Hoa Kỳ, dưới áp lực của các nước ASEAN, tiến gần biển Đông. Nhưng cuộc xung đột với Trung Quốc không phải là không thể tránh khỏi.
Tuần trước, tạp chí Global xuất bản một bài viết được phổ biến rộng rãi của tác giả Ju Wen, tấn công Hoa Kỳ rằng “Họ sẽ chõ mũi vào biển Đông, tuyên bố rằng các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực có liên quan đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ”.
Bài bình luận đã nói bóng gió ý kiến của Ngoại trưởng Hilary Clinton tại cuộc họp tháng trước ở Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội, trong đó bà nói rằng Washington sẵn sàng tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận đa phương về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Bà cũng nói, phản đối bất kỳ việc cưỡng chế hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để thực thi các tuyên bố mâu thuẫn.
Tuyên bố [của bà Clinton] là một bước đi táo bạo được thiết kế để thay đổi lập trường cứng rắn hơn của Bắc Kinh mà họ đã áp dụng trong tranh chấp những tháng gần đây. Nhưng nó cũng đánh dấu một sự thay đổi của Hoa Kỳ, có truyền thống tìm cách tránh đưa ra lập trường trong các tranh chấp chủ quyền ở Đông Á.
Điều gì đã dẫn đến sự thay đổi như thế? Bà Clinton biện hộ cho tuyên bố về sự quan tâm của bà bằng cách nói rằng: “Hoa Kỳ, như mọi quốc gia khác, có một lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông”.
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc rất bực tức về ý kiến của bà Clinton, vì trước đây họ đã thành công trong việc giữ vấn đề chủ quyền ngoài chương trình nghị sự của ARF và các cuộc họp đa quốc gia khác. Là quốc gia hùng mạnh nhất trong khu vực, Trung Quốc đã tìm cách thi hành các quyền ưu tiên của họ đối với các nước láng giềng yếu hơn mình, bằng cách lý tưởng là chia các nước này ra và đối phó song phương với từng nước. Các quan chức Trung Quốc lên án những nỗ lực của bà Clinton để “quốc tế hóa” vấn đề, cả hai Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích bà can thiệp vào vụ tranh chấp biển Đông.
Ông Cảnh Nhạn Sinh, Phát ngôn Bộ Quốc phòng cho biết, Bắc Kinh có “chủ quyền không thể tranh cãi” trên biển nhưng sẽ tìm cách giải quyết vấn đề các nước khác đòi chủ quyền và sẽ không phản đối sự đi lại của tàu thuyền nước ngoài qua khu vực, miễn là các tàu bè này tôn trọng luật pháp quốc tế; ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã chỉ trích bà Clinton qua cáo buộc bà cố gắng châm lửa vào các vấn đề căng thẳng này.
Xát muối vào vết thương, ít nhất trong mắt nhiều người Trung Quốc, là kế hoạch của Washington tiến hành tập trận hải quân vòng kế tiếp giữa Mỹ – Nam Hàn ở Hoàng Hải, nằm giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Mặc dù giới chức Trung Quốc thừa nhận rằng hầu hết vùng biển Hoàng Hải thuộc vùng biển quốc tế, nhưng họ nhấn mạnh rằng vùng biển này gần các thành phố chính ven biển, gồm Bắc Kinh, và tầm quan trọng của nó là một tuyến đường thương mại hàng hải, làm cho Hoàng Hải là khu vực an ninh nhạy cảm.
Rủi ro hơn, ngày 12 tháng 8, Thiếu tướng Lạc Nguyên đăng một bài bình luận trên Nhật báo Quân đội Giải phóng, ấn bản hàng đầu của PLA, kêu gọi Bắc Kinh trả thù. “Nếu ai đó không làm tổn thương tôi, tôi sẽ không làm tổn thương anh ta, nhưng nếu có ai đó làm tổn thương tôi, tôi phải làm tổn thương anh ta”. Đề đốc Dương Nghị, làm việc tại Trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc, sau đó viết một bài bình luận khác đăng trên Nhật báo Quân đội Giải phóng, cảnh báo rằng các cuộc tập trận đã lên kế hoạch Mỹ – Nam Hàn có thể làm suy yếu sự quan tâm của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ Washington về vấn đề Bình Nhưỡng. Ông Dương viết: “Một mặt, họ muốn Trung Quốc có vai trò trong các vấn đề an ninh khu vực. Mặt khác, họ tham gia vào việc bao vây Trung Quốc ngày càng chặt chẽ và liên tục thách thức lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”.
Nhưng không phải tất cả các nước quan tâm đến biển Đông đều không hài lòng với sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Việt Nam chỉ là nước đòi tất cả các hòn đảo nhỏ, nhưng Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan khẳng định chủ quyền trên một số đảo ở biển Đông, trong đó bao gồm khoảng 3,5 triệu km vuông biển, gần bờ biển của tất cả các nước này và một vài nước khác. Các chuỗi đảo Trường Sa và Hoàng Sa là những đảo nổi bật nhất, có kích thước nhỏ, ngược với giá trị tiềm năng của nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng được cho là nằm bên dưới vùng nước xung quanh, trên tất cả mọi thứ là dầu khí tự nhiên. Các đảo này cũng có các ngư trường có giá trị và quan trọng nằm ở các tuyến đường vận chuyển thiết yếu bao quanh. Theo Tổng thư ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan, hơn 85% nguồn năng lượng vận chuyển qua Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đi qua biển Đông.
Trong thập niên 90, Trung Quốc tuyên bố toàn bộ biển Ðông là lãnh hải của họ, nhưng ngày 4 tháng 11 năm 2002, để ghi nhận sự quan tâm chung của tất cả các bên trong việc giữ các tuyến đường vận chuyển được an toàn ở châu Á, Trung Quốc và mười thành viên ASEAN đã ký Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông. Các nước ký đã cam kết giải quyết tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình, thông qua đàm phán trực tiếp.
Tuy nhiên, tháng 3 năm nay, tất cả mọi chuyện này thay đổi một lần nữa. Trung Quốc tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, mà trong ngôn ngữ ngoại giao bình thường có nghĩa là vấn đề mà Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ (các nhà lãnh đạo trước đây ở Trung Quốc chỉ áp dụng thuật ngữ đó vào Tây Tạng và Đài Loan).
Phải chăng Trung Quốc có sức mạnh quân sự để trở lại tuyên bố như vậy với việc sử dụng vũ lực nếu cần thiết? Hải quân Trung Quốc chắc chắn đang phát triển, nhưng có khả năng không thể làm như thế nếu Hải quân Hoa Kỳ quyết định can thiệp. Điều đó nói rằng, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã xây dựng một căn cứ khổng lồ ở phía Nam đảo Hải Nam, nơi mà các hạm đội gần vùng biển tranh chấp trên biển Đông hơn.
Quân đội Trung Quốc cũng đã phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) mới, tên lửa Đông Phong 21D, rằng PLA muốn trang bị một đầu đạn linh hoạt có thể bắn trúng tàu sân bay hoặc mục tiêu di chuyển khác ở khoảng cách 1.500 km. Quân đội Trung Quốc cho thấy họ tin rằng, chỉ có khả năng như thế sẽ làm cho Hải quân Mỹ chắc chắn ở bên ngoài biển Đông, Đài Loan, hoặc các khu vực tranh chấp khác quanh phạm vi hàng hải của Trung Quốc.
Trong khi đó, các nước ASEAN, đơn giản là không thể hy vọng sẽ cân bằng về mặt quân sự với Trung Quốc một mình, đặc biệt là khi họ thể hiện sự quan tâm rất ít trong việc tổng hợp nguồn lực hạn chế của họ và phát triển một lực lượng quân đội tập thể.
Không như Nam Hàn, Nhật Bản hay Úc, các nước Đông Nam Á thiếu các hiệp ước quốc phòng song phương với Hoa Kỳ, và lập trường của họ thì phức tạp hơn do các mối quan hệ kinh tế cùng có lợi và mở rộng với Bắc Kinh, rằng họ không muốn gây nguy hiểm bằng cách trực tiếp đối đầu với Trung Quốc về việc đòi chủ quyền hàng hải của họ.
Nhưng nỗ lực tránh đối đầu công khai với Bắc Kinh không nên bị nhầm lẫn với việc thiếu hành động – một số quan chức ASEAN đã thúc ép riêng với Washington, để can thiệp vào vấn đề biển Đông nhằm ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc.
Trong khi đó, Việt Nam hăm hở như bất kỳ nước nào trong khu vực để làm việc với Hoa Kỳ, kẻ thù cũ của mình, nhằm cân bằng với nước khổng lồ Trung Quốc. Và có một lịch sử căng thẳng giữa hai nước. Hải quân Việt Nam đã chiến đấu chống lại Trung Quốc vào giữa thập niên 70 và cuối thập niên 1980 trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Gần đây hơn, các nhà chức trách Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố cấm đánh cá trên biển Đông và đã bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam trong khu vực, giữ thiết bị của họ, và chỉ phóng thích họ sau khi họ nộp tiền phạt cho Trung Quốc. Các nhà chức trách Trung Quốc cũng đã cảnh cáo các công ty năng lượng phương Tây không được đàm phán các thỏa thuận khoan dầu ngoài khơi với Chính phủ Việt Nam, nếu không, công việc làm ăn của họ ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
Chống lại việc này, chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà bà Clinton đã đưa ra nhận xét khi ở Hà Nội. Sau đó hải quân Mỹ – Việt Nam tiến hành tập trận chung đã được thấy trong chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ đến cảng Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc cách nay 35 năm, và tàu sân bay USS George Washington cũng tiếp đón phái đoàn quân đội Việt Nam trong khi đi vào vùng biển tranh chấp trên biển Đông, ngoài khơi cảng Đà Nẵng, Việt Nam.
Một lần nữa, có lẽ không có gì ngạc nhiên, quan hệ an ninh ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Washington, đã gây ra phản ứng giận dữ với một nhà bình luận Trung Quốc, cảnh báo rằng Hoa Kỳ đang cố gắng xây dựng khối “NATO ở châu Á” để kiềm chế Trung Quốc (*).
Viết trên tờ Nhân dân nhật báo, bà Lý Hồng Mai đã cáo buộc chính quyền Obama về “thử nghiệm một [chính sách] mới quỷ quyệt hơn, nhưng rất nguy hiểm cho chiến lược ngoại giao trong khu vực, nơi [Mỹ] giữ quyền bá chủ trong một thời gian dài, để kiềm chế một cường quốc đang lên … theo chiều hướng từ đối đầu cho tới đối đầu với một nước đang lên, Trung Quốc”. Mặc dù thừa nhận rằng một khối “NATO tồn tại thực tế có thể không có … về mặt tâm lý, Mỹ đã tán tỉnh và ép buộc các nước láng giềng của Trung Quốc để tham gia nhóm của họ”.
Nhưng không phải tất cả các áp lực trong khu vực đều can thiệp – các quan chức Mỹ có lý do riêng của họ trong việc thách thức chủ quyền hàng hải với Bắc Kinh.
Theo một tính toán, một phần ba vận chuyển thương mại trên thế giới đi qua vùng biển mà hiện nay, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tuyên bố thuộc về họ. Ngay sau khi nhậm chức, Chính phủ Obama đã nói rõ quyết tâm của mình trong việc thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển quốc tế sau khi tàu và máy bay Trung Quốc đã phát động một chiến dịch phối hợp để sách nhiễu các tàu giám sát hàng hải của Mỹ trên biển Đông. Tình tiết gay cấn nhất xảy ra hồi tháng 3 năm 2009, khi các thủy thủ Trung Quốc đã cố gắng giữ thiết bị phát hiện tàu ngầm (sonar buoy) rằng tàu USNS Impeccable đã được sử dụng để khảo sát căn cứ hải quân mới của Trung Quốc trên đảo Hải Nam và tàu ngầm của Trung Quốc trong khu vực.
Cho nên với sự kết hợp các căng thẳng trong khu vực và lợi ích riêng, sẽ sớm có một cuộc đụng độ quân sự Trung – Mỹ tính toán trước?
Vào thời điểm này, ít nhất có vẻ như rất khó cho các lợi ích kinh tế hai nước và khuynh hướng của Bắc Kinh rõ ràng là phải đợi cho đến lúc, trong khi Trung Quốc, gần đây trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, tiếp tục tăng trưởng hoà bình trên khả năng toàn cầu.
Nhưng khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự do tính toán sai lầm không thể được loại trừ. Biết được điều này, Washington sẽ làm tốt để cân nhắc, liệu thực sự có đáng để đưa một tàu sân bay vào Hoàng Hải hay không. Động lực thì cao quý, giúp đồng minh Nam Hàn bằng cách làm nổi bật sự hỗ trợ quân sự cho Seoul. Nhưng hành động như thế là liều lĩnh, làm hư hại các nỗ lực để có được sự giúp đỡ của Bắc Kinh đối phó với Bình Nhưỡng. Điều đó nói rằng, vấn đề diễn tập quân sự phải tách rời với tuyên bố của bà Clinton, trong đó ảnh hưởng có lợi qua việc nhấn mạnh sự quan tâm của Washington, về việc phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ biển Đông.
Năm ngoái, Hoa Kỳ cho thấy sự quyết tâm tiếp tục giám sát hàng hải và tự do đi lại trên biển Đông mặc dù gặp phải một số sự chống đối của Trung Quốc, đưa đến kết quả là bị Trung Quốc quấy rối ở đó. Nếu cả hai bên đều có lý, không có lý do vì sao sự bất đồng mới nhất này không được kiểm soát.
——
(*) Bài viết của bà Lý Hồng Mai: “Mỹ xây dựng một phiên bản NATO ở châu Á”, đăng trên tờ Nhân dân nhật báo ngày 12 tháng 8.
Ngọc Thu dịch
Dịch từ: http://the-diplomat.com/2010/08/18/why-us-made-hanoi-move/
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập