Category Archives: văn hoá

Hội Nhà văn Việt Nam, cái nhìn từ bên trong

Hội nhà văn hầu như không còn sức mạnh như xưa. Ngay trong kỳ đại hội này nhà văn Nguyễn Việt Chiến đã phát biểu rất mạnh bạo là Hội nhà văn có bảo vệ được nhà văn hội viên bị nạn của mình hay không? Anh dẫn ra trường hợp của anh bị nạn bị tù trong khi tác phẩm của anh thể hiện lòng yêu nước rất nồng nàn. Hoặc là anh dẫn chứng trường hợp nhà văn Nguyễn Quag Lập là vụ mới nhất Hội nhà văn cũng không lên tiếng để bảo vệ hội viên của mình. Nguyễn Việt Chiến cũng tuyên bố rằng chúng ta, Hội nhà văn Việt Nam đừng đẩy họ về phía đối lập. Nếu chúng ta không bảo vệ được hội viên của mình thì rất dễ đẩy các nhà văn kia về phía đối lập. Continue reading

Posted in báo chí, văn hoá | Leave a comment

Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM muốn bịt miệng Hội viên?

Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 352 ra ngày 7.5.2015, có đăng bài viết “Hội Nhà văn thành phố cần lắm những tấm lòng” của tác giả Lê Tú Lệ (Hội viên Hội Nhà văn thành phố). Nghĩ rằng “trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng”, như lời mở đầu chuyên mục, Ban Thường vụ Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh hoan nghênh và cảm ơn những góp ý của hội viên, với mong muốn có thêm nhiều điều bổ ích cho việc phát triển Hội. Tuy nhiên, sau khi đọc bài báo, chúng tôi thấy có một số nhận định thiếu khách quan, không thoả đáng, vì vậy xin trao đổi lại vài điều: Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

HÃY CÔNG BẰNG VỚI NHỮNG NHÀ VĂN CÒN Ở TRONG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM!

Việc một số nhà văn nhà thơ vừa tuyên bố ly khai với Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) trước thềm Đại hội năm nay làm cho nhiều người phải suy nghĩ, không ngoại trừ những nhà văn khác còn đang ở trong hội này.
Khởi điểm là Ban Chấp hành HNVVN chỉ đạo gạch tên một số các hội viên, không đồng ý cho đi tham dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam vào tháng 7 sắp tới tại Hà Nội, vì những thành viên này cũng là thành viên của Văn đoàn Độc lập, một “Hội Nhà văn” khác mới thành lập không chấp nhận sự chỉ đạo và sự kiểm duyệt từ phía Nhà nước. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

20 tác giả rút khỏi Hội Nhà văn Việt Nam

Ngày 11/5, 20 nhà văn cùng tuyên bố rời khỏi Hội Nhà văn Việt Nam – nơi họ là những hội viên lâu năm. Trong số này có nhiều tên tuổi của văn học trong nước từ hơn nửa thế kỷ qua như: Nguyên Ngọc (Hội viên từ năm 1957), Ý Nhi, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Ngô Thị Kim Cúc, Đỗ Trung Quân… Một trong những lý do được nêu khiến các tên tuổi này quyết định rời bỏ Hội Nhà văn là vì thất vọng với đường hướng hoạt động của Hội hiện nay. Continue reading

Posted in Tin Tức, văn hoá | Leave a comment

Nổi buồn của người đọc văn học Việt Nam hiện đại

Là một người đọc chăm chỉ của Văn học hiện đại Việt Nam suốt nữa cuối thế kỷ trước và đầu thế kỷ 21 này, tôi thấy buồn, rất buồn, khi thấy tuyên bố tập thể của 13 nhà văn Việt Nam (trên trang mạng Văn Việt ngày 12/5/2015) vừa qua và trước đó là 7 người đã tuyên bố cá nhân ra khỏi Hội .
Buồn, vì toàn là những tên tuổi lớn của Văn học Việt Nam. Buồn, vì chẳng những các anh chị là những tên tuổi lớn, mà còn là những nhân cách lớn, những con người được bạn đọc và xã hội kính trọng, ngưỡng mộ, trong đó có tôi. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

