỳ lạy trước ngai vàng. Lý thuyết của họ là cúi đầu trước một người (Vua) để được cưỡi lên cổ trăm người. Khi được làm quan rồi, họ tiếp tay vua để đàn áp nhân dân. Vì thế, một tâm lý khiếp sợ quyền lực đã hình thành trong xã hội. Người dân tự nhận mình là “thảo dân”. Thảo là cỏ. Thân phận người dân được chính họ tự nhận là cây cỏ, là “thảo dân”. Continue reading
Posted in văn hoá
Leave a comment
Giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc với 7 chữ Quốc
Văn hoá chỉ được phát triển trên cơ sở một nền giáo dục văn minh, khoa học và nhân văn, phải thật sự ưu tiên cho quốc sách giáo dục. Nghiêm chỉnh tiến hành một cuộc cải cách giáo dục trong vài thập kỷ tới. Hàn Quốc có được như ngày nay, khi họ bứt phá lên chỉ trong 1/2 thế kỷ, trước hết là vì họ đã biết thật sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Năm 1983 Hàn Quốc dành cho giáo dục 20,9% tổng ngân sách. (Không như ở ta chỉ vài ba %). Nếu tính cả đầu tư tư nhân cho giáo dục thì đạt tới 10% tổng sản phẩm quốc dân (GDP), cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Năm 1990 ngân sách giáo dục của họ chiếm 22,3% tổng ngân sách quốc gia, hơn cả đầu tư cho phát triển kinh tế (chỉ 14,4%) và phát triển xã hội (10,4%). Năm 1990 số sinh viên theo học các ngành khoa học, kỹ thuật là 40,4%, các ngành khoa học xã hội là 27,6%, khoa học nhân văn 15%…. (4)
Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không đáp ứng được nhiệm vụ làm nền cho văn hoá Việt Nam phát triển. Continue reading
Posted in văn hoá
Leave a comment
Văn học và chính trị
Trước hết, cần khẳng định rõ ràng là tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt chính trị. Sau nữa, cũng cần khẳng định tiếp: Tôi viết với tư cách một trí thức muốn dùng kiến thức và khả năng nhận thức để mổ xẻ những ung nhọt của đất nước; tôi viết với tư cách một nạn nhân và một chứng nhân để ghi lại những kinh nghiệm và cảm nghiệm của mình; tôi viết để giải tỏa những u uẩn và u uất trong lòng; tôi viết để, may ra, gặp được những người đồng cảm và đồng điệu để những bận tâm đau đáu của mình không thành lẻ loi. Continue reading
Posted in văn hoá
Leave a comment
Khi “Hữu Nghị” viết bằng tiếng Việt
Thả lòng tham của lang sói ra xâm lấn, muốn lấy của người ta làm của mình, thì xưa nay cũng đã có nhiều. Nhưng xem ra tất cả đều “ thủ bại hư”, từ Alexan Đại Đế, rồi Napoléon, Hitler có ai không đại bại nhơ nhuốc đâu? Ngay trên đất Đại Việt này, đã mười ba lần được chứng kiến cái kết cục của kẻ ăn cướp nước người.
Hữu nghị nếu viết bằng tiếng Việt có nghĩa rõ ràng như thế. Còn bằng tiếng Trung Quốc mà nhà cầm quyền Trung Nam Hải vẫn dùng thì tôi không biết, thưa các vị! Continue reading
Posted in văn hoá
Leave a comment