Bắc Kinh, 22-08-2010
Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo đã cảnh báo rằng đất nước có thể đánh mất những gì đã đạt được trong ba thập kỷ kể từ khi cải cách kinh tế nếu trì hoãn trong việc thực hiện cải cách chính trị.
Thủ tướng, trong quá khứ đã khuấy động bằng cuộc tranh luận với quan điểm tự do của mình, kêu gọi “cải tổ chính trị” để mở rộng quyền dân chủ, và đánh vào chỗ “quá tập trung quyền lực” trong Chính phủ.
Ông cũng gây áp lực cải cách các thể chế, đặc biệt là tư pháp, để đảm bảo tốt hơn “các quyền dân chủ và các quyền hợp pháp” của người dân và như một phương tiện để kiểm tra “sự giám sát không hiệu quả” và quá tập trung quyền lực trong việc thiết lập sự cầm quyền.
Ông Ôn Gia Bảo phát biểu trong chuyến thăm thành phố cảng phía Nam Thẩm Quyến hồi cuối tuần qua, nơi mà Trung Quốc đầu tiên thực hiện cải cách kinh tế vào năm 1978. Trung Quốc thành lập Đặc khu Kinh tế đầu tiên tại Thẩm Quyến hồi năm 1980, và những cải cách nổi tiếng đã biến ngôi làng đánh cá đang ngủ thành một khu công nghiệp nhà máy điện của Trung Quốc.
Ý kiến của Thủ tướng xuất hiện bốn tháng sau khi ông khuấy động cuộc tranh luận qua một bài viết của ông đăng trên tờ Nhân dân nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản, trong đó ông ca ngợi cựu lãnh đạo đã bị thất sủng, Hồ Diệu Bang.
Ông Hồ [Diệu Bang], người đấu tranh cho các cải cách chính trị, đã bị các thành phần cứng rắn hơn của Đảng loại bỏ trong thập niên 80. Hiện ông vẫn còn là một nhân vật nhạy cảm chính trị, vắng mặt trong nhiều [tài liệu] lịch sử chính thức.
Cái chết của ông Hồ Diệu Bang cuối cùng đã khơi mào cho các cuộc biểu tình của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Bài viết của ông Ôn Gia Bảo hồi tháng 4 mà một số nhà phân tích xem như một thay đổi của Thủ tướng, thúc đẩy cải cách chính trị bên trong Đảng trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông vào năm 2012.
Nhận xét của ông Ôn Gia Bảo hồi cuối tuần qua đưa ra điểm lưu ý thường xuyên trăn trở của ông Hồ [Diệu Bang] – cảnh báo rằng, chỉ cải cách kinh tế sẽ không mang lại sự tiến bộ và phát triển cho Trung Quốc. “Không có sự bảo vệ về cải tổ chính trị, Trung Quốc có thể mất những gì nó đã đạt được thông qua tái cơ cấu kinh tế, và các mục tiêu của việc hiện đại hóa có thể không đạt tới“, Tân Hoa xã đã trích lời của ông.
Ý kiến của ông [bắt nguồn từ một thực tế là những gì Nhà nước] đụng phải đằng sau sự chỉ trích ngày càng gia tăng, của trí thức và một số bộ phận công chúng, về tham nhũng trong Chính phủ và đặc biệt là trong ngành tư pháp. Những tháng gần đây cũng đã thấy sự thất vọng của một số trí thức và cộng đồng pháp lý tại Bắc Kinh về cải cách chính trị và tư pháp mà nhiều người nói rằng đã ngưng trệ.
Cuối tuần này, ông Ôn Gia Bảo kêu gọi “bác bỏ sự thoái lui và trì trệ”, và yêu cầu “tạo điều kiện cho phép người dân chỉ trích và giám sát Chính phủ“.
Ngọc Thu dịch
Dịch từ: http://www.thehindu.com/news/international/article588168.ece