PHÁT BIỂU TRONG HỘI THẢO KỶ NIỆM 100 NĂM SINH NGUYỄN ĐỔNG CHI

Từ đây, có thể đi đến một nhận định chung: mọi tìm tòi về phương pháp văn học sử đã diễn ra và rồi sẽ còn diễn ra, và nếu đó là sự tìm tòi bám chắc vào đối tượng với tất cả bản lĩnh của một nhà khoa học biết làm chủ đối tượng của mình và chịu trách nhiệm trước cộng đồng bạn đọc về những tìm tòi ấy thì đều rất đáng trân trọng. Bài học của Việt Nam cổ văn học sử là ở chỗ đó. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

20 NHÀ VĂN TUYÊN BỐ TỪ BỎ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Là những người viết văn đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy;
đến hôm nay, nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản;
nhận thấy khả năng thay đổi trên càng không thể xảy ra khi lãnh đạo HNVVN đã tự tiện tước quyền tham gia Đại hội lần IX sắp tới của chúng tôi với lý do chúng tôi là thành viên của một ban vận động thành lập một văn đoàn tương lai – đó là việc làm vi phạm trắng trợn điều lệ hiện hành của HNVVN, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên và công dân, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút; Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Hội Nhà văn Việt Nam phục vụ cho ai?

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều tổ chức xã hội dân sự ngoài quốc doanh thành hình, có lẽ nhìn thấy trước sự lớn mạnh không thể thay đổi của những tổ chức cầm bút trong đó có Văn đoàn Độc lập, một tổ chức mới xuất hiện với lời kêu gọi về “quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm”, đã khiến Hội Nhà văn Việt Nam đi một nước cờ sai lầm. Gạch tên những người không còn muốn đi chung con đường với mình là thái độ không thuyết phục đối với người cầm bút, những người chuyên viết điều nhân nghĩa cho xã hội qua tác phẩm chứ không qua bất cứ một hội nhóm tầm thường nào. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

NHỮNG TIẾNG VỖ TAY CẢM ĐỘNG

Trong bài phát biểu của mình, tôi cũng đề cập đến việc Ban vận động VĐĐL in hai tập sách. Đây là những tác phẩm in trên trang mạng http://vandoanviet.blogspot.com. Nhiều tác phẩm trong đó từng được in trên báo giấy trong nước, hoặc trên báo mạng chính thống, nay tập hợp lại in thành quyển, nhân kỷ niệm một năm thành lập Ban vận động thành lập VĐĐL. Tôi và một số nhà văn, nhà thơ trong Ban vận động VĐĐL cũng hiểu rằng việc xin giấy phép để xuất bản là khó, trong khi dư luận, nhất là dư luận trong nước, vì thiếu thông tin nên chưa hiểu đúng, các cấp có chức năng lại không cho phép trình bày, đối thoại. Vì vậy chúng tôi tự góp tiền, in sách theo kiểu “lưu hành nội bộ” trong phạm vi hẹp, những nhà văn có tác phẩm in trong tập sách này. Việc này tôi cũng thấy bình thường ở nước ta, miễn là tác phẩm đó không kích động bao lực, kêu gọi lật đổ chế độ, chống đảng, nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan… Sách in ra, có một số nơi muốn phát hành, chúng tôi cảm ơn, nhưng không đồng ý. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Đổng Chi (1915-2015)

Quả tình, sự thống nhất về phương châm, phương pháp trong một công trình viết chung nhiều khi cũng bó buộc người viết. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ hẳn ta sẽ không khó nhận thấy, khi đi sâu vào tác phẩm, nhờ nhận diện được các đặc trưng nghệ thuật cụ thể, thông qua cách cảm thụ và suy xét linh mẫn, dường như Nguyễn Đổng Chi đã nhiều lúc “quên mất” nguyên tắc chung của cả Nhóm, nên đã có nhiều bứt phá, phát hiện, nhận định có “giá trị gợi ý và chỉ dẫn”, không liên quan đến việc quy vào hai tuyến như nói ở trên. Đúng là “Với sự am hiểu uyên thâm nền văn hiến dân tộc, với khối lượng tri thức khổng lồ về nền văn hiến dân tộc và trái tim đôn hậu” (Nguyễn Đăng Na, Bđd), những phát hiện và chỉ dẫn của Cố GS Nguyễn Đổng Chi trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt nam là “có giá trị để đời”.
Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment